Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 12: Đọc thêm: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Bố cục: 3 phần

 Phần 1: 2 câu đầu: Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất.

 Phần 2: Tiếp đến câu 22: Hồi tưởng lại những kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn.

 Phần 3: Còn lại: Nỗi đau khôn tả trước hiện thực xót xa.

 5.Chủ đề:

Bài thơ là niềm suy tưởng, nỗi xót xa vô hạn khi nghe tin bạn mất. Đồng thời ca ngợi tình bạn keo sơn, gắn bó của tác giả và DK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 12: Đọc thêm: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết: 12 ( lớp 11a2), 13 ( lớp 11a5, 11a6)	Ngày soạn: 25 / 09 / 07
Đọc thêm: KHÓC DƯƠNG KHUÊ
( Nguyễn Khuyến)
Mục tiêu bài học
Giúp hs:
Thấy được tình cảm thống thiết của nhà thơ đối với người bạn già của mình.
Chuẩn bị
Gv. Soạn giảng
Hs: Soạn bài trước ở nhà
Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài thơ “ MồngKí” và phân tích hai câu đầu.
Bài mới
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cần đạt
Dg NK và DK là hai người bạn rất thân với nhau, NK hơn DK 4 tuổi nhưng hai người đậu cử nhân cùng một khoa. Mỗi người có một cách sống khác nhau. Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, NK liền từ quan không hợp tác với triều đình, DK thì ra làm quan cao cho Pháp đến chức tổng đốc Nam Định. Dù thế hai người vẫn giữ tình bạn thân thiết, keo sơn, gắn bó không hề thay đổi. Năm 1902 DK mất, NK nghe tin liền làm bài thơ này khóc bạn.
- GV yêu cầu HS đọc bài. Tìm bố cục bài thơ
- Tìm chủ đề bài thơ?
- Khi hay tin bạn mất, tâm trạng, thái độ của tác giả như thế nào? Tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng đó?
- Nghệ thuật gì được sử dụng ở đây?
PG: Khi hoàn toàn nhận ra đó là sự thật, nhà thơ thấm thía nỗi đau xót qua giọng thơ như chùn xuống với câu cảm thán.
DG: Ở đây ta thấy một chữ “ta” ríu rít sum vầy trong “bạn đến chơi nhà” không còn nữa mà nhường cho chữ “ta” nặng trĩu cô đơn giữa khoảng mênh mông mây nứơc. Nỗi đau đã nhuốm sâu vào cảnh vật, trước NK, ND viết “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” Đó là cái màu tâm trạng, nó cũng hiu hắt mênh mông nhưng không lạnh lẽo như NK.
Giảng. Sau tiếng kêu đau đớn xé lòng, trước cái tin bạn mất, nhà thơ nhớ lại những kỉ niệm thân thiết đã từng gắn bó giữa hai người trong suốt mấy chục năm trời ở bên nhau. Những kỉ niệm sống dậy trong tâm hồn nhà thơ khá phong phú, đa dạng.
Pv. Nghệ thuật gì được sử dụng ở đây? Tác dụng của nó?
DG.Sau dòng hồi ức, nhà thơ lại trở về với hiện thực xót xa.
Pv. Tâm trạng, nỗi đau ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào.
Dg. Nhà thơ dùng những điển tích về tình bạn tri âm, tri kỉ nổi tiếng thời xưa để nói lên nỗi đau mất bạn. Đó là câu chuyện nói về Trần Phồn đời hậu Hán có một người bạn rất thân là Tử Trì, Phồn dành cho bạn cái giường để bạn ngồi, lúc bạn về thì treo giường lên, không để người khác ngồi. Đó là chuyện Bá Nha - Tử Kì, một người có tài chơi đàn, một người hiểu sâu sắc tiếng đàn của người kia, Tử Kì mất, Bá Nha cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình nên không chơi nữa.
Giới thiệu chung
Dương Khuê ( 1839 – 1902 ), quê Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Đông ( nay là Hà Tây); Đỗ tiến sĩ, là một nhà thơ lớn và là bạn thân của Nguyễn Khuyến.
Hoàn cảnh sáng tác.
Năm 1902, DK mất, NK nghe tin viết bài: “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư, viết bằng chữ Hán, sau đó dịch sang chữ Nôm.
Thể thơ.
Song thất lục bát, dài 38 câu.
 4.Bố cục: 3 phần
 Phần 1: 2 câu đầu: Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất.
 Phần 2: Tiếp đến câu 22: Hồi tưởng lại những kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn.
 Phần 3: Còn lại: Nỗi đau khôn tả trước hiện thực xót xa.
 5.Chủ đề:
Bài thơ là niềm suy tưởng, nỗi xót xa vô hạn khi nghe tin bạn mất. Đồng thời ca ngợi tình bạn keo sơn, gắn bó của tác giả và DK.
II. Phân tích:
1.Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất
- “Bác Dương” ª Cách xưng hô đối với những người bạn cao tuổi, vừa thân thiết vừa kính trọng.
- “Thôi đã thôi rồi” ª Thảng thốt, bàng hoàng.
¢Câu thơ đầu là lời than đau đớn, xót xa, uất nghẹn đến độ bàng hoàng, thảng thốt.
- NT: Nói giảm
- Từ láy “man mác”, “ngậm ngùi”ª Cụ thể hoá tâm trạng ¦ Câu thơ chùn xuống ¦ Nỗi buồn, đau thương bao trùm cả đất trời và lòng người.
Hồi tưởng những kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn
Thuở trẻ: 
Cùng nhau đi thi và cùng đỗ một khoa š trở thành đôi bạn “ sớm hôm cùng nhau”, sự gặp gỡ đó như duyên trời xui khiến.
“Kính yêu từ trước đến sau”¦ tình bạn đẹp, cao quý, toàn vẹn.
Cùng nhau vui chơi, du ngoạn, thăm thú danh lam thắng cảnh, thưởng thức tiếng đàn, tiếng phách, chia nhau một chén rượu ngon, đàm đạo về văn chương.
Sự gắn bó thuỷ chung, ngay cả lúc vui và lúc nạn.
Nghệ thuật: Điệp ngữ “cũng có lúc”, “có khi”¦ âm hưởng trùng điệp¦ những kỉ niệm của năm tháng hiện về dồn dập ¦ sự đồng điệu của hai tâm hồn.
Tuổi già
“ Bác già mới là”
+ Câu thơ cảm thán + Điệp từ “thôi”¦ nỗi niềm tâm sự thầm kín xót xa của nhà thơ, dẫu hoàn cảnh cuộc sống giữa hai người có khác 
Khó gặp nhau. Lần gặp bác gần đây: cách 3 năm¦ rất vui, cầm tay, mừng vì bác còn khoẻ mạnh.¦ Sự quan tâm thân thiết, mừng cho bạn cũng như cho mình đã vượt qua bao nhiêu thử thách trong cuộc đời.
3. Nỗi đau đớn khôn tả trước hiện thực xót xa
- “ Làm sao”, “ vội”, “về ngay”, “chợt nghe”, “bỗng”, “chân tay rụng rời”¦ sự sửng sốt bàng hoàng như không tin vào sự thật đau lòng ấy, đó là nỗi mất mát quá lớn trong cuộc đời.
- Mất bạn, cuộc đời trở nên cô đơn, trống vắng, mọi thú vui đều không còn ý nghĩa.
- “ Rượu ngon .không mua”¦ Điệp từ “không” (5 lần)¦ nhịp thơ dằn xuống ¦ sự trống vắng đến nghẹn ngào chua xót.
- Mất bạn, không còn là người tri âm, tri kỉ nên nhà thơ không muốn làm thơ, gảy đàn nữa.
- Nỗi lòng “ tuy thươngchứa chan”
ª Tâm sự chua xót với nỗi đau chân thành, chỉ còn biết lấy nhớ làm thương, không thể khóc được nữa, nỗi đau như dồn cả vào lòng, nước mắt chảy vào trong.
III. Tổng kết.
“Với tài năng và tấm lòng, nhà thơ dân tộc Nguyễn Khuyến đã để lại kiêt tác “Khóc Dương Khuê”, một viên ngọc quý viết về tình bạn lung linh trong vườn hoa văn học nước nhà.” ( Hoàng Hữu Yên)
4.Củng cố
? Tình bạn của Nguyễn Khuyến qua bài “ Khóc Dương Khuê”
5.Dặn dò.
Học thuộc lòng bài thơ, bài cũ; Soạn bài “Đọc thêm: Vịnh khoa thi hương”
Rút kinh nghiệm:	

File đính kèm:

  • dockhoc duong khue.doc
Bài giảng liên quan