Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 28, 29: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

 Đọc văn : ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

A. Mục tiêu bài học :

-Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về VHDGVN đã học.

- Kĩ năng:Vận dụng đặc trưng các thể loại của VHDG để phân tích các tác phẩm cụ thể.

- Thái độ:Yêu quý và tự hào về nền văn học dân gian của dân tộc có ý thức bảo tồn và sưu tầm những tác phẩm dân gian trong nhân dân (Nếu có)

B. Chuẩn bị bài học :

1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.

2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.

C. Hoạt động dạy học

 1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị các câu hỏi và bài tập, các bảng biểu hệ thống của HS.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 28, 29: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Tuần 	 Soạn : 
 Tiết 	 Giảng : 
 Đọc văn : ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. Mục tiêu bài học : 
-Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về VHDGVN đã học.
- Kĩ năng:Vận dụng đặc trưng các thể loại của VHDG để phân tích các tác phẩm cụ thể.
- Thái độ:Yêu quý và tự hào về nền văn học dân gian của dân tộc cĩ ý thức bảo tồn và sưu tầm những tác phẩm dân gian trong nhân dân (Nếu cĩ)
B. Chuẩn bị bài học :
1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.
C. Hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị các câu hỏi và bài tập, các bảng biểu hệ thống của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1 : Hướng dẫn HS ôn tập theo các câu hỏi (SGK/ 100- 101)
- Gọi HS nêu yêu cầu của câu 1.
 - HS làm việc cá nhân trả lời.
 - GV chốt ý.
 - GV gọi HS nêu yêu cầu của câu 2, phân công HS thành 6 nhóm/ 6 thể loại.
 - HS làm việc theo nhóm, trình bày, cả lớp bổ sung.
 - GV chốt ý.
- Các nhóm trình bày ngắn gọn những đặc trưng chủ yếu của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ, có dẫn chứng bằng các tác phẩm đã học.
- Chỉ ra đặc trưng của các thể loại sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ.
 + Sử thi có đặc trưng gì?
 + Truyền thuyết có đặc trưng gì?
 + Truyện cổ tích có đặc trưng gì?
 +Truyện cười có những đặc trưng gì?
 + Ca dao có đặc trưng gì?
 + Truyện thơ có đặc trưng gì?
 HS thảo luận theo bàn và trình bày theo gợi ý câu hỏi của Gv.
 GV nhận xét, chốt lại : hs học trong sgk.
- HS lập bảng tổng hợp.
Từ các truyện dân gian hoặc các đoạn trích đã học lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu dưới đây. 
 GV chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm 1 thể loại, thảo luận và trình bày.
 HS nhận xet
 GV nhận xét bổ sung, chốt ý, ghi vào bảng vẽ trên bảng.
- GV nêu yêu cầu của câu 4, hướng dẫn HS xem lại (SGK/ 82) và các văn bản đã học để trả lời.
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng trong SGK (101-102).
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài 1.
 - GV hướng dẫn HS cách làm :
 + Đọc lại đoạn Đăm Săn múa khiên 
 + Nghệ thuật tiêu biểu để tả anh hùng sử thi là gì ? Qua đó vẻ đẹp nhân vật được lí tưởng hóa thế nào ?
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài 2, hướng dẫn HS cách làm : căn cứ vào nội dung và đặc điểm nghệ thuật truyện ADV và MC-TT đã học điền vào bảng theo mẫu SGK/ 101.
 - GV kiểm tra bảng chuẩn bị của HS, nhận xét.
 -
 GV nêu yêu cầu bài tập 3.
- Giai đoạn đầu Tấm phản ứng như thế nào?.
- Giai đoạn sau hành động phản ứng của Tấm như thế nào ?
- Vì sao lại có sự chuyển biến như vậy ?
 - HS trao đổi, trả lời.
 - GV chốt ý.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài 4.
 - GV hướng dẫn HS dựa vào 2 truyện cười đã học điền vào bảng theo mẫu SGK/ 102.
- GV kiểm tra bảng chuẩn bị của HS, nhận xét.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 5.
 - GV phân công HS làm 4 nhóm/ 4 câu.
 - HS trao đổi theo nhóm, đại diện trình bày, bổ sung.
- GV chốt ý.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 6.
- HS làm việc cá nhân, trả lời.
- GV nhận xét, định hướng.
+ Thơ HXH “Thân em tròn”.
- ca dao : “Ai đi muôn dặm non sông/ Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy”.
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được hình thành, tồn tại, phát triển nhờ tập thể và gắn bó, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng động.
- Có các đặc trưng cơ bản :
 + Tính truyền miệng.
 + Tính tập thể.
Ví dụ : 
- Tấm cám
- Tiễn dặn người yêu
- Thần trụ trời
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
2. Hệ thống thể loại của VHDG.
a)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC THỂ LOẠI
Truyện dân gian
Câu nói dân gian
Thơ ca dân gian
Sân khấu 
dân gian
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ.
Tục ngữ
Câu đố
Ca dao
vè
Chèo
Tuồng dân gian
b) Đặc trưng của các thể loại:sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ.
(SGK phần tiểu dẫn của các bài học)
3. Bảng tổng hợp, so sánh các thể loại truyện dân gian đã học.
Thể loại
Mục đích sáng tác
Hình thức lưu truyền
Nội dung phản ánh
Kiểu n/v chính
Đặc điểm nghệ thuật
Sử thi (anh hùng).
Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân TN xưa.
Hát – kể.
Xã hội Tây Nguyên cổ đại thời công xã thị tộc.
Người anh hùng sử thi 
cao đẹp kì 
vĩ (Đam San).
So sánh, phóng đại, trùng điệp à hình tượng hoành tráng.
Truyền thuyết.
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Kể – diễn xướng (lễ hội).
Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật truyền lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu.
Nhân vật 
lịch sử được truyền thuyết hóa (An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy).
Hư cấu từ cái lõi là sự thật lịch sử có yếu tố hoang đường, kỳ ảo.
Truyện cổ tích.
Thể hiện nguyện vọng ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp : chính nghĩa thắng gian tà.
Kể.
Xung đột xã hội cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà.
Người con riêng, con út nghèo, bất hạnh, người lao động tài giỏi
Hoàn toàn hư cấu – kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trải qua 3 chặng.
Truyện cười.
Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán xã hội (giáo dục trong nội bộ nhân dân và lên án giai cấp thống trị.
Kể.
Những điều trái tự nhiên, thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội.
Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu (học trò dấu dốt)
Truyện ngắn gọn, tình huống bất giờ mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột à gây cười.
4. Nội dung và nghệ thuật của ca dao :
-Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thân phận của họ bị phụ thuộc vào những người khác trong xã hội, giá trị của họ không được ai biết đến. Thân phận ấy thường được nói lên bằng những so sánh, ẩn dụ như tấm lụa đào hạt mưa sa
- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến những tình cảm phẩm chất của người lao động như tình bạn cao đẹp, tình yêu mặn nồng, tình nghĩa thủy chung.
- Đó là những hình ảnh quen thuộc, những cập hình ảnh sóng đôi.
Họ thẳng thắn tự cười những mặt còn hạn chế của mình và phê phán cái xấu của bọn thống trị.
- Tiếng cười nói lên tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động.
- Nhiều biện pháp nghệ thuật mang tính truyền thống : so sánh, ẩn dụ, phóng đại, trùng điệp v.
II. Bài tập vận dụng :
1. Bài 1 (SGK/ 101).
2. Bài 2 (SGK/ 101).
3. Bài 3 (SGK/ 101).
- Giai đoạn đầu : yếu đuối, thụ động; gặp khó khăn chỉ biết khóc, nhờ sưk giúp đỡ của Bụt.
- Giai đoạn sau : kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống, hạnh phúc.
" Mâu thuẫn ban đầu chưa căng thẳng, Tấm được Bụt giúp nên thụ động; mâu thuẫn về sau một mất một còn buộc tấm phải trỗi dậy đấu tranh.
4. Bài 4 (SGK/ 101).
5. Bài 5 (SGK/ 101)
a. - Thân em như hạt mư hạt mưa rào
 Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
 - Thân em như miếng cau khô
 Người thanh tham mỏng kẻ thô tham dày.
 - Chiều chiều ra đứng ngõ sau
 Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
 - Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
 .....
b. Hình ảnh so sánh ẩn dụ : tấm lụa đào, củ ấu gai, tấm khăn, ngọn đèn, trăng 
- Người bình dân lấy từ trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên,ïdễ cảm nhận, đem đến hiệu quả nghệ thuật cao đối với người đọc.
c. – Khăn, áo : bài tập 2(SGK/85).
 - Cây đa, bến nước, con thuyền :
 “Thuyền ơi . đợi thuyền”
 - Gừng cay, muối mặn : 
“Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.
6. Bài 6 (SGK/ 102).
4. Hướng dẫn tự học :
a. Bài cũ :
- Nắm vững các đặc trưng cơ bản của văn học DG, đặc trưng của các thể loại VHDG, nội dung và nghệ thuật của ca dao.
- Làm các bài tập vận dụng hoàn thiện.
b. Bài mới : Trả bài số 2 – Ra đề bài số 3 (ở nhà).
 - Xem lại nội dung, cách làm bài viết số 2.
- Tự nhận xét về nội dung, bố cục, phương pháp làm bài, các lỗi mắc phải.

File đính kèm:

  • doctiet 28,29.doc