Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Võ Lao

 TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TIẾT 3)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức văn học trong chương trình ngữ văn lớp 8- cụm văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng, khắc sâu kiến thức giá trị tư tưởng- nghệ thuật ở một số văn bản tiêu biểu.

- Rèn kỹ năng tổng hợp hệ thống hoá, so sánh, phân tích, chứng minh

B. Chuẩn bị :

- Hướng dẫn cho học sinh ôn tập kiến thức có liên quan;

- Lập bảng hệ thống

 

doc11 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nh đã chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu sgk 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Chương trình tập làm văn lớp 8 đã cung cấp cho cúng ta kiến thức, kỹ năng tạo lập các kiểu văn bản nào?
Tính thống nhất của chủ đề văn bản thể hiện ở điểm nào?
Chủ đề văn bản là gì? Chủ đề được thể hiện như thế nào trong văn bản?
Viết thành đoạn văn từ câu chủ đề:
 - Em thích đọc sách
 - Mùa hè thật hấp dẫn
Thế nào là văn bản tự sự?
Vì sao cần tóm tắt văn bản tự sự?
Làm gì để tóm tắt tác phẩm tự sự có hiệu quả?
Thế nào là thuyết minh?
Có mấykiểu đề bài thuyết minh?
Có các kiểu đề tài thuyết minh nào?
Các kiểu bài thuyết minh đã học?
Có mấy phương pháp thuyết minh?
Ngoài các phương pháp thuyết minh trong bài có thể sử dụng các yếu tố nào khác?
Luận điểm là gì? Vai trò của luận điểm trong bài nghị luận?
Luận cứ, luận chứng là gì?
Yêu cầu cần đạt của một luận điểm?
Các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong bài nghị luận được sử dụng khi nào?
Các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong bài nghị luận có vai trò gì?
I. Tính thống nhất của chủ đề văn bản
1. Tính thống nhất của chủ đề văn bản
- Tính thống nhất của chủ đề văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề của văn bản.
- Chủ đề văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt.
- Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề ( câu khẳng định, câu trần thuật, câu cảm thán), trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần và trong các tư ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại một cách có chủ ý.
- Tính thống nhất của chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất của chủ đề còn biểu hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong văn bản. tất cả đều tập chung làm sáng tỏ và nổi bật chủ đề của văn bản.
2. Viết thành đoạn văn từ câu chủ đề:
a. Em thích đọc sách
* yêu cầu: 
- Những câu văn tiếp theo phải xoay quanh và phát triển ý chủ chốt sự ham thích độc sách của em
- Đoạn văn được viết là đoạn văn nghị luận kiểu diễn dịch
b. Mùa hè thật hấp dẫn
* Yêu cầu: 
- Những câu văn trước đó phải xoay quanh và phát triển ý chủ chốt sự hấp dẫn của mùa hè: Hấp dẫn như thế nào? Với những ai? Với bản thân?
- Đoạn văn được viết theo kiểu qui nạp.
II. Ôn tập về văn bản tự sự
1. Thế nào là văn bản tự sự?
Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện, trong đó bằng ngôn ngữ văn xuôi là chủ yếu, bằng lời kể táI hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và hành động trước mắt người đọc như nó đang sảy ra.
2. Tóm tắt văn bản tự sự 
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá
- Muốn tóm tắt tác phẩm tự sự có hiệu quả cần: 
 + đọc kĩ nhiều lần tác phẩm, phát hiện các đoạn mạch, các chi tiết chính; kể lại bằng lời của mình
 + Phát hiện các yếu tố biểu cảm, miêu tả làm cho bài kể thêm sinh động
III. Ôn tập về văn bản thuyết minh
1. Thế nào là thuyết minh? 
Thuyết minh là giới thệu, trình bày về một đối tượng nào đó giúp người nghe hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan khoa học
2. Đề văn thuyết minh, kiểu bài thuyết minh
* Kiểu đề bài thuyết minh: 
- Đề bài mở
- Đề bài có giới hạn phạm vi, mức độ đối tượng rõ ràng
* Các kiểu đề tài thuyết minh: 
- Người ( danh nhân, người nổi tiếng, anh hùng, lập thành tích xuất sắc)
Vật ( động, thực vật) 
đồ vật ( dụng cụ và đồ nghề, nghề nghiệp)
- Phương pháp, cách thức ( làm món ăn, đồ chơi, thí nghiệm)
Danh lam thắng cảnhvà di tích lịch sử
Hiện tượng tự nhiên, xã hội
=> Đề tài có thể thuyết minh rất phong phú
* Kiểu bài thuyết minh đã học:
- Thuyết minh một đồ dùng
- Thuyết minh một động, thực vật
- Thuyết minh một phương pháp, cách làm
- Thuyết minh một danh lam thắng cảnh
* Phương pháp thuyết minh
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nêu số liệu
- Phương pháp nêu ví dụ
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp phân tích, phân loại
Ngoài các phương pháp thuyết minh trong bài có thể sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tưởng tượng sáng tạo nhưng nhất thiết không được tuỳ tiện, tự do làm sai lạc ảnh hưởng đến đối tượng.
IV. Ôn tập về văn bản nghị luận
1. Luận điểm:
- Luận điểm là ý kiến quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề cần nghị luận
 + Luận điểm đóng vai trò cực kì quan trọng trong bài văn nghị luận. Không có luận điểm, luận điểm mờ nhạt bài văn nghị luận sẽ không có xương sống không có linh hồn, không còn lí do để tồn tại.
 + Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích chứng minh luận điểm
 + Luận chứng: quá trình lập luận viện dẫn, phân tích, chứng minh luận điểm
=> Trong bài văn nghị luận một luận điểm phải sáng rõ, vững chắc, có đủ căn cứ để chứng minh, góp phần làm rõ vấn đề, đặt trong mối tương quan với những luận điểm khác của bài nghị luận
2. Vai trò của các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong bài nghị luận
- Sử dụng yếu tố tự sự: khi cần tái hiện sự việc
- Sử dụng yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung một cách cụ thể, sinh động sự vật, sự việc.
- Sử dụng yếu tố biểu cảm để khắc sâu tình cảm, suy nghĩ
=> Các yếu tố này được sử dụng nhằm mục đích tăng sức tuyết phục cho bài nghị luận, khi sử dụng cần tránh phá vỡ mạch nghị luận.
 	4. Củng cố: 
- Nhắc lại những đơn vị kiến thức đã được học ở lớp 8?
- Kiểu văn bản nào mới được học ở lớp 8?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học
Duyệt giáo án, ngày 25 tháng 4 năm 2011
Ban giám hiệu
Tiết 135- 136
Soạn: / 4 / 2011
Giảng: 28 / 4/ 2011 
Kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh trên diện rộng về những kiến thức, kỹ năng đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành, kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học
B. Chuẩn bị : 
 - Hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức đã học; 
 - Ra đề và đáp án chấm
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 3. Bài mới:
 A. Đề bài: 
Phòng GD&ĐT Thanh Ba
Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2010- 2011
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ sau:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.”
 (Quê hương- Tế Hanh)
Câu 2: (2điểm)
Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ được in đậm trong các bộ phận câu:
Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
 Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua.
Câu 3: (6 điểm)
 Suy nghĩ về tình trạng vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi ở địa phương em.
Phòng GD&ĐT Thanh Ba
Hướng dẫn chấm 
bài kiểm tra học kỳ II năm học 2010 2011
Môn: Ngữ văn 8
Câu 1: (2 điểm)
Học sinh chỉ ra và phân tích được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được tác giả sử dụng để khắc hoạ hình ảnh con thuyền quê hương:
 - Hình ảnh con thuyền được so sánh với “con tuấn mã” nhằm diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh khẩn trương của con thuyền ra khơi, toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng 
 - Hình ảnh cánh buồm căng gió biển khơi với vẻ đẹp lãng mạn, phép so sánh bất ngờ, độc đáo (so sánh cái cụ thể hữu hình với cái trừu tượng vô hình: “cánh buồm” với “mảnh hồn làng”) làm cho hình ảnh cánh buồm trắng trở nên thiêng liêng, thơ mộng là biểu tượng của linh hồn làng chài.
 - Cánh buồm được nhân hoá “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cánh buồm chủ động thâu góp gió biển tiến thẳng ra khơi chính là sự chủ động làm chủ thiên nhiên của con người lao động
 Khái quát lại: Đây là đoạn thơ hay với hình ảnh tươi tắn trẻ trung đầy ý nghĩa, phép so sánh, nhân hóa tài tình, hợp lí, giai điệu bay bổng lãng mạn. Đoạn thơ thể hiện tình yêu, sự gắn bó thiết tha với làng chài quê hương của tác giả.
Câu 2: (2 điểm)
Học sinh giải thích lí do sắp xếp trật tự từ được in đậm trong các bộ phận câu:
+ Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt:
=>Trật tự từ sắp xếp theo thứ tự của tầm quan trọng của sự vật việc, sự việc:Ngựa sắt, roi sắt để tấn công; áo giáp sắt để phòng bị.
+ Vừa kinh ngạc, vừa mờng rỡ về tâu vua.
=> Trật tự từ sắp xếp theo thứ tự diễn biến của tâm trạng và hành động: Kinh ngạc, ngạc nhiên trước sự việc; tiếp sau đó là sự mừng vui; sau đó mới về tâu vua.
 Câu 3: (6điểm)
* Yêu cầu về hình thức:
+ Bài viết đúng kiểu văn bản nghị luận
+ Bố cục rõ ràng.
+ Luận điểm rõ ràng, chính xác.
+ Bài viết có sự kết hợp giữa nghị luận với tự sự, miêu tả và biểu cảm một cách hợp lí.
+ Trình bày sạch sẽ, câu văn đúng ngữ pháp, chữ viết đúng chính tả. 
 * Yêu cầu về nội dung: 
1. Giới thiệu vai trò quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người. Tình trạng vứt rác thải bừa bãi ở địa phương.
2. Tác hại của việc rác thải vứt bừa bãi:
- Vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt 
+ Làm chết cá, tôm, các loài sinh vật ở ao, hồ
+ Ô nhiễm bầu không khí bởi mùi hôi thối bốc lên từ rác thải
- Vứt rác thải ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người: Gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người
- Rác thải làm mất đi vẻ đẹp mĩ quan chung
3. Nguyên nhân của vấn đề: 
- Do thói quen xấu của nhiều người.
- Do trình độ nhận thức còn hạn chế.
- Do chưa có biện pháp sử lí hiệu quả.
4. Biện pháp giải quyết: 
- Tuyên truyền ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống. 
- Bản thân mỗi người cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, rèn cho mình thói quen tốt : thu gom rác thải, không vứt rác thải bừa bãi.
- Địa phương phải có kế hoạch tổ chức thu gom và xử lí rác thải
5. Khẳng định lại sự cần thiết phải hành động của mỗi người để giữ sạch môi trường.
*********** @ ***********
 4. Củng cố: 
- Thu bài, nhận xét giờ làm bài
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. 
- Chuẩn bị bài: Văn bản thông báo; Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan35.doc