Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS Võ Lao

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG.

 O- hen- ri

 ( Ngô Vĩnh Viễn dịch )

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Nắm được nội dung truyện và nội dung đoạn trích: Thấy được diễn biến tâm trạng của Giôn-xi.

- Bước đầu khám phá nghệ thuật của truyện.

- Rèn kĩ năng phân tích truyện.

- Giáo dục nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

B. Chuẩn bi :

- Giáo viên: Soạn giáo án, sưu tầm truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

- Hoc sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở điạ phương các em sinh sống.
- Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ này trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giáo án, sưu tầm tư liệu địa phương.
- Học sinh: chuẩn bị bài, sưu tầm từ ngữ địa phương
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/32 
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
- Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho ví dụ?
- Làm bài tập 5( tr 83) : Tìm một số tình thái từ trong địa phương em hoặc địa phương khác mà em biết?
3. Bài mới: 
Làm thế nào để phân biệt được từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. ở địa phương em dùng những từ ngữ địa phương như thế nào để chỉ những người thân thích ruột thịt 
? Thế nào là từ toàn dân? Từ địa phương?
? Từ địa phương khác từ toàn dân ở chỗ nào?
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhóm: làm bản điều tra chung.
I. Phân biệt sự khác nhau giữa từ ngữ địa phương với từ toàn dân.
- Từ toàn dân: Từ ngữ có tính chuẩn mực, sử dụng rộng rãi trong toàn xã hội
- Từ địa phương: Sử dụng trong một địa phương hoặc một số địa phương nhất định.
- Từ địa phương và từ toàn dân có sự khác biệt về ngữ âm:
+ Phụ âm đầu, thanh điệu .
 VD : Trăng, giăng. 
 Trời, giời. 
 Sữa, sửa
+ Hình thức ngữ âm của cả từ- - Khác biệt về nghĩa( từ vựng).
 Ví dụ: Mận ( Miền nam: doi)
 Mận: Toàn dân : loại quả chỉ có ở vùng có khí hậu lạnh, ra hoa vào mùa xuâ, cùng họ với mơ, đào.
II. Lập bảng đối chiếu từ ngữ toàn dân - Địa phương:
1. Từng nhóm lập bảng điều tra theo mẫu SGK
STT
Từ toàn dân
Từ địa phương em
Từ đphương khác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Cha
mẹ
ông nội
Ông ngoại
Bà nội
Bà ngoại
Bác(anh trai của cha)
Bác( vợ anh trai của cha)
Chú (em trai của cha)
Thím ( Vợ của chú)
Bác( Chị gái của cha)
Bác ( Chồng chị gái cha)
Cô (em gái cha)
Chú ( chồng em gái cha)
Bác ( Anh trai mẹ)
Bác ( Vợ anh trai mẹ)
Cậu ( Em trai mẹ)
Mợ ( Vợ của cậu)
Bác ( Chị gái mẹ)
Bác ( Chồng chị gái mẹ)
Dì ( Em gái mẹ)
Chú ( Chồng em gái mẹ)
Anh trai
Chị dâu ( Vợ anh trai)
Em trai
Em Dâu ( Vợ em trai)
Chị gái
Anh rể ( Chồng chị gái)
Em gái 
Em rể ( chồng em gái)
Con 
Con dâu ( Vợ của con trai)
Con rể ( Chồng con gái)
Cháu ( Con của con)
Bố
mẹ (bầm)
Ông nội
Ông ngoại, ông cậu
Bà nội
Bà ngoại, bà cậu
Bác 
bá
chú
Thím
Bá
Bác
Cô
Chú
Bác
Bá
Cậu
Mợ
Bá
Bác
Dì
Chú
Anh trai
Chị dâu
Em trai
Em dâu
Chị gái
Anh rể
Em gái
Em rể
Con 
Con dâu
Con rể
Cháu
Cô ( Mnam)
Dì ( Mnam)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả điều tra sưu tầm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung về bài làm của học sinh.
- Học sinh đọc.
- GV bổ sung thêm.
- Học sinh trình bày.
- Giáo viên bổ sung.
2. Trình bày:
III. Luyện tập:
Bài 1:
Tìm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương khác 
Ví dụ: Anh hai. chị hai, tía, ba.
Bài 2: 
Tìm những câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích của địa phương em
Ví dụ: 
- Bán anh em xa mua láng giềng gần
- Bầm ơi có rét không bầm
 Heo heo.. mưa phùn
- Nó lú nhưng chú nó khôn.
Bài 3:
Giải thích ý nghĩa của một số câu:
- Học sinh giải nghĩa
- Giáo viên sửa lỗi.
4. Củng cố:
Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần lưu ý điều gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị bài tiết 32.
- Làm các bài tập trong Sách BTNV8.
- Chuẩn bị bài soạn : Hai cây phong.
Tiết 32 
Soạn: 6 / 10 / 2010 
Giảng: 14 / 10 / 2010 
Lập dàn ý cho bài văn tự sự 
kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
- Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy.
B. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Soạn Giáo án, sưu tầm văn bản mẫu
- Học sinh: Chuẩn bị bài.
C Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/32 
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu học sinh trình bày bài tập về nhà 
3. Bài mới: 
Giờ học trước các em đã thấy được vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. Vậy để viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chuẩn bị dàn ý như thế nào?
Ngữ liệu:
Văn bản: Món quà sinh nhật
? Đọc văn bản?
? Xác định bố cục của văn bản trên?
? Truyện kể về việc gì?
? Kể theo ngôi thứ mấy? 
? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? 
? Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào?
? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
? Câu chuyện diễn ra như thế nào?
? Điều gì đã tạo ra sự bất ngờ?
? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm thể hiện ở những chỗ nào?
? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm ấy có tác dụng gì?
? Nhận xét về thứ tự kể?
? Từ việc tìm hiểu dàn ý của văn bản trên em hãy cho biết dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần?
? ở phần thân bài người ta thường kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự như thế nào?
? Bài học hôm nay em cần ghi nhớ những gì?
Đọc ghi nhớ sgk?
? Đọc yêu cầu bài 1?
? Gợi ý: trả lời các câu hỏi trong SGK.
? Mở bài giới thiệu ai? Trong hoàn cảnh nào?
? Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian?
? Chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đó?
+ Miêu tả: Ngọn lửa xanh lam..trắng ra.. rực hồng.
Khi tuyết phủ gió bấc thổi vun vút diêm cháy sáng rực khăn trải bàn trắng tinh.
- Hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh.
- Diêm nối nhau chiếu sáng
+ Biểu cảm: 
Chà! Giá quẹt 1 que sưởi cho đỡ rét Chà! ánh sáng kì diệu làm saoThật là dễ chịu.
Em bần thần. Chưa bao giờ thấy bà to lớn đẹp lão
? Đọc bài tập 2
- Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi?
I. Bài học.
1. Tìm hiểu dàn ý một bài văn tự sự.
* Bố cục:
- Mở bài: Từ đầu bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn
-> Kể, tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Thân bài: Tiếp chỉ gật đầu không nói
-> Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
- Kết bài: Còn lại
-> Cảm nghĩ về món quà sinh nhật.
* Sự việc chính: Diễn biến buổi sinh nhật
* Ngôi kể: thứ nhất 
* Thời gian: Buổi sáng, không gian: trong nhà Trang, hoàn cảnh: ngày sinh của Trang có các bạn đến chúc mừng.
- Sự việc xoay quanh nhân vật Trang, ngoài ra có Trinh, Thanh và các bạn khác. 
Trang là nhân vật chính.
+ Trang: hồn nhiên vui vẻ.
+ Trinh : kín đáo, đằm thắm, chân thành.
+ Thanh: Nhanh nhẹn, tinh ý.
* Diễn biến:
- Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ sắp đến hồi kết, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
 - Diễn biến: Trinh đến giải tỏa những nỗi băn khoăn của Trang, đỉnh điểm là món quà độc đáo: một chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn là những cái nụ, chùm hoa.
 - Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà độc đáo
* Tình huống truyện : Tác giả khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi, có ý chê trách của Trang vè sự chậm trễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật -> sau mới vỡ lẽ, suýt trách nhầm người bạn có tấm lòng thơm thảo thể hiện qua món quà sinh nhật đầy ý nghĩa.
* Yếu tố miêu tả: Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào các ban ngồi chật nhànhìn thấy Trinh đang tươi cườiTrinh dẫn tôi ra vườnTrinh lom khomchùm hoa trắng muốt.
*Yếu tố biểu cảm: Tôi cứ bồn chồn không yên  bắt đầu lotủi thân và giận Trinh  giận mình quá Tôi run runcám ơn Trinh quáquí giá làm sao.
=> Làm cho người đọc hình dung không khí của buổi sinh nhật, cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh .
Biểu lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc giúp cho người đọc hiểu rằng: Tặng cái gì không quan trọng bằng tặng như thế nào.
- Kể theo trình tự thời gian : Sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật. Nhưng trong khi kể tác giả còn dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “ lâu lắm..ổi đang ra hoa” 
2. Dàn ý của một bài văn tự sự.
a. Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
( Cũng có khi nêu kết quả sự việc, số phận của nhân vật trước)
b. Thân bài:
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
( Trả lời các câu hỏi: Câu chuyện diễn ra ở đâu? Khi nào? với ai, ntn?)
Trong khi kể, người ta thường kết hợp miêu tả sự việc, con người thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc con người được miêu tả)
c. Kết bài:
Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc ( người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài 1:
Lập dàn ý cơ bản: Cô bé bán diêm
a. Mở bài: 
Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh cô bán diêm.
Nhân vật chính là cô bán diêm.
b. Thân bài: 
- Lúc đầu do không bán được diêm nên: 
+ Sợ không dám về nhà.
+ Tìm chỗ tránh rét.
+ Vẫn bị gió rét hành hạ.
- Sau đó: đánh liều quẹt các que diêm để sưởi ấm.
+ Que 1: tưởng như ngồi trước một lò sưởi.
+ Que 2: bàn ăn thịnh soạn có ngỗng quay.
+ Que 3: Cây thông Nô- en trang trí lộng lẫy.
+ Que 4: Bà đang mỉm cười với em.
+ Cuối cùng bật tất cả các que diêm còn lại để níu giữ bà.
c. Kết bài:
- Cô bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
- Mọi người không biết điều kì diệu mà em bé dã trông thấy.
Bài 2: (SGK)
Lập dàn ý:
 * Gợi ý:
1. Mở bài:
Giới thiệu người bạn? Kỉ niệm khiến mình xúc động.
2. Thân bài:
Tập trung kể về kỉ niệm xúc động aayys, nó xảy ra ở đâu, lúc nào? ( Thời gian, hoàn cảnh) ? với ai? (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? ( mở đầu, diễn biến, Kết quả? )
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? ( Miêu tả những biểu hiện của sự xúc động)
3. Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
4. Củng cố:
- Tại sao phải lập dàn ý trước khi viết văn?
- Nêu dàn ý chung của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm, hoàn thành bài tập 2. 
- Làm bài tập trong SBT NV 8. 
- Soạn bài : Hai cây phong.
Duyệt giáo án, ngày 11 tháng 10 năm 2010

File đính kèm:

  • docNV 8-Tuan 8.doc