Giáo án Ngữ Văn 9A Tuần 6

Giúp học sinh:

- Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại. Lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du trong kho tàng văn học dân tộc.

1. Kiến thức:

- Nắm được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du

- Nhận vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều

- Nắm được thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại

- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

3. Thái độ:

- Trận trọng tài năng của tác giả trung đại, cảm phục đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

 

doc20 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9A Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Những đặc điểm của thuật ngữ.
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc- hiểu và tạo lập văn bản khoa học công nghệ
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dung thuật ngữ trong nói và viết.
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường : Mục I, tìm ví dụ về các thuật ngữ có liên quan đến môi trường. Liên hệ : Thuật ngữ gắn với đời sống
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Thiết kế bài dạy máy chiếu đa năng
HS: Đọc và soạn bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A.................. 9B......................
- Bài cũ: Vốn từ vựng tiếng Việt được phát triển qua các hình thức nào
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thuật ngữ.
HS :đọc ví dụ - SGK - T 87
GV? So sánh hai cách giải nghĩa từ nước và từ muối
a.- Nước là chất long không mầu, không mùi có trong sông hồ, biển.
- Muối là tinh thể trắng vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn.
b.- Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ô xi, có công thức là H2O.
- Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại lien kết với một hay nhiều nguyên tử kim loại lien kết với một hay nhiều gốc a-xít.
GV: Theo em, cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học ?
HS: Cách giải thích ở (a) được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm cách cảm tính. Còn cách giải thích (b) dựa trên những nghiên cứu khoa học, nếu không có kiến thức chuyên môn sẽ không hiểu được cách giải thích này.
GV Em có nhận xét gì về cách giải thích thứ hai ?
HS: Cách giải thích ở (b) là thuật ngữ.
GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ 2
HS: Đọc ví dụ:
Thạch nhũ: Là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong nước, có chứa a-xít các-bô-níc.
Ba zơ: Là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. 
Ẩn dụ: là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
Phân số thập phân: là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10
GV: Em đã đọc các định nghĩa này ở môn nào?
HS: Trình bày.
GV: Từ những định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
HS: Những từ ngữ này chủ yếu được dùng trong các văn bản khoa học
GV: Em cho biết thế nào là thuật ngữ? HS: Trả lời
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường 
GV: Cho HS tìm ví dụ về các thuật ngữ về môi trường, có liên quan đến môi trường.à Thuật ngữ gắn với đời sống
GV: Hãy nêu tên các thuật ngữ chỉ môi trường , đặt câu với các từ ngữ này?
+ nhiễm vi sinh , nhiễm kim loại nặng, phenol, làng ung thư, dịch tiêu chảy cấp, ụ nhiễm
*Hoạt động 2: tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ.
GV: Cho học sinh đọc phần II trong SGK
GV: Thử tìm xem trong các thuật ngữ dẫn trong mục I2 ở trên còn có nghĩa nào khác không.
HS: Không, chúng chỉ có một nghĩa
GV: Cho biết trong hai ví dụ sau, ở ví dụ nào từ muối có sắc thái biểu cảm.
a. Muối là một hợp chất có thể hòa tan trong nước.
b. Tay nâng chén muối đãi gừng.
Gừng cay muối mặn xin đừng quyên nhau.
HS: VD (b) có sắc thái biểu cảm, VD(b) khong có sắc thái biểu cảm.
GV: Em có nhận xét gì về đặc điểm của thuật ngữ?
HS: Đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ là tính chính xác với các biểu hiện dễ nhận thấy 
GV: Về nguyên tắc
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
HS đọc yêu cầu bài tập
HS thảo luận nhóm: tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống
Cho biết mỗi thuật ngữ ấy thuộc lĩnh vực nào?
Đại diện nhóm trình bày kết quả
GV nhận xét
Treo bảng phụ - HS đối chiếu kết quả
HS đọc yêu cầu bài tập 2.
HS trả lời câu hỏi
 Nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập 3
Xác định trường hợp dùng như một thuật ngữ, trường hợp dùng như một từ thông thường.
- HS đặt câu. Nhận xét
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4
HS: Làm việc cá nhân
GV: Gọi Hs trình bày
I. Thuật ngữ là gì?
* Ví dụ 1 (SGK)
- Cách 1. giải thích những đặc tính bên ngoài của sự vật trên cơ sở kinh nghiệm, cảm tính
- Cách 2. Giải thích đặc tính bên trong của sự vật bằng lí thuật bằng lí thuyết và phương pháp khoa học
-> Thuật ngữ
* Ví dụ 2
Thuật ngữ
Thuộc bộ môn
Thạch nhũ
Địa lí
Ba zơ
Hóa học
Ẩn dụ
Ngữ văn
Phân số thập phân
Toán học
- Những từ ngữ này chủ yếu được dùng trong các văn bản khoa học
=>Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. 
II. Đặc điểm của thuật ngữ
a. Muối 1 là thuât ngữ không có sắc thái biểu cảm, chính xác đặc điểm của muối.
b. cao dao có sắc thái biểu cảm.
- Đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ là tính chính xác với các biểu hiện dễ nhận thấy.
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
* Ghi nhớ (SGK T. 89)
III. Luyện tập
1.Bài tập 1 (T. 89)
- Lực (vật lý)
- Xâm thực ( địa lý)
- Hiện tượng hoá học (hoá học)
- Trường từ vựng (ngữ văn)
- Di chỉ ( lịch sử)
- Thụ phấn (sinh học)
- Khí áp (địa lý)
- Đơn chất ( hoá học)
- Thị tộc phụ hệ (lịch sử)
- Đường trung trực (toán học)
2. Bài tập 2. (T90)
- "Điểm tựa"( trong thơ Tố Hữu) Không dùng như một thuật ngữ.
-> làm chỗ dựa chính cho niềm tin và hi vọng.
3.Bài tập 3 ( T. 90)
a. "Hỗn hợp" dùng như một thuật ngữ
b. " Hỗn hợp" dùng như một từ thông thường
* Đặt câu
- Người ta nuôi gia súc bằng thức ăn hỗn hợp.
Bài 4: 
- Thuật ngữ “cá”: động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
- Người Việt dùng từ “cá” theo cách hiểu thông thường, không nhất thiết phải thở bằng mang (cá voi, cá heo, cá sấu)
Bài 5: 
- Hiện tượng này không hề vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ một khái niệm. Bởi vì đây là hai thuật ngữ khác nhau và được dùng trong hai lĩnh vực khác nhau. Chúng chỉ tình cờ đồng âm với nhau mà thôi.
3. Củng cố:
- Thuật ngữ là gì ? Đặc điểm của thuật ngữ ? Cho ví dụ minh họa ?
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Làm bài tập 4,5 (T. 40)
- Tìm và sửa lỗi do sử dụng thuật ngữ không đúng trong một văn bản cụ thể
- đặt câu có sử dụng thuật ngữ.
- Xem lại kiến thức về văn thuyết minh
- Nhận xét giờ học.
Soạn . Tiết 30
Giảng9A:
	9B:
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
( VĂN THUYẾT MINH)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Các kiến thức về văn thuyết minh
- Đánh giá chung về bài làm của học sinh.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của mình trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: 
- Hướng dẫn các em lập dàn ý và tự sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu còn sai trong quá trình làm bài.
-Thống kê chất lượng và bài làm hay của học sinh cho cả lớp nghe.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Chấm bài , lập dàn ý
HS: Ôn lại kiến htức văn thuyết minh
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A. 9B..
- Bài cũ:
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Xác định yêu cầu của đề
GV: Hãy nhắc lại đề bài TLV đã kiểm tra?
GV: Cho biết thể loại chính của bài viết này?
HS: văn thuyết minh 
GV: Nội dung bài thuyết minh này phải làm rõ những vấn đề gì?
HS: Phải thuyết minh được nguồn gốc, đặc điểm sinh trưởng, các loại lúa, vị trí cây lúa trong đời sống dân tộc và trên trường quốc tế.
GV:Để bài thuyết minh có giá trị thuyết phục, người viết cần có thêm những yếu tố nào nữa? 
HS: miêu tả, biểu cảm 
GV:Em lồng yếu tố miêu tả vào chỗ nào? Lồng yếu tố biểu cảm vào chỗ nào 
GV: gọi một vài HS trả lời câu hỏi này
GV: Em đã áp dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
HS: nhân hóa hay tự thuật 
GV: Đối chiếu với bài của em, em đã làm được và chưa làm được những gì? 
GV: gọi một vài HS trả lời câu hỏi này
GV: Bài viết của em đã hoàn chỉnh về bố cục chưa? Phần Mở bài của em được bắt đầu như thế nào?
GV: Phần Thân bài em đã sắp xếp các ý như thế nào, theo trình tự nào?
GV: Các đoạn văn trong phần Thân bài đã được em chú ý đến việc liên kết đoạn chưa
GV:Em kết thúc bài viết của mình bằng chi tiết gì? Em có ý định ngầm nói với người đọc điều gì không khi kết thúc bằng chi tiết ấy?
GV: Ngoài ra, trong toàn bài, em có chú ý đến cách dùng từ sao cho hình ảnh, gợi cảm và có chú ý việc chấm câu cho đúng ngữ pháp chưa?
* Hoạt động 2 :
- Nhận xét bài viết của học sinh
* Ưu điểm: 
- Bài viết hoàn chỉnh có bố cục 3 phần
- Cơ bản đã thuyết minh được cây lúa.
- Bài viết bước đầu đã biết kết hợp yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật
* Nhược điểm: 
- Còn khá vụng về trong việc dùng biện pháp nhân hóa trong bài thuyết minh.
- lỗi chính tả, lỗi dùng từ, tách đoạn, liên kết đoạn còn phổ biến.
- Năng lực viết văn của nhiều em còn yếu.
Hoạt động 3: Trả bài: 
GV: Trả bài cho học sinh, gọi một bài đạt điểm cao đọc trước lớp
I. ĐỀ BÀI
 Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
II. ĐÁP ÁN
a. Mở bài 
- Giới thiệu khái quát về một loài cây quê hương ( cây mình định thuyết minh )
b. Thân bài 
- Giới thiệu về đặc điểm sinh học của loại cây: 
+ Thân, lá, cành, hoa, quả...màu sắchình dángđộ cao.
- Công dụng của cây 
+ Thân, lá, cành, củ, dễ.
+ Hoa, quả màu sắc, mùi vị
- Tầm quan trọng của cây trong đời sống.
* Khi thuyết minh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
c. Kết bài. 
- Tình cảm của người viết với loại cây đó.
- Khẳng định giá trị của cây.
* Nhận xét:
a . Ưu điểm:
-Nắm được đặc trưng sử dụng yéu tố miêu tả trongvăn bản thuyết minh.
- Bố cục ba phần rõ ràng.
-Nêu được các đặc điểm của cây lúa.
-diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc.
-Sắp xếp các ý thuyết minh theo trình tự về các đặc điểm của cây lúa.
b. Nhược điểm:
-Diễn đạt còn yếu, câu văn viết chưa rõ ràng, còn mắc lỗi chính ta.
-Nội dung một số em làm còn sơ sài, chưa sâu, sự quan sát về cây lúa trong đời sống của người Việt Nam chưa thật kỹ.
III. CHỮA LỖI
- Lỗi diễn đạt: sắp xếp từ ngữ chưa hợp lí
- Lỗi dùng từ: Dùng từ hay trùng lặp (nghèo nàn về vốn từ)
- Lỗi viết câu: câu chưa chính xác đúng các thành phần câu.
- Trả bài :
+ Học sinh sửa lỗi 
3. Cñng cè:
GV? ThÕ nµo lµ v¨n thuyÕt minh ? Cã c¸c ph­¬ng ph¸p thuyÕt minh nµo ?
4. H­íng dÉn häc ë nhµ:
- Xem l¹i bµi v¨n thuyÕt minh
- ChuÈn bÞ bµi: KiÒu ë lÇu Ng­ng BÝch.
- GV nhËn xÐt giê

File đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 6.doc
Bài giảng liên quan