Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 37: Hướng dẫn đọc hiểu một số tác phẩm văn học trung đại ngoài chương trình
I. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác trong dịp Cao Bá Quát theo phái bộ của triều đình đi công tác ở Inđônêxia
II. Phân tích
1. Thời gian và không gian nghệ thuật
- Thời gian: ban đêm
- Không gian: rộng lớn. Mặt biển mênh mông, trăng đêm bát ngát, gió biển đêm sương lạnh lẽo > < bé nhỏ đơn chiếc của con người.
Gợi những liên tưởng, những cảm xúc thầm kín của một con người cô đơn xa nhà trong đêm trường lạnh lẽo, giữa biển cả mênh mông.
Tiết: 37 ( lớp 11a2 ), 41 ( lớp 11a5, 11a6 ) Ngày soạn: 06 / 11 / 07 HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI THƠ “DƯƠNG PHỤ HÀNH” CỦA CAO BÁ QUÁT Mục tiêu bài học. Giúp Hs thấy được: Đề tài và hình tượng nghệ thuật có tính chất độc đáo. Ngòi bút miêu tả thể hiện nhiều cảm xúc trữ tình phong phú: sự ngạc nhiên và cả niềm tán thưởng kín đáo của tac giả đối với đối với người phụ nữ Phương Tây, cũng như với ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ, ứng xử, giữa một cặp vợ chồng ngoại quốc xa lạ, nổi quan hoài do niềm lien cảm sâu sắc của nhà thơ Tính chất phong phú, độc đáo của đề tài, hình tượng, giá trị nhân văn sâu sắc của bài thơ. Chuẩn bị Gv: Soạn giảng Hs: Soạn bài trước ở nhà Tiến trình bài dạy Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Tâm trạng của Nguyễn Đình Chiểu qua bài thơ “Xúc cảnh’ Bài mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Gv giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 1841 ông giữ chức quan nhỏ ở bộ Lễ và được cử đi chấm thi, vì quý tài năng của thí sinh, ông đã chữa giúp những chỗ phạm trường quy trong bài thi của họ. Việc bại lộ ông suýt bị chém, nhưng sau khi bị cách chức đi phục dịch cho phái bộ sang công cán ở Inđônêxia để lấy công chuộc tội. Hs đọc bài thơ. Pv. Không gian và thời gian trong bài thơ được tác giả miêu tả như thế nào? Không gian đó có khác với không gian trong văn học phương Đông không? Nó có ảnh hưởng gì đến nhà thơ không? Dg. Đây là không gian vốn không quen thuộc trong thơ ca phương Đông, không gian tách khỏi phòng khuê, cung cấm, luỹ tre lảngKhông gian rộng lớn ấy tương phản với sự bé nhỏ đơn chiếc của con người. Hình tượng không gian và thời gian dường như không liên quan gì với cảnh đôi lứa ngoại quốc ngồi bên nhau, nhưng đối với tác giả nó dẫn đến những liên tưởng, những cảm xúc thầm kín, đó là con người cô đơn xa nhà giữa biển cả mênh mông. Pv. Hình ảnh người thiếu phụ phương Tây được tác giả miêu tả như thế nào? Có gì khác so với người phụ nữ phương Đông xưa? Dg. Người phương Đông vốn vẫn chỉ màu trắng là màu của tang tóc, nhưng ở đây tác giả kín đáo cảm nhận màu áo đó như một vẻ đẹp. tác giả tán thưởng kín đáo một vẻ đẹp xa lạ. Pv. Người thiếu phụ ở đây có những hành động cử chỉ gì?Những cử chỉ, hành động đó có giống với người phụ nữ phương Đông không? Cách cảm nhận của tác giả như thế nào? Dg. Tất cả những cử chỉ, thái độ đó đều lạ mắt với con người phương Đông. ở phương Đông xưa, người vợ ít ra khỏi nhà lại ít có trường hợp sánh đôi với chồng ở ngoài. Hơn thế, còn được sự trìu mến chăm sóc của chồng, hoàn toàn khác biệt với những người vợ phương Đông cổ xưa, phải nâng khăn sửa túi, hầu hạ chồng. " những điều mới lạ đó gây ấn tượng đối với một con mắt sắc sảo, không hề tỏ thái độ phê phán, mà ngược lại miêu tả với những nét duyên dáng thể hiện sự tán thưởng, đồng cảm. Cái nhìn của tác giả thật mới mẻ, táo bạo so với XHPK đương thời. Pv. Từ cảnh hạnh phúc trìu mến của đôi lứa phương Tây, tác giả liên tưởng đến mình điều gì? Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ được sáng tác trong dịp Cao Bá Quát theo phái bộ của triều đình đi công tác ở Inđônêxia Phân tích Thời gian và không gian nghệ thuật Thời gian: ban đêm Không gian: rộng lớn. Mặt biển mênh mông, trăng đêm bát ngát, gió biển đêm sương lạnh lẽo > < bé nhỏ đơn chiếc của con người. " Gợi những liên tưởng, những cảm xúc thầm kín của một con người cô đơn xa nhà trong đêm trường lạnh lẽo, giữa biển cả mênh mông. Hình ảnh người thiếu phụ phương Tây qua đôi mắt nhà thơ Trang phục: “trắng phau”" khiến người phương đông ngạc nhiên." vẻ đẹp trắng trong, rạng rỡ. ² Tác giả tán thưởng kín đáo một vẻ đẹp xa lạ. Ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế: + Tựa vai chồng + Nhìn thuyền người Nam + Kéo áo nói rì rầm với chồng + Cầm cốc sữa hờ hững trên tay " Kiều mị, duyên dáng, dễ thương. tác giả miêu tả vẻ đẹp của người thiếu phụ phương Tây một cách khách quan, không biểu hiện thái độ phê phán mà tỏ vẻ tán thưởng, đồng cảm, kín đáo" Cái nhìn cởi mở thật táo bạo, thể hiện một quan niệm mới mẻ, hiện đại. Nỗi lòng sâu kín của nhà thơ Nỗi khát khao hạnh phúc gia đình, lòng thương nhớ người vợ nơi quê nhà. " Chất nhân văn sâu sắc trong tâm hồn tác giả. Tổng kết Bài thơ thể hiện cảm hứng của người nghệ sĩ trước cái đẹp, đồng thời cho thấy một tâm hồn giàu cảm xúc nhân văn, nhạy cảm tiếp nhận cái mới và một cái nhìn phóng khoáng, tiến bộ. 4. Củng cố Tâm hồn của Cao Bá Quát qua bài thơ. 5. Dặn dò. Học bài, chuẩn bị bài “Khái quát VHVN từ đầu tk XX – 1945” Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- huong dan doc hieu mot so tp vhtd, t2.doc