Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 34: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Tiếng việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

 A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

 - Nắm được các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, PCNNSH với những đặc trưng cơ bản của nó.

- Nâng cao kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo PCNNSH.

B. Chuẩn bị bài học :

1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.

2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.

C. Hoạt động dạy học

 1. Ổn định lớp.

1. Kiểm tra bài cũ :VHTĐ VN gồm các thành phần nào ? Các giai đoạn phát triển ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 34: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 	 	Soạn: 
Tiết 	 	Giảng: 
 Tiếng việt: 	 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
 A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
 - Nắm được các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, PCNNSH với những đặc trưng cơ bản của nó.
- Nâng cao kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo PCNNSH.
B. Chuẩn bị bài học :
1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.
C. Hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp.
 Kiểm tra bài cũ :VHTĐ VN gồm các thành phần nào ? Các giai đoạn phát triển ? 
Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các biểu hiện của nó.
- GV gọi 1 học sinh đọc ví dụ (SGK/113)
- Xác định thời gian và không gian?
- Nhân vật chính, phụ trong cuộc hội thoại là những ai ? Quan hệ của họ?
- HS trao đổi theo bàn, trả lời.
- GV chốt ý.
- Nội dung của cuộc hội thoại là gì ?
- Mục đích của cuộc hội thoại ?
- Nhận xét về cách dùng từ ngữ, câu trong đoạn hội thoại ?
- Căn cứ vào sự phân tích trên cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt ?
- Ngôn ngữ sinh hoạt có những dạng biểu hiện chủ yếu nào ?
- HS trả lời theo SGK.
- GV chốt ý.
- GV yêu cầu khái quát lại nội dung bài học.
 - Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt ? Các dạng biểu hiện ?
- HS trả lời theo nội dung bài học.
- GV chốt ý, gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ (SGK/114).
* H Đ 2 : Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS làm bt 1.
Hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau.
-Như thế nào là lời nói vừa lòng nhau?
-Trong trường hợp nào thì cần làm vừa lòng nhau?
-Nếu cứ làm vừa lòng nhau một chiều thì được không? (Nịnh bợ nhau)
- Hs làm bt 2
- Trong đoạn trích (SGK) ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? 
- Anh (chị) nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn này?
 Hs làm BT, GV nhận xét ,bổ sung
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt.
a. Ví dụ:
- Không gian, thời gian. 
+ Buổi trưa.
+Tại khu tập thể X
- Nhân vật :
+ Chính : Lan, Hùng, Hương: quan hệ bạn bè.
+ Phụ : quan hệ ruột thịt hoặc xã hội.
- Nội dung: Báo đến giờ đi học.
- Mục đích: Đến lớp đúng giờ.
- Từ ngữ: hô gọi, tình thái: ơi, à, đi, chứ, gớm
- Sắc thái thân mật, suồng sã : chúng mày, lạch bà lạch bạch
- Câu: tỉnh lược, đặc biệt.
b. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt :
 Ghi nhớ (SGK/114, ý 1)
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
3. Ghi nhớ: (SGK/114)
III. Luyện tập:
1. Bài tập
a)Bài tập 1/114
- “Lời nói” - vốn chung của toàn dân không mất tiền nhưng không được tùy tiện.
- “ Lựa lời” – phải chọn lọc suy nghĩ kĩ trước khi nói vf nó thể hiện trí tuệ, tư cách đạo đức, tình cảm
 + Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Mọi người hãy tôn trọng giữ gìn phép lịch sự . Hãy biết lựa chọn “từ ngữ” thích hợp để giao tiếp.
 + Tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp.
+ Lời nói thẳng tuy không phải lúc nào cũng làm vừa lòng người khác nhưng lại rất tốt và có hiệu quả giao tiếp.
- Câu thứ hai: “Vàng lời”. 
 + Muốn biết vàng tốt hay xấu thì phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được người ấy có tính nết như thế nào người nói dễõ nghe hay sỗ sàng, cục cằn.
-> Khẳng định giá trị , phẩm chất con người được thể hiện qua lời nói.
b)Bài 2/114 .
- Thuộc dạng lời nói tái hiện ngôn ngữ sinh hoạt ( trong TPVH)
+Nội dung: Nói về những vấn đề của cuộc sống.
+Từ ngữ: Có một số đặc điểm: Xưng hô gần gũi thân mật, sử dụng từ địa phương( tên riêng, cụ thể)
4. Hướng dẫn tự học :
a. Bài cũ:
- Nắm khái niệm, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
- Làm các bài tập trong SGK.
b. Bài mới: Tỏ lòng (Thuật hoài) – Phạm Ngũ Lão.
- Tìm hiểu những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm.
- Đọc văn bản cả 3 phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài theo các câu hỏi trong SGK/116

File đính kèm:

  • doctiet 34.doc
Bài giảng liên quan