Giáo án Ngữ Văn 9 Tiết 106-109 - Huỳnh Võ Quang Hồng

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Giúp HS hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9 Tiết 106-109 - Huỳnh Võ Quang Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 yếu ở đây nó là con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác).
* Hoạt động 3 (12’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Truyện phê phán kẻ ác, lời khuyên dể hướng tới lối sống tốt đẹp.
-So sánh trong lập luận nghị luận.
-Hỏi: Em hiểu về tư tưởng đặc trưng của truyện ngụ ngôn là gì?
-Hỏi: Nghệ thuật tiêu biểu trong bài văn nghị luận này là gì?
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
* Đọc thêm: 
-Gọi HS đọc phần đọc thêm.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì sau hi học qua văn bản này?
-Học bài. Chuẩn bị “nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí”.
* Câu hỏi soạn: 
BT (I) tr 34, 35, 36 SGK.
-Trả lời: Cách viết văn nghị luận; bài học chống cái ác để vươn tới cuộc sống tốt đẹp, 
TIẾT 108. TẬP LÀM VĂN.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bài nghị luận bàn về một tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người. Nó cũng có những nét giống với bài nghị luận về xã hội. Tuy nhiên, để hiểu và biết cách làm bài văn ấy, chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 (21’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
-Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,  của con người.
-Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,  để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
-Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động
-Gọi HS đọc văn bản “tri thức là sức mạnh”.
-Gọi HS đọc câu a, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu b, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc câu c, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu d, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu e, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc từng mục ghi nhớ, nêu câu hỏi kiểm tra xem HS có hiểu không.
* Chuyển ý: Để hiểu thêm về nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-HS đọc.
-HS đọc. Trả lời: Bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Ba phần:
+Mở bài (đoạn 1): giới thiệu chung vấn đề.
+Thân bài (đoạn 2, 3): hai ví dụ để chứng minh tri thức là sức mạnh.
+Kết bài (đoạn cuối): phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ.
-HS đọc. Trả lời: Gồm các câu: bốn câu của đoạn mở bài, câu mở đoạn và hai câu kết đoạn hai, câu mơ ûđoạn ba, câu mở đoạn và câu kết đoạn bốn. Diễn đạt rõ ràng và dứt khoát.
-HS đọc. Trả lời: Chủ yếu là chứng minh. Nó rất có sức thuyết phục.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Một đằng là từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng ; còn một đằng dùng giải thích, chứng minh,  làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.
-HS đọc. (ghi nội dung).
* Hoạt động 3 (20’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
a.Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
b.Nghị luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính là:
-Thời gian là sự sống.
-Thời gian là thắng lợi.
-Thời gian là tiền.
-Thời gian là tri thức.
c.Chủ yếu là lập luận phân tích và chứng minh. Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm.
-Gọi HS đọc văn bản “thời gian là vàng”.
-Gọi HS đọc BT a, b, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT c, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “liên kết câu và liên kết đoạn văn”.
* Câu hỏi soạn: 
BT 1,2,3 (I) tr 42, 43 SGK.
-HS đọc.
TIẾT 109. TIẾNG VIỆT.
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học:
 +Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và liên kết đoạn văn.
 +Nhận biết một số phép liên kết thường được dùng trong việc tạo lập văn bản.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, bảng phụ chép đoạn văn (I).
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Thành phần gọi-đáp là gì? Thành phần phụ chú là gì? Cho ví dụ câu có thành phần gọi-đáp?
-Các câu trong một đoạn văn và giữa các doạn với nhau trong văn bản đều cần có sự liên kết. Lên kết để làm gì? Liên kết như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về vấn đề ấy.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần I, II ở vở và đến bảng cho một ví dụ.
* Hoạt động 2 (20’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Khái niệm liên kết:
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
-Về nội dung:
+Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề);
+Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc).
-Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ);
+Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng);
+Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế);
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ vơí câu trước (phép nối).
-GV treo bảng phụ đoạn văn.
-Gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Vậy phép liên kết là gì?
-HS đọc.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung: Tiếng nói của văn nghệ.
-HS đọc. Trả lời: 
+Nội dung chính: (câu 1) tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại; (câu 2) khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ; (câu 3) cái mới mẻ ấy là lời gửi của một nghệ sĩ.
+Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn. Trình tự các ý hợp lô-gíc.
-HS đọc. Trả lời: lặp từ (tác phẩm-tác phẩm); từ cùng trường liên tưởng (tác phẩm-nghệ sĩ); thay thế (nghệ sĩ –anh); dùng quan hệ từ nhưng; dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với những vật liệu mượn ở thực tại.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (18’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
1.Chủ đề chung là khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam, những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
-Nội dung của các câu đều tập trung vào chủ đề đó.
-Trình tự sắp xếp hợp lí của các ý trong các câu:
+Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam
+Những điểm hạn chế.
+Những khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
2.Các phép liên kết:
-Bản chất trời phú ấy nối câu 2 với câu 1 (phép đồng nghĩa).
-Nhưng nối câu 3 với câu 2 (phép nối).
-Ấy là nối câu 4 với câu 3 (phép nối).
-lỗ hổng ở câu 4 và câu 5 (phép lặp từ ngữ).
-thông minh ở câu 5 và ở câu 1 (phép lặp từ ngữ).
-Gọi HS đọc văn bản.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-HS đọc.
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập)”
Xem trước các BT tr 49, 50, 51.
-HS đọc.

File đính kèm:

  • doctiet 106-109 V9.doc
Bài giảng liên quan