Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 119 đến Tiết 121 - Năm học 2005-2006

 ( Trích “ Trưởng giả học làm sang” )

I, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS

Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu , hiểu rõ Mô – li –e là nhà soạn kịch tài ba , xây dựng lớp kịch hết sức sinh động , khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của 1 tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả

II, CHUẨN BỊ

- Dự kiến khả năng tích hợp : Với phần TV qua vb Lựa chọn trật tự từ ( tt), với TLV ở vb Luyện tập đa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận . VB đề nghị

- Tranh ảnh , chân dung Mô – li-e , toàn văn kịch bản trưởng giả học làm sang

- HS : học bài , soạn bài theo yêu cầu của GV

III, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1, On định tổ chức

 2, Kiểm tra bài cũ : Theo Ru – Xô , Đi bộ ngao du giúp ta điều gì quan trọng nhất ?

- Mục đích của Đi bộ ngao du , theo Ru- xô , là gì ?

3, Bài mới : Mô – li- e ( 1622-1673) là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII. Ong chuyên viết và diễn hài kịch – những vở kịch gây ra những tiếng cười vui tươi , lành mạnh hoặc châm biếm , chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong xh Pháp đương thời : Lão hà tiện , Đông giăng , kẻ ghét đời . Trường học làm vợ , tác – tuýp . .là những vở hài kịch tiêu biểu của ông

 

doc9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 119 đến Tiết 121 - Năm học 2005-2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ệc kháng chiến 
b, Các hoạt động được sắp xếp theo thứ bậc : việc chính , việc diễn ra hằng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn ; còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính 
Bài tập 2 : Các cụm từ in đậm được lặp lại ngay đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt hơn 
Bài tập 3 
- Việc đảo trật tự thông thường của từ trong câu in đậm nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng nêu ở các từ đứng ở đầu câu 
Bài tập 4 : Ở cả 2 câu , phụ ngữ của động từ thấy đều là cụm C- v . Trong câu ( a) , cụm C-V này có CN đứng trước , nhằm nêu tên nhân vật và miêu tả hoạt động của nhân vật 
 Trong câu ( b) , cụm C-V làm phụ ngữ có VN đảo lên trước , đồng thời từ trịnh trọng ( chỉ cách thức tiến hành hoạt động nêu ở động từ) lại đặt trước động từ . Cách viết ấy có tác dụng nhấn mạnh sự “ làm bộ làm tịch” của nhân vật 
 Đối chiếu với hai cảnh , nhất là với câu cuối cùng trong đoạn trích , chúng ta sẽ thấy câu thích hợp để điền vào chổ trống là câu b 
Bài tập 5 : Với năm từ xanh , nhũn nhặn , ngay thẳng , thuỷ chung , can đảm , sẽ có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ . Nhưng cách sắp xếp trật tự từ của nhà văn Thép Mới là hợp lí nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quí của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn . 
Bài tập 6 : GV hướng dẫn HS làm 
4, Củng cố : Nhận xét giờ luyện tập về ưu khuyết điểm 
5, Dặn dò : 
- Học lại kiến thức phần lí thuyết 
Hoàn tất bài tập còn lại 
Soạn bài “ Chữa lỗi diễn đạt”
Tiết 120 	Ngày soạn : 12/4/2006
	Ngày dạy : 14/4/2006
I, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 Giúp HS 
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước 
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn văn , một bài văn nghị luận gần gũi, quen thuộc 
II, CHUẨN BỊ 	
- Dự kiến khả năng tích hợp : Với phần văn ông Giuốc – đanh mặc lễ phục , Với phần TV qua bài Lựa chọn trật tự từ trong câu ( Luyện tập )
- HS : Học bài , soạn bài theo yêu cầu của GV
III, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1, Oån định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 
 3, Bài mới : 
Gọi HS đọc đề bài 
(?) Em sẽ làm như thế nào nếu gặp phải một đề bài như thế ?
(?)Trong SGK có 5 luận điểm , ta nên đưa vào bài những luận điểm nào ? 
- Phần lớn nội dung trắc nghiệm trong SGK đưa ra phù hợp với nhu cầu giải quyết vấn đề , do đó , có thể dùng làm luận điểm của bài văn.
- Tuy nhiên trong những câu trắc nghiệm ghi trong SGK cũng có nội dung không phù hợp với yêu cầu của đề bài như mục (d) , vì thế không thể dùng làm luận điểm 
(?) Hãy nêu yêu cầu về sắp xếp luận điểm ? 
(?) Hãy sắp xếp luận điểm trên sao cho hợp lí ? 
1 a, Gầy đây , cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi , không còn giản gị , lành mạnh như trước nữa
2 c, Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người “ văn minh” , “ sành điệu”
3 e, Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại nhưng cũng phải phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi , với hoàn cảnh sống và nói lên phẩm chất tốt đẹp của con người
4b, Việc chạy theo các “ một” ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn , ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ
5 Kết luận : Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh , đứng đắn
(?) Ta sẽ tập đưa yếu tố miêu tả trong khi trình bày những luận điểm nào ? ( luận điểm a)
(?) Hãy viết một đoạn văn nghị luận cho luận điểm a, trong đó phải có 2-3 câu miêu tả và tự sự ?
 GV gọi HS đọc và yêu cầu nhận xét 
(?) Trong các yếu tố miêu tả và tự sự đó , ù , có yếu tố nào không phù hợp với luận điểm hoặc không thực sự xuất phát từ yêu cầu của việc bàn luận hay không ? 
(?) Những yếu tố miêu tả, tự sự ấy có giúp cho sự nghị luận được rõ ràng , cụ thể sinh động hơn không ? 
(?) Em thích (“ hoặc không thích ) hình ảnh miêu tả và tự sự nào ?
(?) Từ việc xem xét các câu văn đó , em học tập được gì và rút ra được những kinh nghiệm gì về đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào văn nghị luận ?
I,Đề bài : “ Trang phục và văn hoá”
1, Định hướng làm bài 
Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh không phù hợp với lứa tuổi học sinh , truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình , Em viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn 
2, Xác lập luận điểm 
- Loại bỏ luận điểm d
3, Sắp xếp luận điểm 
+ MB: Vai trò của trang phục và văn hoá ; vai trò của một trang phục đối với xh và con người có văn hoá nói chung , đối với tuổi trẻ học đường nói riêng 
+ TB : ( Giải quyết các vấn đề – hệ thống luận điểm)
- Trang phục là 1 trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hoá của con người nói chung , của HS nhà trường nói riêng 
- Một trang phục là những trang phục làm theo kiểu cách , hình thức mới nhất , hiện đại , tân tiến nhất . Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục . Trang phục theo mốt thời đại , do vậy chứng tỏ một phần của con người hiểu biết , lịch sự , có văn hoá
- Nhưng chạy đua theo một trang phục nói chung , trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần xem xét lại , cần bàn kĩ lưỡng .
- Gầy đây , cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi , không còn giản gị , lành mạnh như trước nữa
- Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người “ văn minh” , “ sành điệu”
- Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại nhưng cũng phải phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi , với hoàn cảnh sống và nói lên phẩm chất tốt đẹp của con người 
- Việc chạy theo các “ một” ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn , ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ 
- Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh , đứng đắn 
+ KL: Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu . Lời khuyên các bạn đang chạy theo một nên suy nghĩ lại 
4, Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả 
GV hướng dẫn cho HS viết và trình bày trước lớp 
4, Củng cố : Nhận xét giờ luyện tập chỉ ra những ưu điểm mà lớp đã đạt được , những nhược điểm mà lớp cần chú ý sửa chữa , những kinh nghiệm có thể rút ra và những phương hướng phấn đấu 
5, Dặn dò : Học lại kiến thức phần lí thuyết . Viết thành một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài trong tiết luyện tập 
Tuần 31	Ngày soạn : 13/4/2006
Bài 30 	Ngày dạy : 15/4/2006
Tiết 121
I, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 Giúp HS 
- Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương 
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến , cảm ngĩ của mình về những vấn đề đó bằng 1 vb ngắn 
- Rèn kĩ năng : điều tra , tìm hiểu tình hình địa phương theo một chủ đề ; trình bày kết quả bằng một hình thức vb tự chọn 
II, CHUẨN BỊ 	
- Dự kiến khả năng tích hợp : Với phần Văn qua các vb nhật dụng như Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Oân dịch thuốc lá , Bài toán dân số , với phấn TLV ở các kiểu vb đã học 
- GV giao cho nhóm, tổ HS các đề tài cụ thể 
- HS : có ý thức ,kế hoạch chuẩn bị 
III, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1, Oån định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 
 3, Bài mới : 
 L Yêu cầu tiết học 
- Báo cáo kết quả đã làm về tình hình địa phương theo chủ đề : Môi trường ( vệ sinh , xử lí rác thải ) , chống nghiệm hút ( thuốc lá, thuốc phiện )
- Hình thức : vb tự chọn : tự sự , trữ tình , biểu cảm , miêu tả , nghị luận , báo cáo , đơn từ , thống kê  dài khoảng 1 trang 
- Trình bày miệng ngắn ngọn , rõ ràng và truyền cảm 
- Cả lớp lắng nghe góp ý 
 L Thực hiện 
Lần lượt các tổ , nhóm cử đại diện trình bày văn bản 
Các bạn và GV góp ý nhận xét về nd , hình thức trình bày 
Có thể thực hiện theo những định hướng sau :
+ Điều tra về thu gom rác thải nơi em ở ( ngõ , xóm , gia đình) trước đây vài năm , hiện nay , thời gian và hình thức thu gom , kết quả , những vấn đề còn tồn tại ? . Những kiến nghị và phương hướng khắc phục 
+ Cống rãnh , đường , ngõ làng em – vấn nạn đến bao giờ ? thực trạng và giải pháp ( có những con số chúng minh cụ thể)
(?) Bố tôi ( hoặc anh trai) đã cai thuốc lá 
 L Hướng dẫn chuẩn bị ra báo tường 
- Mục đích tờ báo : đăng tải các bài viết của các bạn trong lớp đã và chưa trình bày trong tiết học 
- Nội dung và hình thức trình bày tờ báo 
- Cử chủ nhiệm ( biên tập , viết , vẽ , trình bày )
4, Củng cố : Tổng kết tình hình làm bài tập và tiết học ( rút ra những kinh nghiệm về thâm nhập thực tế cũng như cách trình bày vb , những uư khuyết điểm phổ biến , công bố danh sách những bài viết khá)
5, Dặn dò : Về nhà học bài , soạn bài chuẩn bị tiết sau làm bài kiểm tra Tiếng Việt 

File đính kèm:

  • doctiet 119-121 l8.doc