Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ (truyền thuyết)

Tuần 4 Soạn :

Tiết 11 - 12 Giảng :

 Đọc văn : TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY

(Truyền thuyết)

A. Mục tiêu bài học :

 -Kiến thức:

+ Nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: kết hợp yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng; phản ánh quan điểm, tình cảm của nhân dân về các sự kiện và nhân vật lịch sử.

+Nắm được giá trị tác phẩm: đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước.

-Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích truyện dân gian.

- Thái độ: Trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc,có thái độ nhận xét dúng với các nhân vật lịch sử .

B.Chuẩn bị dạy học:

1. Giáo viên: SGK,SGV,CKTKN,các tài liệu tham khảo khác.

2. Học sinh: Đọc bài,soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
o luận cùng bàn.
Hs trả lời cá nhân
Gv nhận xét ,bổ sung
- được hoá giải bằng hình ảnh Ngọc trai giếng nước có ý nghĩa gì?
Hình ảnh ngọc trai - giếng nước.
- Chứng minh được MC không cố ý lừa dối vua cha, bán nước mà bị TT lợi dụng. 
- Chứng minh TT cũng đã nhận ra sai lầm, hối hận.
- Sự hóa giải hận thù " truyền thống nhân hậu của nhân dân ta.
- Bài học lịch sử rút ra từ thái độ của Mị Châu là gì?
Hs trả lời cá nhân
Gv nhận xét ,bổ sung
- Đối với đất nước của mình TRọng Thuỷ có thái độ ra sao?
- Đối với Mị Châu tình cảm ntn?
- Trọng Thuỷ muốn đựcc cả hai nguyện vọng chứng tỏ là một người ntn?
- Chi tiết giếng nước cĩ ý nghĩa gì đối với nhân vật Trọng Thuỷ và Mị Châu?
- Kết thúc bi thảm của mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ mang ý nghĩa gì?
 Hs trả lời cá nhân
Gv nhận xét ,bổ sung
- HS đọc ghi nhớ nắm lại những nội dung chính trong phần ghi nhớ.
GV hướng dẫn HS tổng kết bài học.
- Tổng kết phần nội dung?
Tổng kết phần nghệ thuật?
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV kiểm tra đánh giá.
 - HS suy nghĩ trả lời.
- HS làm các bài tập.
I. Tìm hiểu chung.
1. Cụm di tích lịch sử Cổ Loa: 
(SGK/39)
2.Đặc điểm thể loại truyền thuyết.
- Một loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử, qua đĩ nhân dân thể hiện nhận thức, quan điểm, tình cảm của mình.
- Một số đặc điểm nổi bật:
+ yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng, thần kì hồ quyện.
+ Khơng chú trọng đến tính chân thực, chính xác khách quan của lịch sử, xây dựng được những hình tượng nghệ thuật độc đáo.
+ Lưu truyền trong khơng gian thời gian lịch sử - văn hố.Trong sinh hoạt lễ hội và tâm thức của người Việt.
3. Văn bản
a) Vị trí “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái” (ra đời vào cuối thế kỉ XV).
b. Bố cục : 4 đoạn :
- Đoạn thứ nhất: thuật lại quá trình xây thành – chế nỏ từ thất bại đến thành công của An Dương Vương nhờ có sự giúp đỡ của thần Rùa Vàng.
- Đoạn thứ hai: thuật lại hành vi lấy cắp lẫy nỏ thần của Trọng Thủy.
- Đoạn thứ ba: thuật lại diễn biến cuộc chiến tranh lần hai giữa hai nước, kết thúc bi kịch đối với cha con An Dương Vương.
- Đoạn thứ tư: thuật lại kết cục đầy cay đắng và nhục nhãđối với Trọng Thủy cùng chi tiết “ngọc trai – nước giếng” có ý nghĩa minh oan cho Mị Châu.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Nhân vật An Dương Vương.
a. Vai trò ADV trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước:
- Xây thành , chế nỏ : có công , có tấm lòng đối với đất nước
-Chi tiết kì ảo: Cụ già xuất hiện bí ẩn
 - Rùa Vàng từ biển Đông lên giúp An Dương Vương
#khẳng định việc làm của ADV là chính nghĩa, được lòng trời, hợp lòng dân
 -Kết quả: quân Triệu Đà thua to
=>Các việc làm của ADV nêu cao bài học cảnh giác, khẳng định vai trò của ADV và sự ca ngợi của nhân dân với những việc làm có ý nghĩa lịch sử.
b. Bi kịch nước mất- nhà tan:
 - Vô tình gả con gái cho con trai Triệu Đà , cho phép Trọng thuỷ ở rể : tạo cơ hội cho Mị Châu đánh tráo nỏ thần , mắc sai lầm .
 - Cậy có nỏ thần , điềm nhiên đánh cờ khi giặc đến : chủ quan , xem thường địch 
 -Kết quả: thất bại , bỏ chạy , giết con , sự nghiệp tiêu vong
 => Vua – có trách nhiệm cao đối với vận mệnh đất nước nhưng mất cảnh giác – rơi vào bi kịch : nước mất , nhà tan.
 + ADV tự tay chém đầu con gái#hành động quyết liệt dứt khoát đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc,cũng là sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua#mang tính bi kịch
 + ADV cầm sừng tê bảy tấc rồi theo gót Rùa vàng xuống biển -> huyền thoại hóa - ngợi ca và thanh minh .
2. Mị Châu - Trọng Thuỷ:
 - Con vua ADV , lén cho Trọng Thủy xem nỏ thần : cả tin, ngây thơ,quá yêu Trọng Thủy , mất cảnh giác,quên nhiệm vụ đối với đất nước .
 - Tin lời Trọng Thủy giấu cha việc tráo nỏ , rắc lông ngỗng : tin mê muội -> vô tình phạm tội , thành giặc .
 - Chấp nhận tội chết không dám xin thần , xin cha tha tội : đứng trên lợi ích dân tộc để nhìn nhận tội lỗi , sai lầm 1 cách chân thành , nghiêm túc .
 => Ngây thơ , yêu trong sáng , chân thành -> bi kịch : lừa dối cha , có tội với đất nước - chấp nhận chết .
 *Chi tiết:
 -Lời kết tội của Rùa Vàng® Sự giận thưong minh bạch của nhân dân
 - Máu -> ngọc trai , xác -> ngọc thạch : Sự hóa thân không trọn vẹn – Hư cấu -> bao dung , thông cảm - nhắc nhở nghiêm khắc : tình cảm gia đình - đất nước ( riêng – chung ) .
 - Hình ảnh ngọc trai - giếng nước : 
 + mối quan hệ nhân quả với lời nguyền của Mị Châu -> sự tỉnh ngộ của Mị Châu khi nhìn rõ bản chất lừa dối , xâm lược của Trọng Thủy . 
3. Trọng Thủy :
- Con trai Triệu Đà , sang Âu Lạc làm rể với tham 
vọng chính trị .
- Là người có trách nhiệm với đất nước,có hiếu với cha.
+ Là một tên gián điệp suất sắc.
+ Lấy được nỏ thần giúp cha chiếm Âu LẠc
- Yêu Mị Châu tha thiết.
+ Tìm cách gặp lại Mị Chau sau khi hoàn thành kế hoạch
+sau khi chiến thắng, tự tử vì “tiếc thương Mị Châu khôn cùng”.
- Trọng Thủy là một người tham vọng .Nhưng thực tế không cho phép được điều đó nenâ dẫn đến bi kịch. (Giằng co giữa tình yêu cha và Mị Châu ->chọn cha : tình yêu cha và trách nhiệm với đất nước -> phản bội tình yêu # bi kịch : tình yêu tan vỡ , chết bi thảm . => Kẻ xâm lược đầy ảo vọng , si tình .) 
 *Chi tiết Giếng nước: 
 + Với Trọng Thủy : nước giếng thể hiện nỗi ân hận vô hạn và chứng nhận cho lòng mong muốn được giải tội của Trọng Thủy .
 + Với Mị Châu : tấm lòng của nàng thêm được sáng tỏ , sự ngây thơ của nàng càng đáng thương .
==> Bài học lịch sử : phải luôn đề cao cảnh giác trước kẻ thù, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chung và riêng, nhà với nước. --> Kết thúc bi thảm của mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh.
4.Ghi Nhớ: (SGK)
 III.Tổng hợp,đánh giá,khái quát.
1. Nội dung: Tác phẩm để lại nhiều bài học lịch sử quý báu:đó là sự cảnh giác cao độ trước âm mưu đen tối của kẻ thù xâm lược.Và bài học về trách nhiệm của người lãnh đạo, đứng đàu quốc gia là phải có tâm nhìn xa, chính sách đúng dắn đối với vận mệnh của đất nước.Cũng như trách nhiệm của mỗi công dân với quốc gia.
2. Nghệ thuật: Tác phẩm thành công với sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì lạ hoang đường,thông qua những chi tiết tự sự chọn lọc tiêu biểu.
IV. Luyện tập :
1. Kiểm tra,đánh giá
- Hình ảnh ngọc trai - giếng nước có ý nghĩa gì với MỊ Châu và Trọng Thuỷ
- Sự hóa giải hận thù như vậy chứng tỏ truiyền thống gì của nd ta?
2. Bài tập :
a. Bài 1 (SGK/43)
4. Hướng dẫn tự học :
a. Bài cũ :
- Đặc điểm thể loại truyền thuyết.
- Nắm đặc các nhân vật ADV, MC và thái độ đánh giá của nhân dân ta
- Ý nghĩa, bài học lịch sử rút ra từ câu chuyện.
b. Bài mới : Lập dàn ý bài văn tự sự.
 - Ôn lại cách lập dàn ý một bài văn, đặc điểm của văn tự sự.
 - Trả lời các yêu cầu trong SGK, nắm cách lập làn ý bài văn tự sự.
5. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
I/ Những yêu cầu cần thiết :
1. Phải hình thành ý tưởng và phác thảo cốt truyện ( dự kiến tình huống, sự kiện và nhân vật ) mới viêt được 1 bài văn kể chuyện hoặc 1 truyện ngắn . 
 2. Chọn nhân vật 
 3.Chọn tình huống và sự kiện để kết nối các nhân vật 
 VD : Về Rừng Xà Nu của Nguyên Ngọc :Tác giả viết Rừng Xà Nu như thế nào ?
 + Chọn nhân vật (Tmú, Dit, Mai,Cụ Mết, Bé Heng)
 + Chọn tình huống và sự kiện để kết nối các nhân vật :
 * Cái chết của mẹ con Mai, 10 ngón tay Tnú bốc lửa-> 10 tên ác ôn đã chết vào những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng.
 * Rừng Xà Nu gắn liền số phận mỗi con người. 
 * Các cô gái lấy nước, cụ già lom khom, tiếng nước lách tách trong đêm khuya 
II/ Lập dàn ý : 
- Sắp xếp ý , tìm được trật tự thích hợp , xác định mức độ trình bày mỗi ý 
 - Câu chuyện 1: ánh sáng 
Mở bài :
 + Chị Dậu hớt hải chạy về phía làng mình trong đêm tối.
 + Về tới nhà , thấy 1 người lạ đang nói chuyện với chồng.
 + Vợ chồng gặp nhau vừa mừng, vừa tủi.
Thân Bài : 
 + Người khách lạ - cán bộ Việt minh tìm đến hỏi thăm tình cảnh gia đình anh Dậu.
+ Giảng giải vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ phải làm gì; nhân dân xung quanh vùng họ đã làm được gì, như thế nào?
+ Thỉnh thoảng ghé thăm gia đình anh Dậu, mang tin mới, khuyến khích chị Dậu.
+ Chị Dậu vận động những người xung quanh.
+ Chị dẫn đầu đoàn người phá kho thóc Nhật. 
Kết bài :
 + Chị Dậu và cả xóm làng chuẩn bị mừng ngày tổng khởi nghĩa 
 + Chị Dậu đón cái Tý trở về. 
III/ Luyện tập :
 Tên truyện 
Mở bài : Mạnh - ngồi 1 mình ở nhà vì bị đình chỉ học tập 
Thân Bài : 
 + Mạnh nghĩ về những khuyết điểm : trốn học đi chơi, lêu lổng với bạn.
 + Gần 1 tuần bỏ học : bài vở không nắm được, điểm xấu, hạnh kiểm yếu học kì I.
 + Nhờ sự nghiêm khắc của bố mẹ, sự giúp đỡ của thầy, bạn -> Mạnh đã thấy lỗi lầm, chăm học hành, tu dưỡng-> đạt học sinh tiên tiến.
Kết bài : 
 + Suy nghĩ của Mạnh sau giờ phát thưởng
 + Bạn rủ đi chơi xa, Mạnh từ chối khéo

File đính kèm:

  • doctiet 11,12.doc
Bài giảng liên quan