Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Võ Lao

LÃO HẠC.

 Nam Cao

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS nắm được những nét chính về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc. Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của lão Hạc, qua đó hiểu rõ về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân VN trước CMT8. Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Hiểu được đặc sắc nnghệ thuật trong ttruyện ngắn của Nam Cao.

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm truyện, phân tích nhân vật.

- Có thái độ đồng cảm, xót thương, trân trọng người nông dân.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên:Giáo án, SGK, SGV.ảnh chân dung Nam Cao, tư liệu về Nam Cao.

- Học sinh: Soạn bài, SGK, SBT, bài viết về Nam Cao.

 

doc14 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng trân trọng với người nông dân của nhà văn.
4. Củng cố:
- Qua đoạn trích “ Tức nước..” và truyện ngắn “ Lão Hạc” em hiểu ntn về cuộc đời, tính cách của người nông dân trong XH cũ.
 	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Làm bài tập 5 trong SBT NV.
- Chuẩn bị bài : Từ tượng hình, từ tượng thanh.
Tiết 15
Soạn: 7 / 9/ 2010 
Giảng: 16 / 9/ 2010 
Từ tượng hình, từ tượng thanh.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp cho HS :
- Hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh
- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, SBT, bảng phụ
- Học sinh: SGK, SBT.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức lớp:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/ 
8A2
/ 
2. Kiểm tra:
- Phân biệt sự khác nhau giữa trường từ vựng và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- Tìm các trường từ vựng nhỏ về người? 
3. Bài mới:
* Ngữ liệu
* Ngữ liệu1: 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích 1 ( SGK 49 ) 
? Tìm những từ in đậm:
 - Móm mém, hu hu, ư ử, xồng xộc, vật và, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
 ? Trong những từ trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
? Tìm những từ mô phỏng âm thanh tự nhiên của con người
 ( GV: Các từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật được gọi là từ tượng hình. Các từ mô phỏng âm thanh tự nhiên của con người được gọi là từ tượng thanh )
? Vậy em hiểu thế nào là từ tượng thanh? Thế nào là từ tượng hình?
? Từ tượng hình và từ tượng thanh có đặc điểm giống với loại từ nào mà em đã được học?
? Từ tượng hình, từ tượng thanh có tác dụng gì trong văn miêu tả, văn tự sự ? VD
 Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. 
?Tìm những từ tượng hình, tượng thanh
? Tìm 5 từ tượng hình miêu tả dáng đi của người
? Phân biệt ý nghĩa của từ tượng thanh tả tiếng cười
? Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau?
( VD : Động Hương Tích -Hồ Xuân Hương)
? Tìm các từ tượng hình?
? Phân tích giá trị gợi cảm của từng từ
I.Bài học:
1. Đặc điểm và công dụng 
- Các từ: Móm mém, xồng xộc, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc -> gợi cho ta hình ảnh lão Hạc già nua đang trong trạng thái đau đớn, quằn quại, vì ngộ độc bả chó - hình ảnh rất đáng thương 
- Từ: hu hu -> khóc to, tả tâm trạng đau khổ tột cùng của LH khi bán cậu Vàng.
- Từ: Ư ử -> kêu liên hồi tả trạng thái đau đớn của con Vàng khi bị trói.
=> Từ tượng hình là từ gợi hình ảnh dáng vẻ, trạng thái của sự vật 
=> Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người 
( Có đặc điểm giống với từ láy gợi tả âm thanh, hình dáng, trạng thái. VD: Nho nhỏ, ì ầm
 -> Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là những từ láy
 -> Nhưng cũng có những từ tượnghình, từ tượng thanh là những từ đơn. VD: ngẹo, đùng, đoàng ...)
-Tác dụng gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động có giá trị biểu cảm cao.
 VD: Chú bé loắt choắt...
*Ghi nhớ( SGK 49)
 II. Luyện tập
Bài tập 1
- Vục, soàn soạt, rón rén,bịch, bốp,lẻo khẻo, chỏng quèo, nham nhảm,sấn
Bài tập 2
-Khật khưỡng,liêu xiêu, dò dẫm, lom khom, ngật ngưỡng,tập tễnh, chập chững, lò dò, khệnh khạng.
Bài tập 3
- Ha hả: cười to, tỏ ra rất khoái chí
- Hì hì:Tiếng cười phát ra cả đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- Hô hố:Cười to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác
- Hơ hớ: tiếng cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn.
 Bài tập 4: Gợi ý:
- Mưa xuân lắc rắc trên mái nhà.
- Nước mắt cô bé lã chã khi nghe tin mẹ ốm.
Bài tập 5 :
- Học sinh tự tìm và đọc trước lớp.
Bài tập 6 (BT thêm)
Bác Hồ đó ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông thanh thản một vùng trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già tươi mãi tuổi đôi mươi
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài rơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người
 (Tố Hữu)
-Ung dung: Tư thế đoàng hoàng,thanh thản
-Mênh mông- thanh thản->Rộng cao, chỉ sự thông thái, uyên bác
4. Củng cố: 
- Khắc sâu ND bài học
- Đặc điểm công cụ của từ tương hình, từ tượng thanh
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài.
- Làm BT trong SBT NV.
- Chuẩn bị bài: Liên kết đoạn văn trong văn bản.
Tiết 16
Soạn: 7 / 9/ 2010 
Giảng: 16 / 9/ 2010 
Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp cho HS :
- Hiểu được cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền ý, liền mạc
- Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc và chặt chẽ.
- Có ý thức sử dụng các cách liên kết trong VB nói, viết.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, SBT.
- Học sinh: SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức lớp: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/ 
8A2
/ 
2. Kiểm tra: 
- Thế nào là đoạn văn? Cách xây dựng đoạn văn trong văn bản?
3. Bài mới:
* Ngữ liệu
- Đọc ngữ liệu 1 trong SGK.
? Hai đoạn văn trên có mối quan hệ gì không? Tại sao
( Hai đoạn văn viết về đối tượng nào? Trong thời điểm nào? Có mối liên kết với nhau không?)
Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn của Thanh Tịnh.
? Đoạn trích trong văn bản của Thanh Tịnh có gì khác đoạn trích trên? ( Đoạn văn 2 : có cụm từ : “ Trước đó mấy hôm” đứng ở đầu đoạn)
 ? Cho biết cụm từ “ Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
? Theo em với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau ntn?
 ? Qua ngữ liệu trên, em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
? Như vậy khi tạo lập văn bản, cần phải chú ý điều gì?
2.
a. Đọc 2 đoạn văn sau( II.1.a)
 ? Cho biết 2 đoạn văn liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?
 ? Tìm các từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn trên? Từ ngữ liên kết trên có tác dụng gì?
( Có tác dụng liệt kê)
 ? Kể thêm các từ ngữ để chuyển đoạn có tác dụng liệt kê? 
b. Đọc 2 đoạn văn:
" Trước đó ... trong lòng "
" Nhưng lần này ... vẩn vơ "
? Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên?
? Hai đoạn văn trên liên kết với nhau qua những từ ngữ nào
? Tìm thêm những phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập?
c. Đọc lại 2 đoạn văn:
" Trước sân trường ... sáng sủa "
" trước đó ... trong lòng "
 ? Trong đoạn văn thứ 2 có từ “đó”. Từ “đó” thuộc từ loại nào?
 ? Vậy theo em “trước đó” là khi nào?
? Nêu tác dụng của từ đó, kể thêm các từ thuộc loại chỉ từ, đại từ có tác dụng này.
d. Đọc 2 đoạn văn
" Bây giờ ... sửa chữa "
" Nói tóm lại ... tiến bộ "
 ? Mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên? 
 ? Hai đoạn văn đó liên kết với nhau bằng từ ngữ nào? Vị trí của nó
 ? Kể tiếp phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát?
 ? Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết cách thứ nhất để liên kết đoạn văn là cách nào?
- Đọc 2 đoạn văn II.2
" U lại nói tiếp ... anh Thận "
" ái dà ... thì sao "
? Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn?
? Tại sao câu này lại có tác dụngliên kết?
GV: Như vậy ngoài việc sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết người ta còn có thể dùng phương tiện nào để liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản? 
- Học sinh đọc ghi nhớ.
? Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết và cho biết chúng thể hiện quan hệ ý nghĩa gì ? 
? Chọn từ ngữ hoặc câu thích hợp để điền vào chỗ trống?
? Thay thế từ ngữ dùng để liên kết đọan văn bằng từ ngữ tương đương?
I.Bài học
 1. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:
- Hai đoạn văn cùng viết về ngôi trường:
Đ1: Tả sân trường Mỹ Lý trong ngày tựu trường.
Đ2: Cảm giác của nhân vật “tôi” trong 1 lần ghé thăm trường trước đây 
Tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng tả cảnh hiện tại và cảm giác về ngôi trường không có sự gắn bó với nhau ( đánh đồng thời gian hiện tại và quá khứ)
-> Sự liên kết giữa 2 đoạn văn còn lỏng lẻo -> người đọc cảm thấy hụt hẫng. 
 - Cụm từ "trước ... hôm" bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn 2, góp phần tạo nên sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước, phân định rõ thời gian hiện tại và quá khứ của sự việc và cảm nghĩ, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa đoạn 1 và đoạn 2 -> 2 đoạn văn liền ý, liền mạch.
 -> Cụm từ “ trước đó mấy hôm”là phương tiện liên kết đoạn văn .
- Liên kết cá đoạn văn về mặt hình thức và nội dung làm cho các đoạn văn vừa phân biệt nhau vừa liền ý, liền mạch một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản.
-Khi chuyển từ đoạn này sang đoạn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng.
2. Cách liên kết đoạn văn trong văn bản:
- Cả 2 khâu: Tìm hiểu, cảm thụ.
- Từ ngữ liên kết : Sau khâu tìm hiểu -> 2 đoạn văn trên có quan hệ liệt kê.
( Cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra ... )
- Đoạn 1: Cảm giác quá khứ.
- Đoạn 2: Cảm giác hiện tại.
-> 2 đoạn văn trên có quan hệ tương phản, đối lập 
=> Liên kết với nhau qua từ “nhưng”
- Các từ: trái lại, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, thế mà, vậy mà, nhưng mà ... 
- Từ "đó" thuộc từ loại chỉ từ 
- Trước đó: thời quá khứ ( trước lúc nhân vật “tôi” cắp sách đến trường.
- Từ “đó” : có tác dụng liên kết 2 đoạn văn 1 và 2
 - Các từ: đó, này, ấy, vậy, thế
Mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên
- Quan hệ tổng kết, khái quát ( Nói tóm lại)
- Từ “nói tóm lại”đứng ở đầu đoạn 2 để tổng kết, khái quát sự việc đã nêu ở đoạn 1.
Các từ :Tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại
a. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết:
quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát
- Câu " ái chà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy "
-> Vì câu này nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ " Bố đóng sách cho mà đi học " trong đoạn văn trước.
b. Dùng câu nối để liên kết đoạn văn trong văn bản.
* Ghi nhớ (SGK 53)
II. Luyện tập
Bài tập 1
a.Nói như vậy : quan hệ ý nghĩa tổng kết
b.Thế mà: quan hệ ý nghĩa tương phản
c.- Cũng : nối tiếp, liệt kê
 - Tuy nhiên : tương phản
Bài tập 2
a.Từ đó c.Tuy nhiên
b.Nói tóm lại d.Thật khó trả lời
Bài tập 3 ( SBT tr25)
a. Cũng trong thời gian đó 
b. Tóm lại, nhìn chung
4. Củng cố
- Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
- Cách liên kết đoạn văn trong văn bản?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Làm bài tập 3 ( SGK ) 
- Chuẩn bị bài: Từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Duyệt giáo án, ngày 13 tháng 9 năm 2010

File đính kèm:

  • docNV8 Tuan 4.doc