Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - Trường THCS Võ Lao

TÔI ĐI HỌC.

 Thanh Tịnh.

A.Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên, qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ văn học

- Giáo dục học sinh sự trân trọng những kỷ niệm, những kí ức tuổi thơ trong sáng.

B.Chuẩn bị :

- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu

- Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK

C. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức:

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 bị:
- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ.
- Học sinh : SGK,SBT, giấy nháp. 
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức : 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A
/ 
8B
/ 
2. Kiểm tra: Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
3.Bài mới : 
 	*Giới thiệu bài mới : Từ câu trả lời của HS giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài mới : Như vậy ở L7 các em đã học 2 mối quan hệ về nghĩa của từ ngữ:
+ Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau rong một câu văn cụ thể.
+ Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu.
Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu một mối quan hệ khác về nghĩa của từ ngữ đó là quan hệ bao hàm : Cấp độ khái....
Ngữ liệu
*GV treo bảng phụ: 
 Sơ đồ
 Động vật
 Thú Chim Cá
 voi, hươu.. tu hú, sáo.. Cá rô, cá thu..
 ? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ : thú, chim, cá ?Vì sao?
 ? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu ? Vì sao?
 ? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo ? Vì sao?
 ? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu ?Vì sao?
? Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ nào? Hẹp hơn nghĩa của từ nào?
 ? Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về phạm vi nghĩa của một từ ngữ ?
 - GV cho các từ : cây, cỏ, hoa. Tìm các từ có nghĩa rộng hơn và hẹp hơn? 
+ Từ có nghĩa rộng hơn: Thực vật.
+ Từ có nghĩa hẹp hơn:
 \ Cây xoan, cây phượng.
 \ Cỏ gà, cỏ mật...
 \ Hoa lan, hoa huệ...
? Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng?
? Thế nào là từ ngữ có nghĩa hẹp?
? Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao?
( Chú ý : Khi so sánh của từ ngữ này với từ ngữ khác thì các từ ngữ ấy phải cùng một từ loại)
? Nội dung bài học hôm nay cần ghi nhớ là gì?
 ? Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
? Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm ?
? Tìm những từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ sau đây.
?Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ sau.
 ? Tìm 3 động từ cùng thuộc một phạm vi trong đó có một từ nghĩa rộng và 2 từ nghĩa hẹp hơn.
I. Bài học :
Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm phạm vi nghĩa của các từ thú, chim, cá.
- Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của từ voi, hươu vì phạm vi của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của từ voi, hươu
Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của từ tu hú, sáo vì phạm vi của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của từ tu hú, sáo.
- Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của từ cá rô, cá thu vì phạm vi của từ cá bao hàm phạm vi nghĩa của từ cá thu, cá rô.
 - Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu .
Nhưng hẹp hơn nghĩa của từ động vật
=> Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
=> Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
=> Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 => Một từ có nghĩa rộng đối với từ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp với từ khác.
* Ghi nhớ (SGK 10)
II.Luyện tập.
1.Bài tập 1(SGK )
a . Y phục
Quần áo 
Quần đùi, Quần dài áo dài, áo sơ mi
b. 
 Vũ khí
 Súng Bom
Súng trường, đại bác Bom bi, bom ba càng
2.Bài tập 2(SGK )
a. Chất đốt
b. Nghệ thuật d. Nhìn
c. Thức ăn e. Đánh
3.Bài tập 3(SGK )
a. Xe cộ: ô tô, xe máy, xe đạp...
b. Kim loại : Sắt, đồng, vàng, bạc...
c. Hoa quả : cam, quýt, mít, dứa...
d. Họ hàng :Cô, dì, chú, bác, cậu, mợ...
e. Mang : xách, khiêng, gánh...
4.Bài tập 4(SGK )
a. Thuốc lào
b. Thủ quỹ.
c. Bút điện.
d. Hoa tai.
5.Bài tập 5(SGK )
- Khóc : Nghĩa rộng
- Nức nở, sụt sùi: Nghĩa hẹp
4. Củng cố:
- Khái niệm từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài 
- Làm các BT 6, 7 trong SBT NV8.
- Chuẩn bị bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 
Tiết 4 
Soạn: 21 / 8 / 2010 
Giảng: / 8/ 2010 
tính thống nhất về chủ đề văn bản
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh nắm được:
- Chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Biết viết một đoạn văn đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, SBT.
- Học sinh : SGK, SBT, chuẩn bị bài.
C.Tiến trình lên lớp:
1.Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A
/ 
8B
/ 
2. Kiểm tra: Hãy nhắc lại các bước trong quá trình tạo lập văn bản?
3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài: 
 * Ngữ liệu 
- Đọc văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.
 ? Tác giả nhớ những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình.
 ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả.?
 ?Qua đây em cho biết chủ đề của văn bản là gì?
 ? Qua việc tìm hiểu ngữ liệu trên, em hãy cho biết thế nào là chủ đề của văn bản?
 ? Căn cứ vào đâu mà em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
- Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi trong buổi tựu trường đầu tiên? Em hãy tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời?
? Tìm các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của “tôi” khi cùng mẹ đến trường và khi cùng các bạn vào lớp?
(GV:Toàn mạch truyện hướng về chủ đề của văn bản ->Ta nói văn bản này có tính thống nhất về chủ đề )
? Em hiểu thế nào về tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản theo những yêu cầu dưới:
 +Hãy cho biết văn bản này viết về đối tượng nào và về vần đề gì?
+Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào?
+ Theo em có thể thay đổi trật tự sắp xếp này có được không? Vì sao?
+ Nêu lên chủ đề của văn bản?Chủ đề ấy được thể hiện như thế nào trong toàn văn bản -> Hãy chứng minh điều đó?
? Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản?
 -Trao đổi nêu ý kiến : ý nào sẽ làm cho bài viết lạc đề?
-Học sinh trao đổi bổ sung, lựa chọn các từ, các ý sát với yêu cầu của đề bài.
I.Bài học. 
1.Chủ đề của văn bản:
- Nhớ ngày đầu tiên được mẹ đưa tới trường nhìn thấy ngôi trường, thấy các bạn, mọi người... khi vào chỗ ngồi và đón tiết học đầu tiên.
- Không bao giờ quên ngày tựu trường đầu tiên với sự ngây thơ, trong sáng hồn nhiên của cậu học trò. 
- Chủ đề văn bản: là dòng hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên trong ngày đầu tựu trường của mình)
=> Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
- Thể hiện qua nhan đề của văn bản : Nói về việc đi học của chính tác giả.
- Đại từ “tôi”, các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp lại nhiều lần .
- Các câu văn đều nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên của “tôi” :
+Hằng năm... lòng tôi cứ náo nức những... mơn man của buổi tựu trường.
+Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy.
+ Hai quyển vở mới...nặng.
+ Tôi bặm tay ghì....chúi xuống đất...
- Hằng năm... lòng tôi lại nao nức...
- Quên thế nào được những cảm giác...
- Lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
-Trên đường cùng mẹ tới trường: 
+ Con đường quen đi lại lắm lần -> thấy lạ, cảnh vật xung quanh đều thay đổi.
+ Thay đổi hành vi: Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa -> đi học, cố như một cậu học trò thực sự.
-Trên sân trường:
+ Cảm nhận về ngôi trường :
 \ Trước đây: Trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng
 \ Hiện tại:Trường xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng...
-> Tâm trạng lo sợ vẩn vơ.
+ Cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng khi xếp hàng vào lớp : đứng nép..., chỉ dám nhìn một nửa, đi từng bước nhẹ... nức nở khóc.
- Trong lớp học: 
Thấy hình gì cũng là lạ và hay hay-> thấy quen dần và hứng thú hơn trong giờ học đầu tiên
=> Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
=> Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần trong văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
* Ghi nhớ : SGK tr 12.
II.Luyện tập
1.Bài 1(SGK)
 Văn bản:Rừng cọ quê tôi
a. Đối tượng: rừng cọ quê tôi.
->Giới thiệu rừng cọ quê mình và sự gắn bó của rừng cọ với cuộc sống và con người nơi đây.
- Cách trình bày:
+Giới thiệu chung về rừng cọ 
+Tả cây cọ 
+Tác dụng của cây cọ 
+Sự gắn bó với cây cọ của người dân quê
-> Sắp xếp hợp lý, không thay đổi
b. Chủ đề: giới thiệu rừng cọ và tình cảm gắn bó của người dân Sông Thao với rừng cọ quê hương.
c.Từ ngữ, câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản:
+Nhan đề: Rừng cọ quê tôi 
+ Miêu tả rừng cọ: Rừng cọ trập trùng, thân cọ, lá cọ, búp cọ .
+ Sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống người dân: nhà cửa, trường học núp dưới rừng cọ. Chổi cọ, móm cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ om...
d. – Từ ngữ : rừng cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, trái cọ...
- Câu văn : 
+ Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ
+ Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
2.Bài tập 2(SGK)Trao đổi nhóm, tìm ý sẽ làm cho bài viết lạc đề 
-Các phần b, d.
3.Bài tập 3(SGK )
* Có những ý lạc chủ đề : c, g
* ý: b, e thiếu tập trung vào chủ đề.
* Có thể điều chỉnh, lựa chọn như sau:
a.Cứ mùa thu về mỗi lần thấy các em nhỏ... lòng tôi lại nao nao, rộn rã, xốn xang...
b.Cảm thấy con đườngđến trường tự nhiên thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi.
c. Muốn thử cố gắng...thực sự.
d. Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều thay đổi.
e.Cảm thấy gần gũi thân thương với lớp học với người bạn mới.
4.Củng cố:
 - Chủ đề của văn bản là gì?
 - Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học ghi nhớ.
 - Làm bài tập trong SBT NV 8
 - Soạn:Trong lòng mẹ.
Duyệt giáo án ngày tháng năm 2010

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 1.doc
Bài giảng liên quan