Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS Võ Lao

ÔN DỊCH THUỐC LÁ.

 Nguyễn Khắc Viện

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng

- Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

- Có ý thức phòng chống thuốc lá cũng như các tệ nạn xã hội khác ở cộng đồng

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, một số tư liệu về tác hại của thuốc lá

- Học sinh: Chuẩn bị bài, SGK, SBT, sưu tầm tranh ảnh về tác hại của thuốc lá.

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ó tác dụng gì?
* Ngữ liệu 3 (SGK 127) 
? Để người đọc hiểu được công dụng của cây dừa, hiểu được mức độ tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường tác giả đã trình bày như thế nào?
? Theo em phương pháp thuyết minh trên của TG có tác dụng gì?
? Lấy thêm ví dụ trong các văn bản đã học? 
(TL: “Ôn dịch, thuốc lá”)
*Ngữ liệu 4: ( SGK 127)
 ? Chỉ ra các ví dụ và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá ở những nơi công cộng? 
? Vậy thế nào là phương pháp nêu ví dụ?
*Ngữ liệu 5 (SGK 127, 128)
- “Các nhà khoa học ... cực kì to lớn”
? Đoạn văn cung cấp những số liệu nào? Vai trò của những số liệu đó
? Dùng số liệu trong thuyết minh là làm gì?
* Ngữ liệu 6: (SGK 125)
+ “Biển TBD.... bằng ba đại dương... gấp 14 lần Bắc Băng Dương”
? Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trên
? Cho các ví dụ từ các văn bản đã học 
( VB "Ôn dịch, thuốc lá": Tác hại của thuốc lá còn hơn cả AIDS, sự đáng sợ của thuốc lá như cái đáng sợ của tằm ăn lá dâu)
? Có thể sử dụng phương pháp nào khi thưyết minh?
* Ngữ liệu 7: 
? Trong văn bản “Huế” tác giả đã trình bày những đặc điểm của Huế theo những mặt nào? Tác dụng ?
 -> Phương pháp phân tích phân loại?
? Qua cách viết của tác giả em học tập được gì về phương pháp thuyết minh này?
(Phương pháp phân tích :Với những loại sự vật đa dạng chia ra từng loại để trình bày; đối với sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt chia ra từng bộ phận, từng mặt để trình bày) 
Học sinh đọc ghi nhớ.
? Phạm vi thể hiện vấn đề thể hiện trong bài viết: “Ôn dịch, thuốc lá”?
? Bài " Ôn dịch thuốc lá " đã sử dụng các phương pháp thuyết minh ? 
? Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào?
? Văn bản " Ngã ba Đồng Lộc " sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
Đọc yêu cầu bài tập 4.
Yêu cầu học sinh trình bày ý kiến.
I. Bài học:
A. Tìm hiểu phương pháp thuyết minh
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm một bài văn thuyết minh
-Tri thức về: sự vật (cây dừa); về khoa học ( lá cây có màu xanh lục, con giun đất); về lịch sử (KN Nông Văn Vân ); về văn hoá (Huế)
- Phải quan sát, tìm hiểu đối tựơng: màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc trưng...
- Phải học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách báo , tư liệu, từ điển.
- Tích luỹ tri thức: Qua học tập,đọc sách báo tài liệu, tham khảo thực tế -> Tích luỹ tri thức
=> Muốn có tri thức để làm một bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
 Lưu ý: Cần nắm bắt được bản chất, đặc trưng của đối tượng, để tránh sa vào trình bày những sự kiện không tiêu biểu, không quan trọng. 
2. Phương pháp thuyết minh
- Để bài văn thuyết minh thuyết có sức phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh:
a. Phương pháp nêu định nghĩa:
- Câu văn ở đầu bài đầu đoạn, giữ vai trò giới thiệu
- Câu trần thuật đơn có từ “ là”
- Quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm công dụng riêng
-> giúp người đọc hiểu về đối tượng
b. Phương pháp liệt kê: 
-Tác giả sử dụng phương pháp liệt kê các công dụng, tác hại của hai sự vật 
-> Kể ra đặc điểm, tính chất của sự vật theo trật tự nào đó
-> Hiểu sâu sắc, toàn diện về đối tượng được thuyết minh
c. Phương pháp nêu ví dụ:
 Ví dụ : ở Bỉ-> vấn đề cụ thể hơn, dễ nắm bắt và có sức thuyết phục
-> Dẫn ra các ví dụ làm vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể dễ hiểu, có sức thuyết phục
d. Phương pháp dùng số liệu 
- Các số liệu: 20%; 3%; 600kg; 500 năm; 1ha---->Làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố, tăng sức thuyết phục với người đọc
-> Dùng các số liệu chính xác, có cơ sở thực tế--> Sức thuyết phục cao, người đọc tin vào vấn đề
e. Phương pháp so sánh :
 -So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại -> Nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh
- Tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho đối tượng được thuyết minh
g. Phương pháp phân loại, phân tích:	
- Mặt tự nhiên(địa lý)
- Công trình kiến trúc của Huế
- Những sản phẩm đặc biệt của Huế
- Những món ăn
- Tinh thần chiến đấu kiên cường
-> Người đọc hiểu, cảm nhận được vể đẹp của người Huế một cách rõ ràng, cụ thể
-> phân tích: chia nhỏ đối tượng
-> phân loại : chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề-> hiểu đối tượng đầy đủ, toàn diện 
 * Ghi nhớ (SGK 123)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1( SGK128)
- Kiến thức của một bác sỹ
- Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội 
- Kiến thức của người có tâm huyết đối với vấn đề xã hội bức xúc
-> Các kiến thức này rất đúng đắn và đáng tin cậy
2. Bài tập 2 ( SGK 128)
+ So sánh đối chiếu 
+ Liệt kê
+ Nêu ví dụ 
+ Nêu số liệu 
+ Phân tích từng tác hại
3. Bài tập 3( SGK 129)
- Kiến thức trong bài chính xác, cụ thể 
- Phương pháp thuyết minh
- Dùng số liệu sự kiện cụ thể
4.Bài tập 4( SGK 129)
- Cách phân loại của bạn lớp trưởng với những học sinh yếu trong lớp tương đối hợp lý 
- Ta cũng có thể phân loại theo cách khác 
4. Củng cố: 
- Nêu các phương pháp thuyết minh?
- Trình bày một vài ví dụ có sử dụng các phương pháp thuyết minh trên?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài . Làm các bài tập hoàn chỉnh 
- Đọc các bài thuyết minh trong sách báo, tài liệu.
- Soạn bài: Bài toán dân số.
Tiết 48 
Soạn: 06 / 11 / 2010 
Giảng: 11 / 11 / 2010 
Trả bài kiểm tra văn- tập làm văn số 2.
A.Mục tiêu cần đat:
Qua giờ trả bài giúp học sinh khắc sâu những kiến thức, kĩ năng đã học;
Học sinh nhận ra được những ưu điểm, những tồn tại trong khi làm bài để từ đó biết cách tự chữa bài
Rèn kỹ năng làm bài, kĩ năng tạo lập văn bản
B. Chuẩn bị: 
- GV: Chấm, chữa bài
- HS: Ôn tập kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra
C.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
Lồng trong giờ trả bài
3. Bài mới:
Hãy lựa chọn phương án đúng?
Hai từ còn thiếu là những từ nào?
Phân tích chỉ rõ tính quan trọng và rất hay của hai từ đó trong đoạn văn?
? Xác định được ngôi kể, nội dung kể?
? Yêu cầu ngôn ngữ kể?
? Bài viết cần có bố cục như thế nào? ? Nội dung chính của từng phần?
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài 
Xác định nội dung yêu cầu đề?
Phần mở bài cần đạt nội dung gì?
Các ý triển khai ở phần mở bài?
Dự kiến đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài viết như thế nào?
Phần kết bài có những nội dung gì?
Giáo viên nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong bài làm của học sinh.
Giáo viên trả bài và yêu cầu học sinh chữa bài
I. Hướngdẫn xây dựng đáp án
1. Bài kiểm tra văn
A. Phần trắc nghiệm:
1
2
3
4
5
6
B
D
A
B
B
1.B; 2.D; 3.A; 4.C
B. Phần tự luận:
Câu 1:
* Nhớ đúng hai từ, điền đúng vào vị trí thiếu trong đoạn văn 
“ Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mén của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”
* Phân tích chỉ rõ tính quan trọng và rất hay của hai từ đó trong đoạn văn:
+ Gọi đúng hiện tượng từ Tiếng Việt được sử dụng 
- Móm mém: Từ láy tượng hình
- Hu hu: Từ láy tượng thanh.
+ Phân tích tác dụng : Tác giả sử dụng hai từ láy tượng hình và tượng thanh để miêu tả chân dung ngoại hình và tâm trạng đau đớn, ân hận của lão hạc khi kể chuyện bán con Vàng một cách cụ thể và sinh động. Đó là cách kết hợp khéo léo giữa kể và tả.
Câu 2:
- Xác định được ngôi kể: ngôi thứ nhất- người kể chuyện xưng tôi
- Nội dung: Tôn trọng nội dung cơ bản của câu truyện
- Ngôn ngữ sáng tạo
- Bố cục: ba phần.
* Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài: 
- Giới thiệu bối cảnh, sự việc, nhân vật.
B. Thân bài: 
Trình bày diễn biến sự việc:
- Lúc đầu do không bán được diêm nên tôi không dám về nhà, tôi tìm chỗ để tránh rét.
- Sau đó tôi đã đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm cho mình và các mộng tưởng lần lượt hiện ra sau mỗi lần tôi quẹt diêm.
C. kết bài: 
 	Kết cục câu chuyện.
II. Bài tập làm văn số 2
 * Đề bài:
Kể lại kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu thích.
1. Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý
* Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Nội dung: Kỉ niệm đáng nhớ về con vật nuôi.
- Giới hạn: 
Ngôi kể thứ nhất
 Kỉ niệm sâu sắc
 * Lập dàn ý
 A. Mở bài: 
Giới thiệu sự việc, nhân vật hoặc tình huống xảy ra câu chuyện, hoặc hoàn cảnh gợi nhớ câu chuyện 
B. Thân bài: Kể diễn biến sự việc 
+ Hoàn cảnh có con vật nuôi, tình cảm lúc đầu với con vật ( Con vật xuất hiện ở nhà mình khi nào, như thế nào) 
+ Kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ về con vật (kỉ niệm có thể là kỉ niệm vui, thú vị, có thể kỉ niệm buồn ) 
( Sử dụng yếu tố miêu tả: tả hình dáng, màu sắc, hoạt động, dáng vẻ của con vật; ánh mắt, thái độ của con vật.
Sử dụng yếu tố biểu cảm: tình cảm của em với con vật, tình cảm của con vật với em. 
 C. Kết bài: 
Kết cục sự việc
Suy nghĩ, tình cảm với con vật
II. Nhận xét:
* Bài kiểm tra văn:
1. Ưu điểm:
- Đa số nắm được yêu cầu của đề
- Nắm được kiến thức cơ bản
- Thuộc bài.
- Một số bài trình bày sạch, đẹp, rõ ràng
2. Tồn tại:
 Còn nhiều học sinh lười học, chưa nắm được kiến thức cơ bản 
- Chưa xác định rõ yêu cầu, làm thiếu hoặc thừa ý.
- Một vài bài lạc đề : kể tóm rắt văn bản, chưa xác định đúng ngôi kể, chưa biết kể sáng tạo 
- Một số bài viết bẩn, sai nhiều lỗi thông thường
* Bài viết số 2:
1. Ưu điểm:
- Hiểu yêu cầu của đề, không có bài lạc đề
- Biết đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài tự sự
- Một số bài biết xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.
- Cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt
- Một số bài trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
Bài viết tốt: Hà, Trang, Thuỷ
b.Tồn tại:
- Một số bài chưa sáng tạo, sao chép trong sách tham khảo.
- Cốt truyện sơ sài, đơn giản, chưa hấp dẫn
- Chưa chú ý tập trung kể kỉ niệm sâu sắc
- Một số bài ít đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm, chưa biết dựng đoạn đối thoại
- Nhiều bài sai lỗi chính tả, dùng từ chưa đúng, diễn đạt lủng củng, chữ viết thiếu cẩn thận
III. Chữa bài:
- Đọc và xem lại bài và đối chiếu với đáp án đã xây dựng
- Học sinh đọc và tự chữa lỗi trong bài của mình.
4. Củng cố: 
 - Em rút ra được kinh nghiệm gì sau hai bài kiểm tra?
5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học bài, ôn tập kiến thức có liên quan
Duyệt giáo án, ngày 8 tháng 11 năm 2010

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 12.doc