Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Võ Lao

TUẦN 33

Tiết 125

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

A. Mục tiêu cần đạt:

- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức văn học trong chương trình ngữ văn lớp 8; khắc sâu kiến thức giá trị tư tưởng- nghệ thuật ở một số văn bản tiêu biểu.

 - Rèn kỹ năng tổng hợp hệ thống hoá, so sánh, phân tích, chứng minh

B. Chuẩn bị :

- Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị theo các câu hỏi sgk;

- Lập bảng hệ thống

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
văn bản tường trình? Văn bản tường trìn có đặc điểm gì?
Đọc ghi nhớ chấm (1) và (2) sgk- tr. 136? 
Đọc và xác định xem tình huống nào cần viết tường trình? vì sao?
Có phải bất kỳ việc gì xảy ra cũng cần viết văn bản tường trình?
Văn bản tường trình có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần?
Hình thức, cách trình bày văn bản tường trình như thế nào? 
Đọc phần chú ý và cụ thể hoá bằng một mô hình cụ thể?
Vậy cách viết một văn bản tường trình cần đạt yêu cầu gì?
Đọc ghi nhớ chấm (3)?
Trong những tình huống sau, tình huống nào phải viết đơn từ, tình huống nào làm báo cáo, đề nghị, tình huống nào cần viết tường trình? Vì sao?
Lựa chọn một tình huống và viết phần mở đầu? 
I. Bài học.
1. Đặc điểm của văn bản tường trình.
- Người viết văn bản: Học sinh. Cả hai đều có liên quan đến vụ việc: 
 + Văn bản (1) người viết là người gây ra vụ việc;
 + Văn bản (2) người viết là nạn nhân của vụ việc.
- Người nhận
 + Văn bản (1) là:giáo viên bộ môn
 + Văn bản (1) là:hiệu trưởng nhà trường
=> Người nhận là những ngừơi có thẩm quyền và trách nhiệm nhận biết và giải quyết sự việc.
- Lí do viết tường trình: Phải viết tường trình vì người có thẩm quyền và trtách nhiệm chưa hiểu hết, hiểu rõ nội dung và bản chất vụ việc:Vì sao học sinh Dũng nộp bài châm? Vì sao đã gửi xe tại nhà xe của trường mà vẫn mất xe? Nên chưa có thể kết luận và có cách thức giải quyết.
- Thái độ của người viết tường trình cần khiêm tốn, trung thực, khách quan thể hiện trong lời văn rõ ràng, mạch lạc, từ ngữ chuẩn xác, giọng văn bình tĩnh, đúng mực.
Thể thức trình bày heo đúng qui cách của loại văn bản này.
* Một số trường hợp cần viết văn bản tường trình trong học tập và trong sinh hoạt ở lớp:
- Thường xuyên đi học muộn; 
- Đánh nhau với bạn
* Kết luận: 
- Văn bản tường trình là loại văn bản thường gặp trong cuộc sống. đó là các tình huống sự việc đã sảy ra hậu quả, những người có thẩm quyền chưa đủ cơ sở để kết luận và giải quyết một cách đúng đắn, chuẩn xác.
- Người viết tường trình phải là người có liên quan đến sự việc, người nhận là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
- Văn bản tường trình phải được viết bằng lời văn rõ ràng, chuẩn xácvà đúng qui cách.
* Ghi nhớ chấm (1) và (2) sgk tr. 136.
2. Cách làm văn bản tường trình.
* Tình huống phải viết văn bản tường trình:
- Tình huống (a) và (b) nhất thiết phải viết, vì: để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, để có kết luận thoả đáng, hình thức kỷ luật thoả đáng. 
- Tình huống (c) không cần viết vì đó chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần tự nhắc nhở nhau hoặc phê bình nhẹ nhàng trong giờ sinh hoạt cuối tuần.
- Tình huống (d) không cần viết tường trình nếu tài sản bị mất không đáng kể, ngược lại cần viết rõ để cơ quan công an nhập cuộc điều tra.
=> Như vậy, không phải bất kỳ sự việc gì xảy ra cũng phải viết văn bản tường trình. cần xác định sự việc này có cần viết hay không, viết gửi ai, nhằm mục đích gì
* Cách viết văn bản tường trình:
 Văn bản tường trình gồm có ba phần:
- Phần mở đầu:
 + Quốc hiệu tiêu ngữ (ghi chính giữa)
 + Địa diểm, thời gian (ghi góc phải)
 + Tên văn bản (ghi chính giữa).
- Phần nội dung: trình bày một cách cụ thể, chính xác nội dung sự việc.
- Phần kết thúc: 
 + Lời đề nghị hoặc cam kết;
 + Họ tên chữ kí người tường trình (ghi góc phải bản tường trình) 
*Qui cách:
Quốc hiệu (CHXHCNVN)
*********************
Tên văn bản
 (Bản tường trình 
 về..)
 Địa điểm và thời gian
 ( Võ Lao, ngàythángnăm)
* Người nhận (kính gửi): tổ chức, cơ quan nhận bản tường trình.
Người gửi: 
* Nội dung tường trình (trọng tâm): Trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả, người chịu trách nhiệmvới thái độ khách quan, trung thực.
*Lời đề nghị, cam đoan.
Chữ kí, họ tên
 Ghi nhớ sgk chấm 3 tr136 
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1. 
 Học sinh lựa chọn tình huống phù hợp:
+ Sáng qua 3 tổ không trực nhật.
=> Chỉ cần nhắc nhở hoặc kiểm điểm. 
+ Tối qua nhóm 1, của tổ 2 không học nhóm theo lịch đã thống nhất.
=> Có thể viết bản tường trình lại sự việc vì sao không thực hiện lịch học đã thống nhất.
+ Ông em bị ngã khi lên gác.
=> Không cần viết văn bản mang tính hành chính công vụ, vì đây là công việc gia đình.
+ Bạn Nga vẽ bẩn vào sách mượn của thư viện.
=> Bạn Nga có thể viết bản tự kiểm điểm để kiểm điểm bản thân.
+ Nhà láng giềng xây nhà nhà mới đã lấn sang đất nhà em.
=> Cần viết bản tường trình để tường trình lại sự việc, đề nghị UBND xã giải qyuết
 + Tổng kết buổi ngoại khoá văn học dân gian đã làm trong tuần trước.
=> Trường hợp này cần viết báo cao tổng kết.
2. Bài tập 2.
Lựa chọn một tình huống cần viết tường trình và trình bày đúng qui cách phần đầu của một bản tường trình:
Ví dụ:
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- tự do- hạnh phúc
*********************
 Bản tường trình 
 Về việc không học nhóm theo kế hoạch. 
 Võ Lao, ngàythángnăm
 4. Củng cố: 
 - Khi nào cần viết văn bản tường trình?
 - Đặc điểm của văn bản tường trình? Cách viết văn bản tường trình?
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài nắm được bài học; 
 - Lựa chọn một tình huống cụ thể và viết mộ văn bản tường trình hoàn 
 chỉnh.
Tiết 128
Soạn: 7/ 4/ 2011
Giảng: 14/ 4/ 2011 
 Luyện tập về Văn bản tường trình
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về viết văn bản tường trình; những trường hợp cần viết văn bản tường trình; những đặc điểm của một văn bản tường trình; biết cách làm một văn bản tường trình đúng qui cách.
- Rèn kỹ năng viết văn bản tường trình hoàn chỉnh.
B.Chuẩn bị : 
 - Chuẩn bị những tình huống và mẫu văn bản.
- Sưu tầm và phân tích các văn bản mẫu.
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Thế nào là văn bản tường trình? văn bản tường trình viết với mục đích gì?
 - Yêu cầu về hình thức và cách trình bày một văn bản tường trình?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Giờ học trước chúng ta đã được biết thế nào là một văn bản tường trình và 
 cách viết văn bản tường trình đúng mẫu, đúng qui cách. Vậy hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành để xác định xem khi nào cần viết văn bản này và viết như thế nào cho đạt yêu cầu.
Viết văn bản tường trình nhằm mục đích gì?
Văn bản tường trình và báo cáo có điểm gì giống và khác nhau?
Những mục nào không thể thiếu trong cả hai văn bản trên? 
Phần nội dung bản tường trình cần đạt yêu cầu gì?
Thảo luận theo yêu cầu bài tập 1 sgk tr. 137?
Giả định 2 tình huống cần viết tường trình và giải thích lí do? 
Từ một trong các tình huống giả định trên hãy viết bản tường trình cụ thể? 
đọc to văn bản đã viết? Yêu càu cả lớp chú ý nghe và nhận xét? 
Xác định việc cần làm trong từng tình huống?
I. Ôn ập lý thuyết
1. Mục đích viết văn bản tường trình.
Mục đích là để trình bày thiệt hại hay trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra, gây hậu quả càn xem xét.
2. So sánh với văn bản báo cáo.
Văn bản tường trình
Văn bản báo cáo
- Mục đích: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra, gây hậu quả càn xem xét.
- Người viết:tham gia hoặc chứng kiến vụ việc; là cá nhân, tập thể
- Người nhận: Cấp trên (thầy, cô giáo), cơ quan nhà nước. 
- Bố cục phổ biến: theo mẫu.
- Mục đích: Công việc, công tác trong một thời gian nhất định, kết quả, bài học để sơ kết, tổng kết trước cấp trên, nhân dân.
- Người viết: người tham gia, phụ trách công việc, tổ chức, tập thể.
- Người nhận: Cấp trên (thầy, cô giáo), cơ quan nhà nước. 
- Bố cục phổ biến: theo mẫu.
* Những mục không thể thiếu trong cả hai loại văn bản điều hành trên:
+ Quốc hiệu
+ Tên văn bản
+ Thời gian và địa điểm viết
+ Người, cơ quan, tổ chức nhận, địa chỉ
+ Nội dung
+ Người viết kí tên
* Phần nội dung tường trình cần trình bày cụ thể, khách quan, chính xác diễn biến và kết quả sự việc, mức độ trách nhiệm, người chịu trách nhiệm, những đề nghị (nếu có).
II. Luyện tập
1. Bài tập 1.
- Cả 3 trường hợp a, b, c đều không cần phải viết tường trình, vì: 
+ Với a: cần viết bản kiểm điểm nhận thức rõ khuyết điểm quyết tâm sửa chữa. 
+ Với b: có viết bản thông báo để cho các bạn biết kế hoạch chuẩn bị, những ai phải làm những việc gì cho đại hội. 
+ Với c: cần viết bản báo cáo công tác của chi đội gửi cô tổng phụ trách. 
=> Chỗ sai của a,b, c là người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản ường trình với văn bản báo cáo, thông báo , chưa nhận rõ tình huống như thế nào thì thì cần viết văn bản tường trình.
2. Bài tập 2
- Học sinh trình bày 2 tình huống do bản thân giả định, giải thích lí do
Ví dụ: 
+ Trình bày với các chú công an về vụ va chạm xe máy mà bản thân được chứng kiến;
+ Trình bày với thầy (cô) giáo lí do vì sao chưa hoàn thành bài văn theo qui định;
+ Trình bày với thầy (cô) giáo lí do vì sao hôm qua nghỉ học không viết giấy phép.
3. Bài tập 3
- Từ một trong các tình huống đã giả định lựa chọn và viết một văn bản tường trình cụ thể:
+ trình bày đúng mẫu;
+ Nội dung đảm bảo tính khác quan, chính xác
+ Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạ rõ ràng, dễ hiểu.
- Đọc to văn bản đã viết trước lớp để các bạn nghe và nhận xét.
4. Bài tập 4 (sách bài tập ngữ văn8, tập 2)
a.Tình huống này chỉ cần nhận khuyết điểm và xin lỗi thầy cô giáo là được, vì do em vô ý.
b. Cần phải làm bản kiểm điểm và có thể phải đền bù.
c. Cần viết bản tường trình vì sự việc không đơn giản, cần giải thích rõ ràng, cụ thể mức độ giống nhau giữa hai bài kiểm tra nếu thực sự bản thân em không nhìn bài của bạn và em cũng không cho bạn nhìn bài của mình. 
d. Có thể viết bản tường trình cho cơ quan công an, nếu tài sản bị mất đáng kể, ngược lại chỉ cần nâng cao cảnh giác bảo vệ tài sản gia đình hơn. 
 4. Củng cố: 
 - Khi viết văn bản tường trình cần cân nhắc điều gì? 
 - Yêu cầu cần và đủ của một văn bản tường trình? 
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài nắm vững lí thuyết, kĩ năng làm bài; 
 - Đưa ra các trường hợp giả định và lựa chọn viết văn bản hoàn chỉnh. 
Duyệt giáo án, ngày11 tháng 4 năm 2011
Ban giám hiệu Tổ chuyên môn
Nguyễn Thị An Lê Văn Điệp 

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 33.doc