Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Tân Hiệp

TUẦN 22

Tiết 81

Văn bản

1. MỤC TIÊU:Giúp HS

* Hoạt động 1:

1.1. Kiến thức::

- HS biết: Sơ giản về tác giả.

- HS hiểu: Đặc điểm của thể loại thơ tự do.

1.2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- HS thực hiện được: Khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- HS thực hiện thành thạo: Nhận biết thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt.

1.3. Thái độ: Giáo dục HS

- Thói quen: Đọc, tìm hiểu chú thích SGK.

- Tính cách: Tích cực chuẩn bị bài ở nhà.

* Hoạt động 2:

1.1. Kiến thức:

- HS biết: Đ­îc niềm vui, sảng khoái của Hồ Chí Minh trong những ngày sống và làm việc gian khổ ở hang Pác Bó: qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ cách mạng vừa như là một vị khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhập với thiên nhiên.

- HS hiểu: Giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật rất cổ điển nhưng cũng rất mới mẻ và hiện đại.

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hãy kể tên những danh lam thắng cảnh mà em thích?
- Một số danh lam thắng cảnh ở thành phố Đà Lạt: hồ Xuân Hương, Thung lũng Tình Yêu, Thiền Viện Trúc Lâm, hồ Tuyền Lâm
5.2: Hướng dẫn học tập: ( 1’)
* Đối với tiết học này:
- Đọc, tham khảo một số bài văn thuyết minh
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép, thu thập tài liệu về một số danh lam thắng cảnh ở địa phương
- Tập viết đoạn mở bài và kết bài
* Đối với tiết học sau:
- Chuẩn bị:“Ôn tập về văn thuyết minh” 
Trả lời câu hỏi vào vở soạn.
6. PHỤ LỤC: Không có
hïïõ&õïïg 
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
TUẦN 22
Tiết 84
Tập làm văn
Ngày dạy: 14/1/2014	
1. MỤC TIÊU:Giúp HS
* Hoạt động 1:
1.1. Kiến thức:
- HS biết: củng cố nắm vững kiến thức về văn bản thuyết minh, các kiểu bài thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, bố cục lời văn trong văn bản thuyết minh, các bước, các khâu chuẩn bị và làm văn thuyết minh.
- HS hiểu: Cách viết một bài văn thuyết minh .
1.2. Kĩ năng: 
* Kĩ năng bài học:
- HS thực hiện được: Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, thu chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong văn bản thuyết minh. 
- HS thực hiện thành thạo: Viết bài văn thuyết minh.
1.3. Thái độ: Giáo dục HS
- Thói quen: Viết bài văn thuyết minh cho đúng.
- Tính cách: Tích cực trong học tập.
* Hoạt động 2:
1.1. Kiến thức:
- HS biết: củng cố nắm vững kiến thức về văn bản thuyết minh, các kiểu bài thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, bố cục lời văn trong văn bản thuyết minh, các bước, các khâu chuẩn bị và làm văn thuyết minh.
- HS hiểu: Cách viết một bài văn thuyết minh .
1.2. Kĩ năng: 
* Kĩ năng bài học:
- HS thực hiện được: Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, thu chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong văn bản thuyết minh. 
- HS thực hiện thành thạo: Viết bài văn thuyết minh.
1.3. Thái độ: Giáo dục HS
- Thói quen: Viết bài văn thuyết minh cho đúng.
- Tính cách: Tích cực trong học tập.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC: Ôn tập về văn thuyết minh.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV : - Nội dung bài học.
3.2. HS: - Trả lời các yêu cầu SGK vào vở soan.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sỉ số HS 
 Lớp 8A1: / Lớp 8A2: / Lớp 8A3: / 
4.2: Kiểm tra miệng: (5’)
Câu 1: Hãy trình bày thế nào là giới thiệu về một danh lam thắng cảnh? (6đ)
Câu 2: Các kiểu văn thuyết minh đã học? (2đ)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (2đ)
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Câu 1: ( 6đ)
-Muốn viết bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.
 Bài giới thiệu nên có đầy đủ bố cục 3 phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bìmh luận thì sẽ hấp dẫn hơn; tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp. Lời văn cần chính xác và biểu cảm.
Câu 2: ( 2đ)
Thuyết minh một đồ vật, động vật, thực vật.
Thuyết minh một hiện tượng tự nhiên, xã hội.
Thuyết minh một phương pháp, cách làm.
Thuyết minh một danh lam, thắng cảnh.
Thuyết minh một thể loại văn học.
Giới thiệu một danh nhân (một gương mặt nổi tiếng).
Giới thiệu một phong tục, tập quán dân tộc, một lễ hội hoặc tết...
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (2đ)
4.3. Tiến trình bài học: 
 Chúng ta đã được biết các khái niệm về văn thuyết minh, những vấn đề căn bản của văn thuyết minh: Yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức, những yêu cầu về lời văn, các kiểu văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, các bước xây dựng văn bản... Qua nội dung tiết ôn tập hôm nay giúp chúng ta đi hệ thống hoá lại những kiến thức đó. Chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay: Ôn tập văn bản thuyết minh. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: (10’)
GV Gọi HS đọc phần ôn tập Sgk 35.
? Thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào? Nhằm mục đích gì trong cuộc sống con người? 
? Yêu cầu chung của bài văn thuyết minh?
? Có các kiểu văn bản thuyết minh nào? Cho mỗi kiểu bài một minh hoạ?
? Để làm bài văn thuyết minh được đúng và nội dung phong phú, người viết phải làm việc gì? Làm thế nào để tích luỹ tri thức? 
? Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp? Cho mỗi phương pháp một ví dụ?
? Một bài văn thuyết minh có bố cục như thế nào? Vai trò, vị trí, nội dung của từng phần?
? Trong bài văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự- kể chuyện không? Liều lượng và tác dụng của từng yếu tố đó như thế nào?
GV Yêu cầu HS trao đổi- thảo luận.
HS Trao đổi- thảo luận.
GV Gọi HS trình bày.
GV Nhận xét, đáng giá.
GV Gọi HS đọc lại toàn bộ kiến thức
GV Và để đi củng cố khắc sâu kiến thức 
* Hoạt động 2: (25’)
GV Gọi HS đọc Bài tập 1 Sgk 35.
GV Yêu cầu HS tìm ý, lập dàn bài.
HS Tìm ý, lập dàn bài.
GV Gọi HS trình bày Bài tập 1.
GV Nhận xét, đánh giá.
GV Gọi HS đọc Bài tập 2 Sgk 35.
GV Yêu cầu HS trao đổi- thảo luận.
HS Trao đổi- thảo luận Bài tập 2.
GV Gọi HS trình bày Bài tập 2.
GV Nhận xét, đánh giá.
I. Ôn tập, hệ thống hoá các khái niệm và vấn đề cơ bản của văn bản thuyết minh. 
1. Định nghĩa kiểu văn bản:
 Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. Yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức:
 Trong văn bản thuyết minh, mọi tri thức (kiến thức) đều phải khách quan, xác thực đáng tin cậy.
Yêu cầu về lời văn:
 Rõ ràng, chặt chẽ, đầy đủ, dễ hiểu, hấp dẫn.
3. Các kiểu đề văn thuyết minh:
- Thuyết minh một đồ vật, động vật, thực vật.
- Thuyết minh một hiện tượng tự nhiên, xã hội.
- Thuyết minh một phương pháp, cách làm.
- Thuyết minh một danh lam, thắng cảnh.
- Thuyết minh một thể loại văn học.
- Giới thiệu một danh nhân (một gương mặt nổi tiếng).
- Giới thiệu một phong tục, tập quán dân tộc, một lễ hội hoặc tết...
4. Các phương pháp văn thuyết minh:
 Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
 Phương pháp liệt kê, hệ thống hoá.
 Phương pháp nêu ví dụ.
 Phương pháp dùng số liệu (con số).
 Phương pháp so sánh, đối chiếu.
 Phương pháp phân loại, phân tích.
5. Các bước xây dựng văn bản:
 Học tập, nghiên cứu, tích luỹ tri thức bằng nhiều biện pháp gián tiếp, trực tiếp để nắm vững và sâu sắc đối tượng.
 Lập dàn ý, bố cục, chọn ví dụ, số liệu.
 Viết bài văn thuyết minh, sửa chữa, hoàn chỉnh.
 Trình bày (miệng, viết).
6. Dàn ý chung của văn bản thuyết minh:
 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng.
 2. Thân bài: Lần lượt giới thiệu từng gương mặt, từng phần, từng vấn đề, đặc điểm của đối tượng. Nếu là Thuyết minh một phương pháp, (cách làm) thì cần làm theo 3 bước:
 + Chuẩn bị.
 + Quá trình tiến hành.
 + Kết quả, thành phẩm.
 3. Kết bài: ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn hoá, lịch sử, nhân sinh.
7. Vai trò, vị trí, tỉ lệ của các yếu tố:
 Các yếu tố miêu tả, tự sự (kể chuyện), nghị luận (bình luận, phân tích, giải thích) không thể thiêu được trong văn bản thuyết minh, nhưng chiếm một tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lí. Tất cả chỉ để làm rõ và nổi bật đối tượng cần thuyết minh.
II. Luyện tập. (15 phút)
 Bài tập 1. 
Đề bài: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
Lập ý: Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, công dụng của đồ dùng, những điều cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng.
Lập dàn ý chung: 
* Mở bài: Khái quát tên đồ dùng và công dụng của đồ dùng đó.
* Thân bài: Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo của các bộ phận, cách sử dụng...
* Kết bài: Những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa.
Đề bài: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử.
 Lập ý: Tên danh lam, khái quát vị trí và ý nghĩa đối với quê hương, cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật, thần tích, phong tục, lễ hội...
 Lập dàn ý chung:
* Mở bài: Vị trí và ý nghĩa văn hoá, lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương, đất nước.
* Thân bài: Vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển, địa hình, tu tạo, trong quá trình lịch sử cho đến ngày nay. Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt, từng phần. Sơ lược thần tích. Hiện vật trưng bày. Phong tục, lễ hội...
* Kết bài: Thái độ tình cảm đối với danh lam.
Đề bài: Thuyết minh một văn bản, một thể loại văn học.
Lập ý: Tên thể loại, văn bản, hiểu biết về những đặc điểm, hình thức thể loại, tính chất, nội dung chủ yếu, số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp, cách sáng tạo...
Lập dàn ý chung:
* Mở bài: Giới thiệu chung về văn bản hoặc thể thơ, vị trí của nó đối với văn học, xã hội hoặc hệ thống thể loại.
* Thân bài: Giới thiệu, phân tích cụ thể về nội dung và hình thức của văn bản, thể loại. Tuỳ đối tượng mà mức độ thuyết minh có thể đơn giản hoặc rất chi tiết.
* Kết bài: Những điều lưu ý khi thưởng thức hoặc sáng tạo thể loại, văn bản.
Đề bài: Giới thiệu một phương pháp, cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm).
Lập ý: Tên đồ dùng, thí nghiệm, tác dụng, hiệu quả, mục đích, nguyên liệu, quy trình, cách thức, các bước tiến hành, kết quả, thành phẩm về số lượng, chất lượng...
Lập dàn ý chung:
* Mở bài: Tên đồ chơi, thí nghiệm, mục đích, tác dụng của nó.
* Thân bài: Nguyên vật liệu, số lượng, chất lượng. Quy trình, cách thức tiến hành cụ thể từng bước, từng khâu từ đầu đến khi hoàn thành. Chất lượng sản phẩm, kết quả thí nghiệm.
* Kết bài: Những điều cần lưu ý, giải quyết tình huống trong quá trình tiến hành.
Bài tập 2.
- Viết đoạn văn theo các đề bài trên
5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:( 4’)
5.1: Tổng kết: (3’)
Câu hỏi: Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp? 
 Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
 Phương pháp liệt kê, hệ thống hoá.
 Phương pháp nêu ví dụ.
 Phương pháp dùng số liệu (con số).
 Phương pháp so sánh, đối chiếu.
 Phương pháp phân loại, phân tích.
5.2: Hướng dẫn học tập: ( 1’)
* Đối với tiết học này:
- Đọc, tham khảo một số bài văn thuyết minh
- Tập viết đoạn văn thuyết minh the các đề bài trên.
* Đối với tiết học sau:
- Chuẩn bị:“ Bài viết số 5” 
6. PHỤ LỤC: Không có
hïïõ&õïïg 

File đính kèm:

  • docTUAN 22.doc