Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Võ Lao
TUẦN 2
Tiết 5
TRONG LÒNG MẸ.
Trích: “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Nắm được những nét chính về tác giả Nguyên Hồng và tác phẩm “Những ngày thơ ấu”
- Hiểu tình cảnh đáng thương, nỗi đau, tình yêu thương mẹ của nhân vật bé Hồng.
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ văn học
- Giáo dục học sinh sự cảm thông chia sẻ với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Soạn bài, SGK, SGV, sưu tầm ảnh chân dung tác giả.
- Học sinh: Soạn bài, SGK, SBT.
ản. - Soạn bài: Tức nước vỡ bờ Tiết 7 Soạn: 23 / 8 / 2010 Giảng: 3 / 9/ 2010 Trường từ vựng. A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết cách lập các trường từ vựng - Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như: đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá... - Có ý thức sử dụng các từ cùng trường từ vựng trong khi nói viết. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV,SBT. - Học sinh : SGK, SBT. C.Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 8A / 8B / 2. Kiểm tra: - Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? Từ ngữ nghĩa hẹp? Cho ví dụ? - Kiểm tra phần bài tập của học sinh ở nhà. 3. Bài mới: * Ngữ liệu - Đọc ngữ liệu trong SGK trang 21. ? Tìm những từ in đậm? - Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi đầu, cánh tay, miệng dùng để chỉ đối tượng người, động vật hay sự vật? Vì sao em biết? ? Nếu tập hợp các từ ấy thành một nhóm thì nhóm từ ấy có nét chung về nghĩa là gì? -> Các từ ấy đều nằm trong một trường nghĩa. ? Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ? ( VD: Dụng cụ nấu nướng : nồi, chảo, xoong - Đọc ví dụ ở phần a tr 21, 22. ? Trường từ vựng về mắt bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào? ( 5 trường từ vựng nhỏ) -> Em rút ra lưu ý thứ nhất là gì? ? Các từ thuộc trường bộ phận của mắt, đặc điểm của mắt, hoạt động của mắt thuộc những từ loại nào? ? Vậy các từ trong một trường từ vựng có giống nhau về từ loại không? ?Từ ngọt trong ví dụ c là từ có một nghĩa hay nhiều nghĩa? Vì sao em biết? ? Từ ngọt nằm trong mấy trường từ vựng? ( 3 trường từ vựng) => Từ nhận xét trên em rút rs lưu ý thứ 3 là gì? - Đọc ví dụ phần d trang 22. ? Các từ in đậm vốn được dùng để chỉ người hay vật? Tác giả đã dùng các từ trên để chỉ đối tượng nào? Tác dụng? ? Tác giả chuyển trường từ vựng bằng cách sử dụng biện pháp tu từ nào? ( Nhân hóa) ? Vậy trong văn thơ, trong cách nói hằng ngày nếu biết chuyển trường từ vựng hợp lí sẽ có tác dụng gì? ? Trường từ vựng và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ? - Học sinh đọc ghi nhớ. ? Đọc văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”? ? Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ sau? ? Các từ in đậm thuộc trường từ vựng nào? ? Xếp các từ vào đúng trường từ vựng? ? Tìm các trừng từ vựng của mỗi từ sau? - I. Bài học: 1. Trường từ vựng: - Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi đầu, cánh tay, miệng -> Chỉ người : các từ đều nằm trong một câu văn có ý nghĩa xác định - Chỉ bộ phận cơ thể người. àLà tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 2. Lưu ý: a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. - Bộ phận của mắt : Danh từ. - Đặc điểm của mắt : Tính từ. - Hoạt động của mắt : Động từ. b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. - Từ nhiều nghĩa có một nghĩa chính và 2 nghĩa chuyển. c. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể tùy thuộc nhiều trường tự vựng khác nhau. - Chuyển trường từ vựng “người” sang trường từ vựng “thú vật”-> tăng giá trị nghệ thuật của từ ngữ, đối tượng trở nên gần gũi, thân thiết -> tăng khả năng diễn đạt) d. Chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt. ( Trường từ vựng : tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa -> Các từ có thể khác nhau về từ loại. - Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Tập hợp các từ có quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng, hẹp, cùng từ loại . Ví dụ:(Cá-> Nghĩa rộng; Cá rô, cá thu -> nghĩa hẹp ) * Ghi nhớ : SGK II. Luyện tập: Bài 1: Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”: thầy, mợ, mẹ, con, anh, em. Bài 2: a. Dụng cụ đánh bắt thủy sản. b. Dụng cụ để đựng. c.Hoạt động của chân. d. Trạng thái tâm lí. e. Tính cách. g. Dụng cụ để viết. Bài 3: - Trường từ vựng chỉ thái độ. Bài 4: - Khứu giác : mũ, thơm, thính, điếc. - Thính giác : Tai, nghe, điếc, thính, rõ. Bài 5: a. Lưới: - Trường dụng cụ đánh bắt thủy sản: lưới, nơm - Trường đồ dùng cho chiến sĩ: lưới (chắn đạn), võng, tăng, bạt. - Trường các hoạt động săn bắt của con người : lưới(chim), bẫy, bắn, đặt b. Lạnh: - Trường thời tiết và nhiệt độ: lạnh, hanh, ẩm, mát. - Trường tính chất của thực phẩm : lạnh, nóng. - Trường tính cách tâm lí hoặc tình cảm của con người : lạnh, ấm. c. Tấn công. - Trường các chiến lược, chiến thuậttác chiến quân đội : phản công, tấn công. - Trường lối đi trong bóng đá: tấn công, phòng ngự. 4. Củng cố: - Thế nào là trường từ vựng? Cần lưu ý những gì? - Tác dụng khi sử dụng từ cùng một trường từ vựng trong tạo lập văn bản? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học ghi nhớ. - Làm bài tập 6, 7( SGK) và các bài tập trong SBT NV8. - Chuẩn bị bài : Bố cục của văn bản. ******************************* Tiết 8 Soạn: 25 / 8 / 2010 Giảng: 3 / 9 / 2010 Bố cục của văn bản. A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp những nội dung trong phần thân bài. - Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc. B.Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, SGV. - Học sinh: Đọc trước bài, SGK, SBT. C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức : Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 8A / 8B / 2. Kiểm tra: - Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là một văn bản có tính thống nhất về chủ đề? 3. Bài mới: * Ngữ liệu Học sinh đọc văn bản trong SGK. ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? chỉ ra ranh giới các phần? ? Giữa các câu trong văn bản trên có mối quan hệ với nhau ntn? ? Các phần ấy đều có mục đích chung là gì? => Việc tổ chức các đoạn trong một VB để làm nổi bật chủ đề của văn bản như trên gọi là bố cục của văn bản ? Vậy em hiểu thế nào là bố cục của văn bản? Bố cục của văn bản gồm mấy phần? ? Nhiệm vụ của từng phần là gì? ? Các phần có mối quan hệ với nhau ntn? ? Trong 3 phần của bố cục phần nào ngắn gọn dễ triển khai phần nào phức tạp, khó tổ chức sắp xếp? ? Phần thân bài của Vbản Tôi đi học kể về những sự kiện nào? ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào? ? Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong Vbản Trong lòng mẹ? ? Diến biến tâm trạng bé Hồng theo trình tự nào? Sắp xếp như vậy có phù hợp không? Vì sao? ? Khi tả người, con vật, phong cảnh em sẽ lần lượt m/tả theo trình tự nào? ? Các sự việc trong văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng được sắp xếp ntn? Sắp xếp như vậy có tác dụng gi? ? Việc sắp xếp nội dung phần thân bài trong văn bản tùy thuộc vào yếu tố nào? ? Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự nào? ? Bài học cần ghi nhớ những nội dung gì? ? Xác định yêu cầu của bài? Đọc yêu cầu bài tập 2 -> Nhớ lại bài phân tích ở tiết 5,6 tìm trật tự? ? Cách sắp xếp trong phần thân bài đã hợp lí chưa? (Gợi ý: Nhớ lại trình tự của 1 bài chứng minh đã học ở lớp 7) I. Bài học: 1. Bố cục của văn bản. * Bố cục văn bản gồm 3 phần: - Phần 1: “Ông Chu Văn An không màng danh lợi”- Giới thiệu ông Chu Văn An - Phần 2: “Học tròvào thăm” - Công lao, uy tín và tính cách của ông Chu Văn An - Phần 3: “Khi ông mất” - Tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An * Mối quan hệ giữa các phần: - Ba phần gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, còn phần sau là sự nối tiếp phần trước. - Đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là: Người thầy đạo cao đức trọng. => Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục 3 phần: MB, TB, KB + Phần mở bài: Nêu ra chủ đề của văn bản + Phần thân bài: thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. + Phần kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản 2. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản: * Những kỉ niệm đáng nhớ trong buổi tựu trường đầu tiên: + Trên đường đến trường + Đứng ở sân trường, ông đốc gọi tên vào lớp. + Bước vào lớp học. -> Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian. * Tình thương mẹ, thái độ căm ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. - Niềm vui sướng cực độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. - Thời gian trước -> sau => phù hợp nổi bật : Tình thương mẹ & niềm sung sướng hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ . * Khi tả người, con vật, phong cảnh: - Tả phong cảnh: trình tự không gian - Tả người, vật, con vật: chỉnh thể -> bộ phận - Tả người: tình cảm. cảm xúc. * Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao: học trò đông, đỗ cao, giữ những trọng trách vua vời ra dạy thái tử. - Các sự việc nói về Chu Văn An là người đạo đức được học trò kính trọng: trả mũ áo từ quan. Học trò thăm đều giữ lễ. -> Nổi bật chủ đề. => ND phần thân bài trình bày tùy thuộc vào: kiểu VB, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. - Thường sắp xếp theo trình tự: +Thời gian, không gian + Sự phát triển của sự việc + Theo mạch suy luận * Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập: Bài 1: Phân tích trình bày ý: a. Trình tự không gian: nhìn xa -> đến gần-> đến tận nơi-> đi xa dần b. Trình tự thời gian: về chiều -> hoàng hôn c. Theo mạch suy luận bàn về: mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và các truyền thuyết. Đ1: Nêu luận điểm Đ2,3: Luận cứ làm rõ cho luận điểm - Đ2:Sắp xếp theo thứ tự: sự thật-> tưởng tượng - Đ3: Sắp xếp theo thứ tự : tưởng tượng -> sự thật. Bài 2: Trình bày ý, sắp xếp ý: Lòng thương mẹ của chú bé Hồng - Phản ứng khi nghe những lời giả dối, thâm độc, xúc phạm của bà cô đối với mẹ. - Cảm giác sung sướng cực điểm khi gặp lại mẹ, nằm trong lòng mẹ. Bài 3: - Cách sắp xếp chưa hợp lí vì: + Chứng minh vấn đề khi chưa giải thích vấn đề (a-b) + Phần b các ý nhỏ chưa hợp lí -> Nghĩa đen của cả câu TN -> Nghĩa bóng của cả câu TN => Học sinh sửa lại 4. Củng cố: - Bố cục của văn bản là gì? - Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học ghi nhớ - Làm bài 3, 4 (SBT). - Chuẩn bị viết bài TLV (tiết 11+12). - Soạn :Tức nước vỡ bờ. Duyệt giáo án, ngày 30 tháng 8 năm 2010
File đính kèm:
- NV8- Tuan 2.doc