Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 9: Văn bản Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)
Tổng kết :
- Nghệ thuật: ngòi bút hiện thực, sinh động.
- Nội dung:
Đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, xã hội ấy đẩy người nông dân đến đường cùng, khiến họ phải liều mạng chống lại.
Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ.
Tiết 9: Văn bản : TỨC NƯỚC VỠ BỜ Ngô Tất Tố I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; cảm nhận được quy luật hiện thực : có áp bức, có đấu tranh. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người nông dân. Thấy được những đặc sắc về nghệ thuật viết truyện của tác giả. II/ Chuẩn bị : 1.Giáo viên soạn bài – phim trong. 2.Học sinh chuẩn bị bài – vỡ bài tập. III/ Lên lớp: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra. 3.Bài mới. - Ngô Tất Tố là ngọn cờ đầu của dòng văn học hiện thực 1930 – 1945. Ông thành công về đề tài nông thôn. “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố. Hôm nay chúng ta sẽ học một đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng ? Cho HS đọc chú thích => Xuất thân nhà nho nghèo nông dân, nên ông có sự xem nông dân là đề tài chính. ? Thể loại của văn bản ? ? Nêu xuất xứ của đoạn trích? ? Giải thích “ Từ thuế thân” ? GV : hướng dẫn đọc ? Tìm hiểu nhân vật chị Dậu và bản chất tên cai lệ ? ? Em phân tích tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến. => Tình thế nguy kịch => Tìm mọicách cứu sống chồng. ? Hình ảnh bọn tay sai xuất hiện trong đoạn trích gồm những ai ? => Cai lệ, người nhà lý trưởng. ? Em hãy tìm những chi tiết làm rõ bộ mặt tàn nhẫn của tên cai lệ ? ? Phân tích nhân vật chị Dậu ? ? Khi thấy bọn cường hào anh Dậu ra sao ? ( sợ quá, lăn đùng ra => chỉ còn một mình chị dậu đối phó với lũ ác ôn ) ? Hãy phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích ? => Bản chất của người nông dân, do bị áp bức quá đáng, tình thương yêu chồng chị phải đánh người để cứu chồng. ? Tìm những chi tiết thể hiện sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu ? => Sức mạnh ở chị Dậu bắt nguồn từ lòng căm hờn, gia đình chỉ vì một suất sưu mà nhà tan cứa nát, phải bán con, chồng bị hành hạ đến sống dỡ, chết dỡ. => Nguyên nhân sâu xa là do tình thương đối với chồng, chị đã chăm sóc ân cần, đối với anh từ miếng ăn giấc ngủ, đau xót biết bao khi anh bị hành hạ đến thân tàn ma dại. Vì thế khi tháy chồng bị trói, chị phải đánh ngườI để bảo vệ chồng => Đây là phản ứng tự nhiên. ? Khi chị Dậu đánh nhau với tay sai, anh Dậu đã can ngăn. Chị dậu đã trả lời anh ra sao ? ? Em có đồng tình với “ nhan đề” ? Hợp lý nó đã nêu 1 quy luật ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” sự phản kháng của chị dậu là sự phản kháng tự phát tự nhiên. I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả : Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954 ) 2/ Tác phẩm ; - Thể loại : Tiểu thuyết - Xuất xứ : Trích chương 18 tác phẩm “ Tắt Đèn”. II/ Đọc - hiểu văn bản : 1/ Đọc: 2/ Chú thích: III/ Phân tích: 1/ Hình ảnh tên cai lệ : - Thét bằng giọng khàn khàn - Trợn ngược hai mắt - Giọng hầm hè - Chạy sầm sập đến - Bịch vào ngực chị dậu -> là kẻ trịch thượng bất nhân, bộ mặt tàn bạo của xã hội thực dân nữa phong kiến. 2/ Nhân vật chị Dậu : - Run run - Cháu van ông -> Thái độ nhún nhường, hạ mình. - Liều mình cự lại: Chồng tôi đau ốm. => Tư thế ngang hàng. - Mày trói ngay - Túm lấy cổ - lẳng cho một .. => Sức mạnh bắt nguồn lòng căm hờn, tình yêu thương. - Thà ngồi tù. => Sức phản kháng tiềm tàng nhưng mạnh mẻ. IV/ Tổng kết : - Nghệ thuật: ngòi bút hiện thực, sinh động. - Nội dung: Đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, xã hội ấy đẩy người nông dân đến đường cùng, khiến họ phải liều mạng chống lại. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ. 4.Củng cố : - Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật chị Dậu qua đoạn trích ? 5.Dặn dò: Về nhà học bài và soạn bài “Lão Hạc”.
File đính kèm:
- 9.doc