Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường THCS Võ Lao

HAI CÂY PHONG.

 (Trích: “Người thầy đầu tiên) - T. Ai- ma- tốp

 Ngọc Bằng, Cao xuân Hợp, Bồ Xuân Tiến dịch

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh :

- Phát hiện trong văn bản " Hai cây phong " có 2 mạch kể, ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện -> những nguyên nhận gây xúc động cho người kể chuyện.Thấy tính trữ tình sâu đậm biểu hiện trong sự kết hợp khéo léo giữa hồi ức, biểu cảm và kể chuyện, trong cách lồng xen ngôi kể, trong giọng văn chậm, buồn, chứa chan tình cảm yêu mến và thương nhớ quê hương làng mạc.

- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi.

- Bồi dưỡng, giáo dục tình cảm thầy trò, tình cảm quê hương đất nước.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, ảnh, tư liệu về tác giả.

- Học sinh: Chuẩn bị bài, SGK, SBT.

 

doc9 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
m ông hoạ sỹ và bạn của ông khi nhỏ.
( GV: câu chuyện tác giả viết do 1 hoạ sỹ kể lại.
-> Cách đan xen lồng ghép 2 mạch kể ở 2 thời điểm: + Hiện tại - quá khứ
 + Trưởng thành- niên thiếu
 + Một người - nhiều người
-> làm cho câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp, đáng tin cậy và chân thật hơn với người đọc
II. Phân tích văn bản:
1. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
+ Hình ảnh 2 cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đu đưa chào mời, các mắt mấu, cành cao ngất, cao ngang tầm chim bay, bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc, đàn chim chao đi chao lại.
=> nhân hoá, tả bằng vài nét phác hoạ làm nổi bật được đường nét, hình dáng nổi bật của 2 cây phong-> vẻ cao lớn mạnh mẽ, đầy sức sống.
+ Cây phong với kỉ niệm ấu thơ: reo hò,huýt còi, chạy, công kênh, trèo lên cành cây cao ngất- thế giới mở trước mắt.
* Từ trên các cành cây cao bọn trẻ đã quan sát và cảm nhận được
- Đất rộng bao la, chuồng ngựa, thảo nguyên hoang vu, làn sương mờ đục, nơi xa thẳm của thảo nguyên, sông lấp lánhsợ chỉ bạc.
=> so sánh, nhân hoá, kết hợp kể tả đậm chất hội hoạ->gợi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp vừa có màu sắc ánh sáng, âm thanh,vừa có độ cao, chiều rộng, vừa quen vừa lạ đầy bí ẩn.
+ Tâm trạng: Sửng sốt, nín thở, lặng đi, cố giương tầm mắt nhìn.
-> Gợi cho lũ trẻ suy nghĩ và mơ tưởng, tưởng tượng đến nhg miền đất bí ẩn đày quyến rũ
=> Hai cây phong không chỉ giúp lũ trẻ mở rộng tầm mắt mà còn là điểm tựa nâng đỡ nhen nhóm ước mơ, khát vọng khám phá thiên nhiên.
* Tiểu kết: Kết hợp kể xen miêu tả, biểu cảm, ngôn ngữ giàu chất hội hoạ->hình ảnh 2 cây phong - người bạn thân thiết gần gũi thế giới tuổi thơ.
4. Củng cố: 
GV hệ thống lại bài:
+ Khắc sâu 2 mạch kể lồng ghép.
+ Tác dụng của nó.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài , đọc tài liệu tham khảo
- Soạn tiết 2: Chú ý - chi tiết 2 cây phong
 - hình ảnh tôi và chúng tôi qua hiện tại và quá khứ
Tiết 34
Soạn: 10 / 10 / 2010 
Giảng:20 / 10 / 2010 
Hai cây phong.
 (Trích: “Người thầy đầu tiên) - T. Ai- ma- tốp
 Ngọc Bằng, Cao xuân Hợp, Bồ Xuân Tiến dịch
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh 
- Tiếp tục phân tích và tìm hiểu: Thấy tính trữ tình sâu đậm biểu hiện trong sự kết hợp khéo léo giữa hồi ức, biểu cảm và kể chuyện, trong cách lồng xen ngôi kể, trong giọng văn chậm, buồn, chứa chan tình cảm yêu mến và thương nhớ quê hương làng mạc.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi.
- Bồi dưỡng, giáo dục tình cảm thầy trò, tình cảm quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, tư liệu tham khảo.
 - Học sinh : Chuẩn bị bài, SGK, SBT.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/24
8A2
/28
2. Kiểm tra: 
- Phân tích hình ảnh hai cây phong trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”?
3. Bài mới: 
ở tiết học trước các em cảm nhận được hình ảnh 2 cây phong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi”. Giờ học hôm nay các em tiếp tục tìm hiểu hình ảnh 2 cây phong trong cái nhìn của nhân vật “tôi”- người họa sĩ.
Chú ý phần 1 và 2
? Hai cây phong không chỉ gắn bó với những kỉ niệm ấu thơ hồn nhiên mà còn gắn bó với nơi nào để nhân vật tôi luôn nhớ về chúng?
? Hình ảnh “Hai cây phong” đựơc giới thiệu qua những chi tiết nào?
? Qua cách giới thiệu tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật so sánh đó?
? Vì sao nhân vật Tôi luôn nhớ về chúng?
? Hai cây phong trong kí ức của nhân vật "Tôi" hiện ra cụ thể ntn?
? Em có nhận xét gì về BPNT được tác giả sử dụng khi miêu tả hình ảnh hai cây phong? Cách kể tả có gì khác đoạn trước? Phân tích tác dụng của biện pháp NT đó?
? Nhân vật Tôi cảm nhận ntn về 2 cây phong?
? Trong mạch kể của người kể chuyện xưng Tôi nguyên nhân nào khiến 2 cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?
? Cảm nhận của em về nhân vật “tôi”?
? Điều mà "Tôi" chưa hề nghĩ đến lúc còn bé là điều gì ( ai là người trồng, người ấy mơ ước gì; vì sao gọilà trường Đuy-sen)
? Thầy Đuy-sen đã gửi gắm điều gì khi cùng An-tư-nai trồng 2 cây phong?
( Thầy Đuy-sen, nhân vật chính của truyện, người thầy giáo đầu tiên có công xây dựng ngôi trường đầu tiên, xóa mù chữ cho trẻ con làng Ku-ku-rêu trong những năm 20 sau CMT10 )
? Vậy từ tình yêu cây phong và kí ức của tuổi thơ "Tôi" đã nhân lên thành tình cảm gì?
? Từ vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tình người đã thức dậy tình cảm gì trong em?
? Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích này là gì?
? Qua đoạn trích, em cảm nhận được những nội dung gì?
? Đồng thời cảm nhận được thêm ý nghĩa nào mới mẻ, sâu sắc từ đoạn trích?
? Đọc ghi nhớ sgk?
II.Phân tích văn bản
1. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của “Tôi” - người hoạ sỹ:
* Hai cây phong gắn với làng quê:
- Giữa ngọn đồi có hai cây phong lớn
- Dù đi đến làng từ phía nào cũng trông thấy như ngọn hải đăng trên núi
-> nghệ thuật so sánh:
(1) Chỉ g.trị tín hiệu dẫn đường về làng của hai cây phong
(2) Khẳng định vai trò, vị thế không thể thiếu với những người xa làng.
(3) Thể hiện niềm tin tự hào của người dân 
-> Hai cây phong trở thành biểu tượng của làng quê, gắn với tình yêu quê hương.
*Hình ảnh hai cây phong:
- Có tiếng nói, tâm hồn riêng, chan chứa lời ca êm dịu.
- Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào... lời ca êm dịu như làn sóng thuỷ triều, như 1 tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm... cất lên tiếng thở dài thương tiếc ai reo vù vù như ngọn lửa rừng rực trong bão giông
-> Kết hợp kể, tả, biểu cảm, nghệ thuật so sánh, nhân hóa ( 2 cây phong được kể, tả cả bằng trí tưởng tượng và bằng tâm hồn của người nghệ sĩ)
Cách kể, tả khác trước : không chỉ miêu tả bằng màu sắc, đường nét mà còn miêu tả bằng những hình ảnh động “nghiêng ngả” “lay động”, miêu tả bằng những cung bậc khác nhau của âm thanh.
=>Tác dụng: Nêu bật hình ảnh hai cây phong như hai anh em sinh đôi, dẻo dai, dũng mãnh, có tâm hồn riêng phong phú, có cuộc sống riêng của mình. 
->Hai cây phong: chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc, vì:
- Là nơi hội tụ của niềm vui tuổi thơ
- Là nơi gắn bó chan hoà thân ái
- Là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới. Là biểu tượng của làng quê yêu dấu.
-> Điều đó chứng tỏ sức mạnh và sự ám ảnh lâu bền, dai dẳng của kỉ niệm thời thơ ấu với mỗi con người.
( Nhân vật tôi: là người có tâm hồn nhạy cảm, có tình yêu quê hương tha thiết)
* Hai cây phong và ngôi trường đầu tiên, người thầy đầu tiên
- Là nhân chứng xúc động về thầy Đuy-sen
+ Xây dựng ngôi trường đầu tiên, trồng 2 cây phong cùng cô bé An-tư –nai.
+ Ước mơ, hi vọng: những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An-tư-nai sẽ lớn lên trưởng thành, được mở mang tri thức, trở thành người hữu ích
-> Tình yêu con người, yêu thầy Đuy-sen (Người trồng hai cây phong)-> yêu thiên nhiên đất nước, yêu làng quê.
- (Học sinh tự bộc lộ)
III.Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
-PTBĐ: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt,đan lồng giữa hai ngôi kể, 2 mạch kể. 
- Ngôn ngữ giàu chất hội hoạ.
- Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa.
2. Nội dung: 
- Ca ngợi 2 cây phong- biểu tượng của tình yêu quê hương, tình cảm thầy trò, những ước mơ khát vọng
- Lòng biết ơn người thầy đã trồng cây- trồng người
-> Nhắc nhở đừng quên qúa khứ, đừng quên công ơn người đã dạy dỗ mình nên người.
* Ghi nhớ sgk
4. Củng cố: 
- Hai cây phong qua cái nhìn và cảm nhận của "Tôi"- người hoạ sỹ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài tập 
- ôn tập cách làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Giờ sau mang vở viết bài Tập làm văn số 2 ( 2 tiết)
Tiết 35- 36
Soạn: 10 / 10 / 2010 
Giảng:21 / 10 / 2010 
Viết bài tập làm văn số 2.
A.Mục tiêucần đạt:
Giúp học sinh:
- Vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài tập làm văn số 2 theo đúng yêu cầu của đề bài: văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày, dựng đoạn, sử dụng đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Giáo dục ý thức trung thực trong khi kiểm tra.
B.Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, ra đề và đáp án chấm.
- HS: - Ôn lại cách làm bài văn tự sự có sử dụng miêu tả và biểu cảm.
C.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/24
8A2
/28
2. Kiểm tra: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Trong những giờ học trước, các em đã nắm được cách làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Giờ học hôm nay các em sẽ vận dụng những kiến thức đã học vào việc tạo lập một văn bản cụ thể.
I. Đề bài:
Kể lại kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu thích.
II. Đáp án – biểu điểm
1. Yêu cầu chung:
- Thể loại: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Nội dung: Kỉ niệm đáng nhớ về con vật nuôi.
- Giới hạn: Ngôi kể thứ nhất
 Kỉ niệm sâu sắc
- Hình thức:
+ Bài viết đúng kiểu loại văn bản
+ Bố cục rõ ràng
+ Các đoạn liên kết với nhau lôgíc, chặt chẽ
+ Kết hợp các yếu tố một cách nhuần nhuyễn và phù hợp
+ Viết đúng ngữ pháp, chữ viết sạch, khoa học
2. Yêu cầu cụ thể:
* Nội dung: 9 điểm
A. Mở bài: (1 điểm).
Giới thiệu sự việc, nhân vật hoặc tình huống xảy ra câu chuyện, hoặc hoàn cảnh gợi nhớ câu chuyện 
B.Thân bài: Kể diễn biến sự việc (7điểm)
+ Hoàn cảnh có con vật nuôi, tình cảm lúc đầu với con vật ( Con vật xuất hiện ở nhà mình khi nào, như thế nào) - 1 điểm
+ Kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ về con vật( Chú ý kỉ niệm có thể là kỉ niệm vui, thú vị, có thể kỉ niệm buồn (5 điểm)
 ( Sử dụng yếu tố miêu tả: tả hình dáng, màu sắc, hoạt động, dáng vẻ của con vật; ánh mắt, thái độ của con vật.
 Sử dụng yếu tố biểu cảm: tình cảm của em với con vật, tình cảm của con vật với em. 
Chú ý : Không sử dụng miêu tả, biểu cảm trừ 2,5 điểm
 Sử dụng ít, chưa hấp dẫn: tuỳ mức độ, GV linh hoạt trừ điểm
C. Kết bài: (1 điểm).
Kết cục sự việc
Suy nghĩ, tình cảm với con vật
* Hình thức: 1 điểm: Bài viết sạch sẽ, diễn đạt lưu loát, mắc dưới 5 lỗi các loại.
4. Củng cố: 
- Thu bài.
- Nhận xét giờ viết bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại cách làm bài văn tự sự có sử dụng miêu tả và biểu cảm.
- Chuẩn bị bài: Nói quá
Duyệt giáo án, ngày 18 tháng 10 năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan 9.doc