Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 - Trường THCS Võ Lao

CÔ BÉ BÁN DIÊM.

 An- đéc- xen

A.Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Nắm được những nét chính về tác giả An-đec - xen

- Nắm được bố cục đoạn trích và xác định được phần trọng tâm của văn bản

- Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng tưởng của tác giả.

- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện.

- Có thái độ đồng cảm, xót thương đối với những số phận bất hạnh

B. Chuẩn bị

- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, ảnh chân dung tác giả.

- Học sinh: Soạn bài, SGk, SBT.

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ong các câu trên đi kèm với từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
 ? Theo em vì sao lại có sự khác nhau đó
GV : Những từ “có” và “những” đi kèm với ngữ “hai bát cơm” để biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu -> Những từ đó được gọi là trợ từ 
? Vậy em hiểu thế nào là trợ từ? 
? Đặt câu với các trợ từ: chính đích, ngay.
- Nói dối là làm hại chính mình.
- Tôi gọi đích danh nó ra.
- Bạn không tin ngay cả tôi nữa à?
? Các từ: những có, chính, đích ngay vốn là từ loại nào? ( lượng từ, động từ, tính từ, danh từ)
? Từ đó em rút ra kết luận gì?
- Học sinh đọc Ví dụ2 (SGK 69)
? Các từ “này”, “a”, “vâng” ở trong đoạn trích trên biểu thị điều gì?
? Lựa chọn những câu trả lời đúng về cách sử dụng các từ đó?
? Trong các VD trên các từ “này”, “a”, “vâng” được gọi là thán từ? Vậy em hiểu thế nào là thán từ? Thán từ thường đứng ở vị trí nào trong câu? Khi thán từ được tách ra thành câu đặc biệt sau nó thường có dấu gì?
? Có thể xếp thán từ thành mấy loại?
( GV : Cần lưu ý sử dụng thán từ trong văn biểu cảm để bộc lộ tình cảm, cảm xúc và thán từ gọi đáp trong giao tiếp đối với người trên)
* BT nhanh: 
?Tìm các thán từ trong các câu sau đây? Cho biết các thái từ đó dùng để làm gì:
 - Này, bảo bác ấy trốn đi đâu thì trốn. ( Gọi đáp)
 -Khốn nạn! Nhà cháu đã không có,dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.Xin ông trông lại! ( Bộc lộ cảm xúc)
- Em hơ đôi tay lên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! ánh sáng kì dị làm sao. ( Bộc lộ cảm xúc)
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
? Trong các câu in đậm dưới đây, từ nào trong các từ in đậm là trợ từ?
? Giải thích nghĩa các trợ từ in đậm
? Chỉ ra các thán từ trong những câu dưới đây?
? Các thán từ trong những câu sau bộc lộ những cảm xúc gì?
? Đặt 5 câu với 5 thán từ khác nhau?
* Gợi ý : Chú ý đến vị trí và ý nghĩa của thán từ.
I. Bài học
1. Trợ từ
- (1) Diễn đạt một sự việc khách quan là: nó ăn với số lượng hai bát cơm
 - (2) Ngoài việc diễn đạt ý như câu 1 còn nhấn mạnh việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, vượt quá mức bình thường
- (3) Ngoài thông tin còn có ý nghĩa nhấn mạnh đánh giá nó ăn hai bát cơm còn là ít, không đạt mức bình thường
- Về cơ bản: 3 câu giống nhau.
- Khác: 
 + Câu 2: Thêm từ “những” so với câu 1
 + Câu 3: Thêm từ “có” so với câu 1
- Trợ từ là từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ : những, có, chính, đích, ngay
-> Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển loại làm thành.
2. Thán từ
- Này 1: gây ra sự chú ý ở người đối thoại
- A: biểu thị thái độ tức giận
- Này 2: gây sự chú ý đối với người đối thoại
- Vâng: biểu thị thái độ lễ phép.
- Chọn : 
a. Các từ ấy có thể thành một câu độc lập 
d. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và đứng ở đầu câu.
=> Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hay dùng để gọi đáp.
- Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt 
- Thán từ gồm có hai loại chính:
 + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc
 + Thán từ gọi đáp
Học sinh thực hiện bài tập
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài tập 1 (SGK 70)
- Trợ từ: a, c, g, i.
- Không phải là trợ từ: b,d,e,h
Bài tập 2 ( SGK 70)
a. Lấy: nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn ( nhấn mạnh hoàn toàn không có một lá thư, một lời nhắn gửi, một đồng quà )
b. Nguyên: nghĩa là chỉ kể riêng ( tiền thách cưới)
- đến: biểu thị thái độ đánh giá : mức quá cao ( tổng cộng lại, nhấn mạnh sự vô lí)
c.Cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường
d.Cứ: nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán.
Bài tập 3 (SGK 71)
a. Này! à d. Chao ôi!
b. ấy đ. Hỡi ôi
c. Vâng
Bài tập 4 ( SGK 71)
- Ha ha! -> khoái chí
- ái ái! -> Tỏ ra van xin
- Than ôi! -> Tỏ ý nuối tiếc
Bài 5: ( SGK tr 72).
* Gợi ý : Chú ý đến vị trí và ý nghĩa của thán từ.
- Học sinh đặt câu-> Trình bày.
4. Củng cố:
- Thế nào là trợ từ, thán từ? Cách nhận biết trợ từ, thán từ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, Làm bài tập trong SBT NV8.
Tiết 24
Soạn: 22 / 9 / 2010 
Giảng: 30 /9 / 2010 
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ cảm xúc của người viết trong 1 văn bản tự sự
- Nắm được cách vận dụng các yếu tố này trong bài văn tự sự.
- Có ý thức sử dụng miêu tả, biểu cảm trong nói, viết văn tự sự. 
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGVắnu tầm một số đoạn văn mẫu hay để minh họa.
- Học sinh: Học bài cũ, nghiên cứu SGK,SBT.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/ 
8A2
/ 
2. Kiểm tra: 
- Thế nào là tóm tắ văn bản tự sự? Cách tóm tắt văn bản tự sự?
3. Bài mới: 
Trong văn bản tự sự người ta có kể nguyên sự việc không? Mà thường đan xen những yếu tố nào? ( miêu tả và biểu cảm). Vậy yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong văn tự sự 
 * Ngữ liệu
- Gọi học sinh đọc đoạn văn 1 (SGK) 
(?Những biểu hiện của kể, tả, biểu cảm?
+ Kể : nêu sự việc, hành động của nhân vật
+ Tả : Chỉ ra đặc điểm, tính chất màu sắc, mức đọ của sự việc nhân vật, hành động.
+ Biểu cảm : Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
? Trong đoạn văn trên tác giả kể lại sự việc gì?
? Sự việc ấy được kể lại bằng những chi tiết nhỏ nào?
? ở đoạn trích trên tác giả có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm không? Chỉ ra các yếu tố đó?
? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đứng tách riêng hay đan xen với yếu tố tự sự?
? Từ nhận xét trên, em rút ra kết luận gì?
? Hãy thử bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn -> ta có đoạn văn tự sự kể người, kể việc ntn? Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn trước, em có nhận xét gì khi lược bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm?
? Cho biết vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện ở đoạn văn trên?
? Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên thì đoạn văn có bị ảnh hưởng gì không?
? Tại sao trong văn bản tự sự lại cần có yếu tố miêu tả, biểu cảm?
? Tìm 1 số đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học? Phân tích giá trị của các yếu tố đó?
? Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân sau một thời gian dài xa cách ( sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi viết)
I. Bài học
1. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
- Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật “tôi” với người mẹ sau bao ngày xa cách.
+ Mẹ tôi vẫy tôi
+ Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ
+ Mẹ kéo tôi lên xe
+ Tôi oà lên khóc
+ Mẹ tôi cũng sụt sùi theo
+ Tôi ngồi bên mẹ ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
- Yếu tố miêu tả:
+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại
+ Mẹ tôi không còm cõi
+ Gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của 2 gò má
- Yếu tố biểu cảm:
+ Hay tại sự sung sướng.. sung túc ( suy nghĩ )
+ Tôi thấy những cảm giác .. lạ thường ( Cảm nhận )
+ Phải bé lại... vô cùng ( phát biểu cảm nghĩ)
-> Các yếu tố trên không tách riêng mà đan xen vào nhau: vừa kể, vừa tả, vừa biểu cảm tạo nên một mạch văn nhất quán.
( GV : Có thể các yếu tố ấy được đan xen ngay trong một câu văn. VD: Tôi ngồi trên đệm xekhắp da thịt)
* Trong một văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc mà khi kể cần đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- > Đoạn văn chỉ còn là kể người, việc một cách thuần tuý không còn sự hấp dẫn, sinh động như đoạn văn trích.
=> Miêu tả: Đoạn văn sinh động, tất cả màu sắc hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành động .. như hiện lên trước mắt người đọc. 
Biểu cảm : Thể hiện được rõ tình mẫu tử sâu nặng khiến người đọc phải trăn trở, xúc động, suy nghĩ trước sự việc và nhân vật .
-> Nếu bỏ hết các yếu tố kể làm cho đoạn văn không có chuyện vì mất đi sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm không phát triển được.
* Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
** Ghi nhớ : SGK.
II.Luyện tập
Bài tập 1:
1. Văn bản “Tôiđi học” ( Thanh Tịnh )
+ Hàng năm cứ vào ... quang đãng )
-> Trước cảnh vật mùa thu, nhân vật tôi náo nức bâng khuâng nhớ đến kỷ niệm trong ngày đầu tới trường: ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng
+ Trước đó mấy hôm ... vẩn vơ )
-> Cảm nhận về ngôi trường, tâm trạng cảm giác của “tôi” trước và trong ngày khai giảng đầu tiên.
+ Cũng như tôi ... cảnh lạ
-> Tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè, thèm vụng.
2. Văn bản “Tức nước vỡ bờ”
+ Chị Dậu nghiến ... ra thềm
-> Sự uất ức, căm phẫn lên đến cực độ đã tạo nên sức mạnh cho chị Dậu chống cự lại để cứu chồng
3. Văn bản “Lão Hạc” ( Nam Cao )
+ Hỡi ơi Lão Hạc ... thêm đáng buồn
-> Suy nghĩ của ông giáo về cuộc đời, về Lão Hạc
+ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, chỉ có tôi và Binh Tư hiểu
-> Cái chết đau đớn của lão Hạc và những suy tư của ông giáo về cuộc đời
4. Văn bản “Cô bé bán diêm” ( An-đec-xen )
+ “Một ngày mồng một .. đầu năm
+ Trong 1 buổi sáng lạnh.. giao thừa
-> Lòng nhân ái của dành cho em với mong muốn những em bé nghèo khổ bất hạnh sẽ được sống cuộc sống hạnh phúc .. đồng thời phê phán xã hội tư bản thiếu tình người.
Bài tập 2 ( SGK )
* Gợi ý:
- Nên bắt đầu từ chỗ nào?
- Từ xa thấy người thân như thế nào? ( tả hình dáng, mái tóc)
- Lại gần thấy ra sao? Kể hành động của mình và người thân, tả chi tiết khuôn mặt, quần áo
- Những biểu hiện tình cảm của 2 người sau khi đã gặp nhau ntn? ( Vui mừng, xúc động thể hiện bằng các chi tiết nào? Ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, lời nói)
* HS tự làm -> trình bày trước lớp.
4. Củng cố:
- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
- Việc đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài tự sự cần chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, Làm bài tập trong SBT NV8.
- Tập viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm?
Duyệt giáo án, ngày 27 tháng 9 năm 2010

File đính kèm:

  • docN V 8- Tuan 6.doc