Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 17, 18: Tấm Cám (truyện cổ tích)

Đọc văn : TẤM CÁM

(Truyện cổ tích)

A. Mục tiêu bài học : Giúp HS :

 - V kiến thức :Nắm nội dung, nghệ thuật của truyện.

- Kĩ năng :Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kỳ; nhận biết truyện cổ tích thần kỳ qua đặc trưng thể loại.

- Thi độ:Tình yêu đồi với người lao động, củng cố niềm tin vào cái thiện vào chính nghĩa.

 B. Chuẩn bị bài học :

1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.

 2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.

C. Hoạt động dạy học

 1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ : Khơng

 3. Bài mới:

Trong mỗi chúng ta chắc ai cũng từng nghe câu thơ “mấy đời bánh đúc có xương.Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”

Cô Tấm từ bao đời nay đã đi vào lòng người dân Việt Nam như một mẫu người lí tưởng về tích cách dịu hiền, sự nhẫn nại chịu đựng gian khổ trong cảnh mẹ ghẻ con chổng.Cuộc đời trân chuyên của cô tấm ra sao chúng ta hãy đi vào bài học để tìm hiểu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 17, 18: Tấm Cám (truyện cổ tích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 	 	 Soạn : 
Tiết 	 	Giảng : 
Đọc văn :	 TẤM CÁM 
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu bài học : Giúp HS : 
 - Vê kiến thức :Nắm nội dung, nghệ thuật của truyện.
- Kĩ năng :Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kỳ; nhận biết truyện cổ tích thần kỳ qua đặc trưng thể loại.
- Thái độ:Tình yêu đồi với người lao động, củng cố niềm tin vào cái thiện vào chính nghĩa.
 B. Chuẩn bị bài học :
1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.
 2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.
C. Hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp.	
2. Kiểm tra bài cũ : Khơng
 3. Bài mới: 
Trong mỗi chúng ta chắc ai cũng từng nghe câu thơ “mấy đời bánh đúc cĩ xương.Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”
Cơ Tấm từ bao đời nay đã đi vào lịng người dân Việt Nam như một mẫu người lí tưởng về tích cách dịu hiền, sự nhẫn nại chịu đựng gian khổ trong cảnh mẹ ghẻ con chổng.Cuộc đời trân chuyên của cơ tấm ra sao chúng ta hãy đi vào bài học để tìm hiểu.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1. Gv hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm
- Thế nào là truyện cổ tích?
- là truyện cổ tích gồm mấy loại? Tấm Cám thuộc lọai nào?
- HS trả lời cá nhân.
- Gv nhận xét,hướng dẫn HS xem phần tiểu dẫn.
- Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc thể loại nào?
- Tìm bố cục của văn bản?
-Hs tĩm tắt văn bản.
- HS trả lời cá nhân.
- Gv nhận xét, chốt ý
* HĐ2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết tác phẩm.
- Mâu thuẫn chủ yếu của truyện là mâu thuẫn giữa ai với ai?
- Mâu thuẫn đó phát triển thành mấy giai đoạn?
- HS trả lời cá nhân
- GV nhận xét, chốt ý.
- Hoàn cảnh của Tấm khi sống với mụ dì ghẻ?
- Dì ghẻ là người ntn?
- Mẹ con Cám đối sử với Tấm ra sao?
- Thái độ của Tấm và Cám khi bắt tép ngoài ruộng?
- Cám đã có hành động gì để lừa Tấm?
- Ai đã giúp đỡ Tấm?
- HS trả lời cá nhân
- GV nhận xét, chốt ý.
- Thái độ của hai mẹ con Cám trước sự giúp đỡõ của Bụt dành cho Tấm?
- NHận xét về tính cách của Tấm ở giai đoạn khi sống với mụ dì ghẻ?
- Đó là mâu thuẫn gì?
HẾT TIẾT 17
TIẾT 18
- HS trả lời cá nhân
- GV nhận xét, chốt ý.
- Mẹ con Cám lại có những hành động nào nữa để hại Tấm?
- Khi trở thành hoàng hậu mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám có dịu đi hay không?
- Mâu thuẫn này phát triển đến cấp độ nào?
- HS trả lời cá nhân
- GV nhận xét, chốt ý.
- Vẽ sơ đồ biến hoá của Tấm?
- Nhận xét về sơ dồ biến hoá đó?
- Suy nghĩa của em về sự trả giá của mẹ con Cám?
- Nhận xét về vai trò của các yếu tố thần kì trong tác phẩm?
- Nhân vật Tấm đã có sự biến chuyển ntn?
Khái quát lại nội dung của tác phẩm.
Truyện Tấm Cám phản ánh những nội dung gì?
Hs trả lời.
Gv nhận xét, chốt ý.
Khái quát lại nghệ thuật của tác phẩm.
Tác phẩm thành cơng nhờ sự đống gĩp của các yếu tố nghệ thuật nào?
Hs trả lời.
Gv nhận xét, chốt ý.
- GV hướng dẫn HS luyện tập.
- Gv ra câu hỏi
- HS trả lời.
- Gv nhận xét, gợi ý.
- GV hướng dẫn HS làm luyện tập.
 - Gv hướng dẫn HS tìm các yếu tố thần kì trong văn bản.
- Hs về nhà làm hồn thiện bài tập .
I. Tìm hiểu chung.
 1. Truyện cổ tích :(sgk/18)
- Phân loại : (SGK / 65).
2. Truyện cổ tích Tấm Cám.
a) Thể loại:
- Thuộc loại cổ tích thần kì.
b) Tĩm tắt
c) Bố cục : 3 phần :
- Mở truyện: Ngày xưa... việc nặng: Giới thiệu các nhân vật chính và hoàn cảnh truyện.
- Thân truyện: Một hôm... về cung: Diễn biến câu chuyện.
- Kết truyện: Tấm trở lại thành người.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1.Mâu thuẫn xung đột của truyện
*Mâu thuẫn xung đột giữa mẹ con Cám và Tấm.
*Phát triển 2 giai đoạn: 
 _ khi Tấm ở nhà dì ghẻ.
 _ khi Tấm trở thành hoàng hậu.
2. Diễn biến của mâu thuẫn – xung đột:
a. Khi Tấm ở nhà mụ dì ghẻ:
 * Hoàn cảnh của Tấm:
+ Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.
+ Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ.
+ Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ – mẹ đẻ ra Cám.
+Dì ghẻ là người cay nghiệt
+Tấm phải làm lụng vất vả: chăn trâu, gánh nước, thái rau, vớt bèo.......
* Mẹ con Cám đối xư û với Tấm:
- Bắt hai chị em đi bắt cá – phần thưởng là chiếc yếm đỏ
 + Tấm chăm chỉ bắt cá à đầy giỏ.
+ Cám chỉ lo chơi à chẳng được con nào.
- Cám lừa Tấm trút hết cá để được yếm đỏ.
- Bụt hiện lên cho Tấm một con cá bống về nuôi để làm bạn.
+Mẹ con Cám tìm cách giết cá bống
 làm thịt
+ Mẹ con Cám không cho Tấm đi xem hội đổ thóc trộn lẫn gạo bắt nhặt.
 + khi Tấm thử giày - bĩu môi, khinh miệt, hằn học.
àTấm là cô gái chăm chỉ , hiền lành, nết na, đôn hậu, yếu đuối, thụ động, dễ bị bắt nạt.Tấm được Bụt giúp đỡ để có được hạnh phúc
èBản chất của mâu thuẫn này là thể hiện sự xung đột trong gia đình về quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.Mâu thuẫn này đang ở cấp độ mâu thuẫn gia đình.
b. Khi trở thành hoàng hậu:
* Hành động của mẹ con Cám
 + Chặt cau giết Tấm để đưa Cám lên làm hoàng hậu.
+ Giết chim vàng anh.
+ Chặt cây thị.
+ Đốt khung cửi, đổ tro bên lề đường.
- Mẹ con Cám luôn tìm cách giết hạiTấm.Mâu thuẫn – xung đột ngày càng căng thẳng, quyết liệt hơn.
- Không còn là mâu thuẫn gia đình mà đã phát triển cao hơn thành mâu thuẫn xã hội (mâu thuẫn giữa thiện và ác).
* Quá trình biến hoá của cuộc đời Tấm:
- Sơ đồ biến hóa
Tấm à Vàng anh à Xoan đào à Khung cửi àQuả thị àNgười.
- Ý nghĩa :
+Từ sự bị động và phản ứng yếu ớt,cũng như được sự giúp đỡ của Bụt thì đến lúc này Tấm đã tự mình phản ứng, hành động mãnh mẽ bằng sự hóa thân của mình.
+Thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc.
+Sau quá trình biến hóa kì diệu Tấm trở lại thành người xinh đẹp hơn thể hiện ước mơ của ngươi lao động cho Tấm tìm lại hạnh phúc ở cuộc đời trần thế thể hiện Ước mơ của nhân dân ta về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
*Sự trả giá của mẹ con Cám :
- Tấm trừng phạt mẹ con Cámà The åhiện nhu cầu trả thù của người bị áp bức, bốc lột theo triết lí dân gian “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”
4. Nghệ thuậtä:
- Sự tham gia của yếu tố thần kì àhấp dẫn và thể hiện triết lí dân gian “ở hiền gặp lành, ác giả ác bá”
- Thể hiện sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ hoàn toàn thụ động “ôm mặt khóc” (3 lần khóc) đến kiên quyết đấu tranh không hề rơi nước mắt.
- Lựa chọn sự việc chi tiết tiêu biểu.
III.Tổng hợp, đánh giá ,khái quát.
1.Nội dung:
Truyện Tấm Cám là một thành tựu rực rỡ của kho tàng cổ tích Việt Nam phản ánh những mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ >< con chồng) đồng thời phản ánh cuộc xung đột gay gắt giữa cái thiện và cái ác. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về hạnh phúc và công lý trong xã hội xưa.
2.Nghệ thuật: Tác phẩm thnàh cơng nhờ sự tham gia của yếu tố thần kì tạo cho văn bản hấp dẫn và thể hiện triết lí dân gian “ở hiền gặp lành, ác giả ác bá”.Thể hiện sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ hoàn toàn thụ động “ôm mặt khóc” (3 lần khóc) đến kiên quyết đấu tranh không hề rơi nước mắt.
IV. Luyện tập :
1.Kiểm tra, đánh giá:
- Em hiểu thế nào về chủ đề của truyện?
+Sức sống và sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập tấn cơng của thế lực thù địch.Đĩ là sức mạnh thiện thắng ác qua cuộc đấu tranh khơng khoan nhượng, đến cùng
2. Bài tập : (SGK/72)
- Bụt,cá bống, chim sẻ, quần áo Tấm mặc đị xem hội.
- Hình thức hĩa thân của Tấm.
.
4. Hướng dẫn HS tự học.
a) Bài cũ:
- Tóm tắt lại tác phẩm để nắmvững nội dung của câu truyện.
- Nắm kĩ nội dung của bài học:
+ Nhận xét về các nhân vật trong tác phẩm.
+ Ý kiến của em về hành động trả thù của Tấm.
+ Nắm nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm.
b) BaØi mới: Trả bài viết số 1
- Hs nhớ lại đề bài viết số 1
- Liệt kê những lỗi sai về chính tả, kiến thức

File đính kèm:

  • doctiet 17,18.doc