Giáo án Ngữ Văn 9 Tiết 34-42 - Huỳnh Võ Quang Hồng

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.

 -Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày,

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Xem lại kiểu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, hành động.

 -GV: Chọn đề phù hợp với khả năng HS.

 

doc14 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9 Tiết 34-42 - Huỳnh Võ Quang Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
u c, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là như thế nào? Cách miêu tả?
* Chuyển ý: Để hiểu rõ thêm về việc miêu tả nội tâm trong vă tự sự, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-HS đọc.
-HS đọc. Trả lời: (nhiều HS nêu ý kiến).
-HS đọc. Trả lời: Từ việc miêu tả cảnh, hoàn cảnh ® thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật.
-HS đọc. Trả lời: Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần” của nhân vật; tư tưởng, tình cảm, đặc điểm, tính cách nhân vật.
-HS đọc. Trả lời: Nội tâm của lão Hạc được miêu tả ngoại hình.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (30’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
2.(yêu cầu HS về nhà làm vào vở).
3.(yêu cầu HS về nhà làm vào vở).
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc. Trả lời: (nhiều HS nêu ý kiến, có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (chú ý người viết xưng tôi).
-HS đọc. Trả lời: (cần cho HS xác định đâu là kể việc, đâu là kết hợp miêu tả nội tâm của nhân vật).
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “Lục Vân Tiên gặp nạn”.
* Câu hỏi soạn: 
1.Tội ác của Trịnh Hâm? 2.Việc làm và tính cách của ông Ngư?
-HS đọc.
Ký duyệt
TUẦN 9
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 9
TIẾT 41. VĂN HỌC.
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
(TRÍCH TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Qua phân tích cái thiện-cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
 -Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về Nguyễn đình Chiểu và nêu đại ý của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?
-Trong xã hội có người tốt thì cũng có không ít kẻ xấu. Có những kẻ xấu xa, ác độc bộc lộ ra ngoài nhưng cũng có những người cố che đậy cái ác, cái xấu của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Bài học hôm nay sẽ cho ta thấy được hai loại người xấu-tốt trong xã hội.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Đọc như ở phần tác giả ở vở và nêu đại ý.
* Hoạt động 2 (30’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Chủ đề: Sự đối lập giữa thiện và ác.
2.Bố cục: Hai đoạn
a.Đoạn 1: (8 câu đầu) hành động của Trịnh hâm.
b.Đoạn 2: (phần còn lại) việc làm của ông Ngư.
II.Phân tích văn bản:
1.Hành độngcủa Trịnh Hâm:
-Động cơ: đố kỵ, ganh ghét tài năng.
-Kế hoạch: phân tán thầy trò Vân Tiên, chọn thời điểm đêm khuya.
-Hành động: đẩy Vân Tiên xuống nước rồi giả vờ kêu cứu
Þ Hắn là kẻ bất nhân, bất nghĩa.
*Nghệ thuật: sắp xếp tình tiết hợp lý, hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc, giản dị.
2.Việc làm của ông Ngư:
-Cứu người bằng phương pháp dân dã, chăm lo ân cần.
-Mời vân Tiên ở lại.
-Cứu người vì nghĩa, không cần trả ơn, tính toán.
-Cuộc sống của ông Ngư thanh cao, không màng danh lợi, tự do, bầu bạn với thiên nhiên 
Þ Qua nhân vật ông Ngư, tác giả gửi gắm niềm tin vào điều thiện, vào người lao động bình thường.
-Gọi HS đọc vị trí đoạn trích SGK.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý ngắt nhịp nhanh, gọn ở hành động của Trịnh Hâm và đọc chậm ở hành động của ông Ngư. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Hỏi: Em hãy nêu chủ đề của đoạn trích?
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích văn bản về hành động của Trịnh Hâm.
-Gọi HS đọc lại 8 câu đầu.
-Hỏi: Vì sao Trịnh hâm quyết tâm hãm hại Vân Tiên?
-Hỏi: Hắn đã lên kế hoạch như thế nào?
-Hỏi: Hắn đã ra tay thế nào?
-Hỏi: Trịnh Hâm là kẻ bất nhân, bất nghĩa. Em hãy giải thích và chứng minh điều ấy?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này? (Tình tiết? Lời thơ? ).
* Chuyển ý: Trái với Trịnh Hâm là ông Ngư. Trong đoạn trích này ông ấy đã giúp đỡ vân Tiên như thế nào?
-Đọc lại đoạn ông Ngư cứu Vân Tiên.
-Hỏi: Gia đình ông Ngư đã cứu Vân Tiên bằng cách nào?
-Hỏi: Ông Ngư đề nghị với Vân Tiên ra sao? Thể hiện tính cách gì ở ông?
-Hỏi: Gia cảnh của ông Ngư như thế nào?
-Hỏi: Khi nghe tin Vân Tiên nói đến ơn nghĩa thì Vân Tiên trả lời thế nào?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về cách sống của ông Ngư? Hãy chứng minh bằng lời thơ trong đoạn trích?
-Hỏi: Đoạn thơ nói lên thái độ của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
* Chuyển ý: Đoạn trích có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Bất nhân (hại người trong cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa); bất nghĩa (hại bạn, nuốt lời hứa).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Đề nghị vân Tiên ở lại ® tính thương người.
-Trả lời: Gia đình nghèo hoặc chỉ đủ ăn.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (8’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Tác giả căm ghét, lên án cái ác, gửi gắm niềm tin vào điều thiện, vào những người lao động.
-Kết cấu như truyện cổ tích: ở hiền gặp lành. Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, hình ảnh khoáng đạt.
-Hỏi: Tác giả đã xây dựng truyện theo hai tuyến nhân vật đối lập như trong truyện cổ tích. Đó là hai tuyến nhân vật nào? Và tác giả bày tỏ thái độ với hai tuyến nhân vật đó ra sao?
-Lục vân Tiên gặp nạn ® được cứu, là một kết cấu của truyện cổ tích, xuất phát từ ước mơ gì của nhân dân?
-Gọi HS đọc câu 4 SGK. Yêu cầu thực hiện.
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc phần luyện tập. Thực hiện (HĐ nhóm 1 bàn).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: HS chọn những câu mà mình thích rồi nhận xét về nghệ thuật.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Lục vân Tiên, ông Tiều 
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Em đã rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi học qua đoạn trích?
-Học bài, thuộc lòng đoạn trích. Chuẩn bị “chương trình địa phương (phần văn)”.
* Câu hỏi soạn: Nhắc lại các yêu cầu chuẩn bị ở nhà cho tiết học tới (đã dặn ở tuần trước).
-Trả lời: Phải chân thật trong tình bạn. Cứu người khi gặp khó khăn 
TIẾT 42. VĂN HỌC.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN VĂN)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình.
 -Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
 -Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học của địa phương.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (3’)
(KHỞI ĐỘNG)
 -Ổn định: Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
 -Kiểm tra phần chuẩn bị của HS ở nhà.
 -Giới thiệu bài: Về văn học, ngoài một số tác phẩm của những tác giả mà chúng ta đã đã được học ở SGK còn một số tác phẩm mà lâu nay có người chưa biết đến. Đó là những tác phẩm của các tác ở địa phương mà mình đang sinh sống. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những điều mà các em đã sưu tầm được.
* Hoạt động 2 (40’)
(TÌM HIỂU VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG)
 Bước 1:
 -HS tập hợp theo tổ các bảng thống kê mà từng cá nhân đã làm, các sáng tác mà mỗi cá nhân đã sưu tầm, chọn lựa được.
 -Từng tổ tiến hành tập hợp, bổ sung vào một bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học địa phương mà HS trong tổ mình đã thống kê được và những tác phẩm đã sưu tầm được.
 Bước 2:
 -Lần lượt đại diện mỗi tổ đọc trước lớp bảng thống kê của tổ mình và danh sách các tác phẩm đã sưu tầm được.
 -GV hình thành một bảng thống kê đầy đủ. HS bổ sung vào những tác giả, tác phẩm còn thiếu.
 Bước 3:
 -Mỗi tổ chọn một HS đọc bài viết giới thiệu hoặc cảm nghĩ về một tác phẩm viết về địa phương, hoặc một sáng tác của mình.
 Bước 4:
 -GV nhận xét, khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương và tập sáng tác.
 -Cuối giờ học, GV thu thập những tác phẩm HS đã sưu tầm được và những sáng tác của các em, đóng lại thành hai tập riêng. Ngoài giờ học, HS chuyền cho nhau hai tập ấy để đọc.
* Hoạt động 3 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
 -Về tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương mà mình đang sống.
- Chuẩn bị “tổng kết từ vựng”.
* Câu hỏi soạn: Các câu hỏi ôn tập và bài tập SGK tr 122 ® 126. 

File đính kèm:

  • doctiet 34-42 V9.doc