Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 130: Tiếng Việt: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

KHỞI ĐỘNG:

* Nhóm 1:

1. VHTĐ Việt Nam được tính mốc thời gian từ thế kỉ X? (Đúng)

2. Trần Đức Lương là tác giả của “Trích diễm thi tập”? (Sai)

3. Nguyễn Du quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh? (Sai)

4. Truyện Kiều của Nguyễn Du có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc? (Đúng).

5. Giá trị nổi bật của “Bình Ngô đại cáo” là tinh thần yêu nước? (Đúng).

* Nhóm 2:

1. “Trích diễm thi tập” do Hoàng Đức Lương biên soạn là một tập thơ? (Đúng).

2. Thư dụ Vương Thông lần nữa” của Nguyễn Trãi nằm trong tập “Quốc âm thi tập”? (Sai).

3. “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX? (Sai).

4. Đoàn Thị Điểm là dịch giả của Chinh Phụ Ngâm? (Đúng).

5. Nguyễn Trãi được UNESSCO kỉ niệm 600 năm sinh vào năm 1980? (Đúng).

 

doc5 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 130: Tiếng Việt: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 130: Ôn tập 
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hệ thống kiến thức về văn học Việt Nam thời trung đại về các mặt: đặc điểm nổi bật về hình thức, nội dung, tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
- Ôn tập kiến thức đã học dưới hình thức học mà chơi, chơi mà học.
B. Phương pháp, phương tiện:
- Phương pháp: Tổ chức cho học sinh ôn tập dưới hình thức trò chơi: Hành trình lên đỉnh Bạch Mã”, gồm có bốn phần thi giữa các tổ: “Khởi động”, “Vượt chướng ngại vật”, “Tăng tốc”, “Về đích”.
- Phương tiện: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, máy chiếu.
C. Tiến trình bài dạy:
TG
HĐ CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: GV hướng dẫn luật thi: HS hoạt động theo nhóm (4 nhóm). Mỗi nhóm cử một thành viên tham gia Ban giám khảo để tính điểm cho các đội thi.
HĐ2: PHẦN THI KHỞI ĐỘNG:
TT1: GV hướng dẫn luật thi: Mỗi đội trả lời 5 câu hỏi có dạng đúng-sai, đúng mỗi câu được 10 diểm, sai không bị trừ.
TT2: Nhóm 1 trả lời 5 câu hỏi của đọi mình.
TT3: Phần thi của nhóm 2.
TT4: Phần thi của nhóm 3.
TT5: Phần thi của nhóm 4.
HĐ3: PHẦN THI “VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT”.
TT1: GV hướng dẫn luật chơi:
Chướng ngại vật là một ô chữ gồm 8 ô hàng ngang. Mỗi đội đươch chọn 2 ô hàng ngang, trả lời dúng được 20 điểm, các đội khác trả lời đúng được 10 điểm. Tìm được từ chìa khoá sau khi mở 2 hàng ngang được 80 điểm, sau khi mở 4 hàng ngang được 40 điểm, sau khi mở tất cả hàng ngang được 30 điểm. Trả lời sai từ chìa khoá sẽ bị loại khỏi phần thi.
TT2: Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo hướng dẫn.
TT3: GV giải thích rõ từ chìa khoá: TÍNH QUY PHẠM là một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam. Các trí thức phong kiến một mặt vừa tuân theo tính quy phạm, mặt khác phá vỡ tính quy phạm trong quá trình sáng tác của mình.
HĐ4: PHẦN THI “TĂNG TỐC”
TT1: GV hướng dẫn luật chơi:
Phần thi gồm có 8 câu hỏi với 3 dữ kiện theo độ khó giảm dần. Trả lời đúng ở dữ kiện 1,được 30 điểm; trả lời đúng ở dữ kiện 2, được 20 điểm; trả lời đúng ở dữ kiện 3 được 10 điểm.
HĐ 5: PHẦN THI “VỀ ĐÍCH”.
TT1: GV hướng dẫn luật chơi: Phần thi gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn A-B-C-D: 4 câu hỏi khó- trả lời đúng được 20 điểm, 4 câu hỏi dễ- trả lời đúng được 10 điểm. Mỗi đội được hai lần chọn câu hỏi (một câu dễ, một câu khó). Trả lời sai bị mất điểm cho đội trả lời đúng.
TT2: Các đội lần lượt chọn câu hỏi, trả lời.
HĐ 6: Ban giám khảo công bố điểm của các đội.
HĐ7: Giáo viên nhận xét kết quả cuộc thi, đánh giá chung về phần chuẩn bị của các tổ.
HĐ8: Dặn dò tiết sau:
- Lập bảng hệ thống các tác phẩm văn học trung đại đã học trong chương trình.
- Chuẩn bị bài mới: Làm văn: Văn bản quảng cáo.
 KHỞI ĐỘNG:
* Nhóm 1:
1. VHTĐ Việt Nam được tính mốc thời gian từ thế kỉ X? (Đúng)
2. Trần Đức Lương là tác giả của “Trích diễm thi tập”? (Sai)
3. Nguyễn Du quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh? (Sai)
4. Truyện Kiều của Nguyễn Du có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc? (Đúng).
5. Giá trị nổi bật của “Bình Ngô đại cáo” là tinh thần yêu nước? (Đúng).
* Nhóm 2:
1. “Trích diễm thi tập” do Hoàng Đức Lương biên soạn là một tập thơ? (Đúng).
2. Thư dụ Vương Thông lần nữa” của Nguyễn Trãi nằm trong tập “Quốc âm thi tập”? (Sai).
3. “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX? (Sai).
4. Đoàn Thị Điểm là dịch giả của Chinh Phụ Ngâm? (Đúng).
5. Nguyễn Trãi được UNESSCO kỉ niệm 600 năm sinh vào năm 1980? (Đúng).
* Nhóm 3:
1. Chữ “cáo” trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi có nghĩa là “tố cáo tội ác của giặc Minh”? (Sai).
2. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du gồm 2354 câu thơ? (Sai).
3. Thân Nhân Trung là tác giả của “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia? (Đúng).
4. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XV? (Sai).
5. “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão thuộc chủ đề thơ ngôn chí? (Đúng).
* Nhóm 4:
1. Tư tưởng bao trùm “truyện Kiều” là tinh thần nhân đạo? (Đúng).
2. Bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi được viết với thể thơ thất ngôn xen lục ngôn? (Đúng).
3. Nguyễn Trãi còn có tên là Lê Trãi? (Đúng).
4. “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái là tác phẩm viết bằng chữ Nôm? (Sai).
5. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”
Là hai câu thơ trích trong “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều? (Sai).
“VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT”
Câu 1: Ngô Sĩ Liên đã dùng thể loại này để viết tác phẩm của mình. ( Sử kí).
Câu 2: Tên vị Thiền sư đã viết bài “Cáo tật thị chúng”. (Mãn Giác).
Câu 3: Loại văn tự thể hiện tinh thần dân tộc cao độ của các trí thức phong kiến. (Chữ Nôm).
Câu 4: Tên hiệu của một nhà thơ, nhà quân sự, chính trị tài ba.(Ức Trai).
Câu 5: một tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến Văn học trung đại Việt Nam.(Phật giáo).
Câu 6: Tác giả của bài thơ “Tỏ lòng”. (Phạm Ngũ Lão).
Câu 7: Nguyễn Dữ dã dùng thể loại này để viét tác phẩm của mình. ( Truyền kì).
Câu 8: Trong phần cuối đoạn trích “Trao duyên”, Kiều đã gọi Kim Trọng bằng từ này. (Tình quân).
Từ chìa khoá: TÍNH QUY PHẠM. 
“TĂNG TỐC”.
Câu 1: Ông là ai?
1. Ông sống vào khoảng thế kỉ XVI, hiện chưa rõ năm sinh, năm mất.
2. Ông làm quan một năm thì từ quan về quê phụng dưỡng mẹ già.
3. Tác phẩm của ông dùng yếu tố kì ảo làm phương thức sáng tác nhưng vẫn đậm chất hiện thực.
 (Nguyễn Dữ).
Câu 2: Đây là tác phẩm nào?
1. Được sưu tập sau khi tác giả đã qua đời.
2. Là bài thứ 35 trong tập sách.
3. Trong bài có thực hiện chiến thuật “công tâm” một cách tài tình.
(“Thư dụ Vương Thông lần nữa” của Nguyễn Trãi)
Câu 3: Nhà thơ nào?
1. Xuất thân trong gia đình quý tộc.
2. Từ nhỏ đã được đưa vào cung ăn học.
3. Vì thế, hơn ai hết, ong hiểu rõ nỗi khổ của người cung nữ và thói hoang dâm vộ độ của bọn vua chúa.
(Nguyễn Gia Thiều).
Câu 4: Đây là hai câu thơ nào?
1. Thể hiện tâm trạng bi phẫn cao độ của nhân vật trữ tình.
2. Kêt sthúc một đoạn trích trong tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều.
3. Dùng nhiều động từ: bứt, bực, đạp.
(Đang tay muốn bứt tơ hồng
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra).
Câu 5: Tác phẩm văn học nào?
1. Thực tế lịch sử đã tác động mạnh mẽ đến nội dung tác phẩm.
2. Là niềm tự hào lớn lao về ngôn ngữ văn học tiếng Việt.
3. Thể hiện sự sáng tạo của tác giả về nhiều mặt, từ nội dung đến hình thức nghệ thuật.
(“Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
Câu 6: Đây là nhân vật văn học nào?
1. Một người phụ nữ trẻ tuổi, nhan sắc mà bất hạnh.
2. Nàng cất lên tiếng nói khao khát hạnh phúc lứa đôi trong hoàn cảnh lẻ loi, cô độc.
3. Nàng so sánh nỗi sầu của mình “dằng dặc tựa miền biển xa”.
(Người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm”)
Câu 7: Đây là chi tiết nghệ thuật nào?
1. Diễn ra trong một hoàn cảnh đầy bi kịch của nhân vật trữ tình.
2. Mở đầu một câu chuyện khó nói, đầy tế nhị.
3. Là cử chỉ hạ mình hết sức khác thường của người chị đối với em.
(Thuý Kiều đề nghị Thuý Vân: “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”).
Câu 8: Đây là hai câu thơ nào?
1. Kết thúc một bài thơ nổi tiếng.
2. Nằm trong bài thơ bắt đầu bằng nỗi thương người
3và kết thúc bằng nỗi thương mình.
(“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”).
“VỀ ĐÍCH”.
Bốn câu hỏi dễ:
1. Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão viết về đề tài gì?
 Chọn đáp án B: Chí làm trai.
2. Tên hiệu của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
Chọn đáp án B: Bạch Vân.
3. “Trích diễm thi tập” do Hoàng Đức Lương biên soạn thuộc thể loại gì?
Chọn đáp án A: Thơ.
4. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du trở thành kiệt tác văn học nhân loại từ khi nào?
chọn đáp án A: 1965.
Bốn câu hỏi khó:
1. “Nửa rèm tuyết ngậm” trong câu “Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu” có nghĩa là gì?
Chọn đáp án A: “Tuyết đọng ngang rèm”.
2. Dòng nào sau đây nói đúng về giá trị hiện thực của văn học trung đại Việt Nam?
Chọn đáp án C: Luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc và số phận con người.
3. Điểm nào sau đây là quan trọng nhất của văn biền ngẫu?
Chọn đáp án A: Ngôn ngữ đối ngẫu.
4. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Quốc tộ” của Đỗ Pháp Thuận là gì?
Chọn đáp án A: Sử dụng hình ảnh biểu tượng.
™˜¯™˜

File đính kèm:

  • docOT- HANH TRINH BACH MA.doc
  • docbia- TNDL.doc
  • docBIA-OT VHTD.doc
  • wavclick.WAV
  • wavringin.WAV
  • ppttiet 129 - 130 (01).ppt