Giáo án Ngữ văn 8 tiết 129:Tổng kết phần văn (tt)

Tuần:34 Tiết:129

TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TT)

1. Mục tiêu: Giúp học sinh:

 1.1:Kiến thức :

 Hoạt động 1:

- HS biết: Hệ thống kiến thức các văn bản nghị luận đã học, nắm chắc về đặc trưng thể loại, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn bản.

- HS hiểu: Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như cáo, chiếu, hịch. Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.

 Hoạt động 2:

- HS bieát: Chứng minh một vấn đề, so sánh giữa các văn bản.,

- HS hieåu: Giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học.

 Hoạt động 3:

- HS bieát: Heä thoáng kieán thöùc caùc vaên baûn nhật dụng đã học.

- HS hiểu: chủ đề chính của các văn bản nhật dụng ở các bài đã học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 129:Tổng kết phần văn (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần:34 Tiết:129
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TT)	
1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1.1:Kiến thức : 
à Hoạt động 1: 
HS biết: Hệ thống kiến thức các văn bản nghị luận đã học, nắm chắc về đặc trưng thể loại, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn bản.
HS hiểu: Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như cáo, chiếu, hịch. Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.
à Hoạt động 2:
HS biết: Chứng minh một vấn đề, so sánh giữa các văn bản.,
HS hiểu: Giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học.
à Hoạt động 3: 
HS biết: Hệ thống kiến thức các văn bản nhật dụng đã học. 
HS hiểu: chủ đề chính của các văn bản nhật dụng ở các bài đã học.
1.2:Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học. 
- HS thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
 1.3:Thái độ: 
- HS có thói quen: Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình.
- HS có tính cách: Giáo dục HS lòng yêu thích các tác phẩm văn học nghị luận và văn bản nhật dụng.
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Hệ thống kiến thức các văn bản nghị luận đã học.
- Nội dung 2: Luyện tập.
- Nội dung 3: Hệ thống kiến thức các văn bản nhật dụng đã học.
3. Chuẩn bị:
 3.1: Giáo viên: Các kiến thức liên quan về văn nghị luận, văn bản nhật dụng.
 3.2: Học sinh: Oân lại các văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng đã học.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút)
 8A1: 8A2: 8A3:
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 3 phút)
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học: 
 Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị những gì?
l Oân lại các nội dung về văn bản nghị luận đã học.
à Nhận xét.
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS.
ND bài học
à Vào bài: Vào bài: Tiết trước, cô đã hướng dẫn các em ôn về các tác phẩm thơ. Tiết này , chúng ta sẽ Tổng kết phần văn nghị luận .
 ( 1 phút)
à Hoạt động I: Hướng dẫn HS ôn tập văn nghị luận. 
( 10 phút)
 Trong phần văn nghị luận,, các em đã được học những văn bản nào?
 Nêu tên tác giả, 
hồn cảnh ra đời, xác định thể loại, phương thức biểu đạt của từng văn bản?
 Nêu nội dung chính của các văn bản trên?
 Nêu đặc điểm nghệ thuật cùa từng văn bản?
ĩ Giáo dục HS lòng yêu thích các tác phẩm văn học nghị luận.
à H. động II: Hướng dẫn HS luyện tập.
( 12 phút)
 Qua các VB trong bài 22à 26. 
 Em hãy cho biết thế nào là VBNL. Em thấy văn NL trung đại có gì khác so với NL hiện đại?
 Hãy CM các VBNL kể trên đều có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có tính thuyết phục cao?
 Nêu những nét giống và khác về ND tư tưởng và hình thức thể loại bài 22, 23, 24.
ơ HS thảo luận, trình bày.
 Qua bài 24, vì sao tác phẩm BNĐC được coi là bản tuyên ngôn độc lập? So sánh với sông núi nước Nam?
à H. động III: Hướng dẫn HS Ơn tập về văn bản nhật dụng.
( 10 phút)
 Nhắc lại chủ đề của 3 VB nhật dụng đã học. Chỉ ra PTBĐ chủ yếu ở mỗi VB.
III. Văn nghị luận:
Bảng hệ thống: 
Tác phẩm
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Nghệ thuật
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn
Năm 1010, quyết định dời đô từ Hoa lư ra thành Đại La.
Chiếu
Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.
- Gồm có ba phần chặt chẽ. 
- Giọng văn trang trọng, 
- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại: 
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
-Trước cuộc kháng chiến chống quân mông- Nguyên lần hai(1285)
- Kêu gọi tướng sĩ học tập binh tư yếu lược.
Hịch
Nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
- Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
- Sử dụng phép lập luận linh hoạt
chặt chẽ
- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành
Nước Đại Việt ta
(Trích Bình Ngô Đại cáo)
Ngyễn Trãi
Soạn thảo - 17 -12 - 1428, khi cuộc k/ c chống Giặc Minh hoàn toàn thắng lợi 
Cáo
Thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập
Nghệ thuật hùng biện 
- Viết theo thể văn biền ngẫu.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào.
Bàn luận về phép học 
Nguyễn Thiếp
Là một phần của bản tấu gửi vua Quang Trung khi ông vào Phú Xuân để hội kiến với nhà vua.
Tấu
Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về sự học.
- Lập luận: đối lập quan niệm về việc học
- Có luận điểm rõ ràng lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết, thể hiện tấm lòng chân chính của một trí thức đối với đất nước.
Thuế máu
Nguyễn Aùi Quốc
Thuộc chương I của bản án chế độ thực dân Pháp, gồm 12 chương, viết ở Pa ri năm 1925
Nghị luận hiện đại
Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
- Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Thể hiện giọng điệu đanh thép.
- Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai.
II. Luyện tập:
 1. Văn NL : dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc.
 2. So sánh:
 + NL trung đại: có nhiều từ cổ, cách diễn đạt cổ, nhiều hình ảnh và nhiều tính ước lệ. Mang thế giới quan con người trung đại: tử thiên mệnh, đạo thần chủ, lí tưởng nhân nghĩa.
 + NL hiện đại: Không có những đặc điểm trên. cách hành văn giản dị, câu văn gần với đời sống hàng ngày.
 3. Chứng minh:
 - Có lí: Có luận điểm xác đáng lập luận chặt chẽ.
 - Có tình: Có cảm xúc.
 - Có chứng cứ: Có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
 4. So sánh các bài 22, 23, 24:
 - Giống nhau: Thể hiện niềm tự hào, tinh thần yêu nước tha thiết của dân tộc ta.
 - Khác nhau:
 + Thể loại:
. Chiếu dời đô: Thể chiếu.
. Hịch tướng sĩ: Thể hịch.
. Nước Địa Việt Ta: Thể cáo.
 + Nội dung:
 . Thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, khí phách của dân tộc Đại Việt.
 . Thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.
 . Bản tuyên ngôn độc lập.
 5. Sông núi nước Nam: Khẳng định độc lập dân tộc dựa trên 2 yếu tố: Lãnh thổ và chủ quyền.
 - Nước Đại Việt ta: Chân lí độc lập dân tộc phát triển cao hơn: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán lịch sử riêng, chế độ riêng. 
III. Văn bản nhật dụng:
 a. Ôn dịch, thuốc lá: Phòng chống nạn dịch thuốc lá.
 -Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, lập luận, biểu cảm. Trong đó thuyết minh là chủ yếu.
 b. Bài toán dân số: Cần hạn chế gia tăng dân số.
 - Phương thức biểu đạt : Tự sự, thuyết minh.
 c. Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
 - Phương thức biểu đạt : Thuyết minh, lập luận, biểu cảm. Trong đó thuyết minh là chủ yếu.
4:Tôûng kết : ( 5 phút)
	  Câu 1: Điểm tương đồng về nội dung tư tưởng của các VB “Chiếu, Nước, Hịch, ” là gì?
	 A. Thể hiện khát vọng xây dựng một đất nước hùng mạnh, vững bền.
 B. Thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc.
 C. Thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.
l Đáp án:B
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) 
à Đối với bài học tiết này:
 - Học bài. 
- Học thuộc một số đoạn nghị luận hay, chép lại những câu mà em thích nhất.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài: Thi Học kì II. Ơn lại các nội dung đã học để thi Học kì.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
- SGK, SGV Ngữ văn 8.
- Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 8.

File đính kèm:

  • docngu van 8.doc