Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Diễn Châu

Câu 1:

- Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pa Tra, Mị là một cô gái trẻ trung, tràn đầy sức sống. Cô giàu lòng tự trọng và có ý thức về cuộc sống thực sự. Sau khi về làm dâu nhà thống lí, tâm hồn Mị đã trải qua bao nhiêu biến đổi. chính sự biến đổi ấy đã cho thấy chiều sâu sức sống trong tâm hồn cô.

- Những ngày đầu tiên về làm dâu, Mị vô cùng đau khổ, cô phản kháng một cách dữ dội. Sự phản kháng ấy là biểu hiện của sức sống.

+ Hàng mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc

+ Thậm chí cô còn muốn lấy cái chết để tự giải thoát cho mình

- Dần dần, bị đày đoạ trong những đau khổ triền miên, tâm hồn cô, sức sống của cô bị huỷ hoại.

+ Trái tim cô trở nên tê liệt trước đau khổ bởi cô đã quen với cái khổ

+ Cô sống lặng lẽ như cái bóng âm thầm không sinh khí

+ Những dấu hiệu sự sống mất dần đi trong cô. Cô không nói, không cười, không nhớ, không suy nghĩ.

+ Cô đánh mất cả nỗi phẫn uất ngày nào, cô không còn tưởng đến cái chết nữa

+ Mị chỉ biết giam mình trong căn buồng như một nhà mồ chôn sống cuộc đời cô

- Nhưng sức sống tiềm tàng của Mị không chịu lụi tắt dù bị chà đạp. Bởi thế không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết đã đánh thức sức sống trong cô, lay tỉnh tâm hồn cô.

+ Cô bắt đầu nhẩm thầm lời bài hát

+ Cô nhớ lại kí ức xa xưa. những kí ức ấy là hiện thân của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc vẫn được giữ gìn trong đáy sâu tâm hồn Mị.

+ Cô lại thấy đau khổ, thậm chí cô lại muốn chết để khỏi phải đối diện với quá khứ

+ Nhưng trên hết, cô thấy mình còn trẻ, cô muốn đi chơi. Và cô hành động thật khoẻ khoắn chứ không lầm lũi, âm thầm nữa

- Nhưng nguồn sống vừa mới trổi dậy trong cô đã bị dập tắt một cách tàn nhẫn bởi vòng dây trói của A Sử. Từ đây cô chìm sâu vào chai sạn hơn trước

+ Cô không gắn bó gì với cuộc sống xung quanh nữa. Cô chỉ như cái bóng vật vờ bên bếp lửa

+ Cô dửng dưng với chính mình

+ Thậm chí cô vô cảm trước nỗi đau của người khác

- Nhưng vẫn có một ngọn lửa sống âm thầm, leo lét cháy trong trái tim của Mị. Ngọn lửa ấy được thổi bùng lên nhờ dòng nước mắt bò trên gò má đã sạm đen của A Phủ.

+ Mị nhớ lại nỗi đau của chính mình

+ Cô thấy thương cho người đàn ông trước mặt và người phụ nữ ngày trước bị trói đến chết ở cái nhà này.

+ Cô thấy A Phủ phải chết thật phi lí

+ Sức sống trong Mị trổi dậy cùng sự thức tỉnh của tâm hồn. Nó giúp cô vùng lên cắt dây trói cho A Phủ và chạy theo anh để tự giải thoát cho chính mình.

=> Miêu tả quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật Mị, Tô Hoài đã khám phá và khẳng định nguồn sức sống mãnh liệt, tiềm tàng trong tâm hồn người lao động. Chính nguồn sức sống ấy đã khiến Mị hồi sinh thực sự và dành lại được cuộc sống mà cô bị cướp mất.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Diễn Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Điều đó là đương nhiên. Bên cạnh sự xúc cảm, tư tưởng, nhận thức của người cầm bút còn là vấn đề phong cách, bút pháp, sở trường riêng của mỗi người. Để thấy rõ điều đó, chúng ta tìm hiểu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng Chí” của Chính Hữu.
Đề 2:
Viết về quê hương đất nước, các nhà thơ đều có cảm nhận chung. Đó là lòng yêu quê hương, con người và căm thù giặc. Hình ảnh trong thơ đều thấm tư tưởng tình cảm chân thật và đều bắt nguồn từ cuộc sống. Ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ và xúc cảm riêng thì không ai giống ai. Điều đó được thể hiện rõ qua đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm.
2. Viết phần kết bài: GV tổ chức cho HS phân tích đề, tập viết, nhận xét và định hướng kiến thức.
Đề 1:
Người lính thật đáng yêu, đáng kính trọng. Đến với bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, “Đồng Chí” của Chính Hữu, ta càng thấm thía cuộc sống chiến đấu gian khổ, đầy thử thách hi sinh của anh bộ đội cụ Hồ thời đánh giặc. Vượt lên tất cả hiện thực ấy là ý chí, nghị lực, đời sống tình cảm mang những vẻ đẹp của người lính. Người lính năm xưa ai còn ai mất. Nhưng những vần thơ này mãi mãi khắc sâu trong lòng người đọc. Đây là những đài kỉ niệm bằng thơ, đáng trọng như những giá gương phủ nhiều điều. Mỗi lần chúng ta soi mình vào đó để thấy mình, sửa mình và sống cho hết mình. Có lúc ta tự hỏi, thế hệ trẻ hôm nay và mai sau liệu còn ghi nhớ về chiến công của người lính.
Đề 2:
Độc đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm mới thấy hết được tầm vóc của Tổ quốc, nhân dân mình. Đất nước gắn liền với những địa danh, gắn với lịch sử những ngày cả dân tộc chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt với Pháp Mĩ. Đất nước trong lòng mỗi chúng ta. Còn có niềm tự hào nào hơn được làm con người đất nước cho dù cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn. ở đâu đó trên đất Nước, bữa cơm chưa thật no, ngủ đêm chưa thật sự ngon giấc, mái trường dành cho trẻ thơ còn mưa nắng lọt qua vì còn bao nỗi lo riêng cho mỗi gia đình rơi vào cảnh bất hạnhChúng ta tin sẽ vượt qua. Vì chúng ta là con người Việt Nam.
III.Bài tập về nhà:
Viết phần mở bài và kết bài cho đề sau: Chất thơ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài ?
Ngày soạn: 01/04/2009 Tuần: 30
Tìm hiểu thêm về văn học nước ngoài
A/ Yêu cầu cần đạt:
 Bài học này nhằm nâng cao một số kiến thức về văn học nước ngoài giúp HS hiểu sâu hơn về các tác giả, tác phẩm được học trong chương trình.
b/ Tiến trình bài dạy:
1. Thuốc và cảm hứng hiện thực hết sức nghiêm ngặt:
GV: giá trị hiện thực của “Thuốc” được thể hiện ở những khía cạnh nào?
 Tác giả nén thật chặt tình cảm chủ quan để cho sự thật của một thời kì lịch sử đen tối của Trung Quốc, với những người dân tâm hồn mê muội, hành động nói năng lạnh lùng, tàn nhẫn một cách ngu xuẩn, hiện lên một cách trần trụi đến ghê sợ.
- Chủ đề của truyện là sự ngu muội, lạc hậu của quần chúng và nỗi cô đơn của nhà cách mạng
- Nhân vật của truyện ngắn “Thuốc” là nhân vật đám đông. Nhà văn không tập trung xây dựng một nhân vật nào thành nhân vật chính. Song trong tác phẩm lại có thể phân thành các nhóm nhân vật: nhóm nhân vật ngu muội, lạc hậu (ông bà Hoa Thuyên, thằng con, đám đông chen chúc xem hành hình, đám đông trong quán trà) và Hạ Du – nhóm những người cách mạng đơn phương độc mã, hầu như không được ai hiểu và dồng tình. Trong nhóm nhân vât ngu muội lại có thể chia thành hai nhóm: những người đáng thương ( vợ chồng Hoa Thuyên, đứa con, mẹ Hạ Du). Tác giả dành cho họ những tình cảm thương xót. Còn nhóm còn lại là những người không chỉ lạc hậu, ngu muội mà còn phản động, người tố giác nhà cách mạng, kể làm đao phủTác giả bày tỏ tháiI dộ ghê tởm, chế giễu bọn chúng.
2. Số phận con người là một thiên anh hùng ca được viết theo cảm hứng trữ tình:
 GV: Vì sao nói: “Số phận con người” là một thiên anh hùng ca được viết theo cảm hứng trữ tình ?
+ Con người từ vực thẳm đau khổ, mất mát trong chiến tranh, tưởng chừng cả thể xác và tâm hồn đều sụp đổ, vậy mà đã đứng thẳng dậy: sức mạnh của tình yêu nước, của lòng dũng cảm, và đặc biệt là của tình thương, lòng nhân ái và bộc lộ tâm hồn cao cả, tính cáh anh hùng của người dân Nga.
+ Cảm hứng trữ tình chi phối từ cách sáng tạo tình huống, vẻ người, tả cảnh, chọn chi tiết, cách trần thuật-di chuyển quan điểm trần thuật từ người dẫn truyện đến nhân vật. Tất cả đều nhằm gợi cảm về nỗi đau, tình thương, lòng nhân ái và bộc lộ tâm hồn cao cả, tính cách anh hùng của người dân Nga.
+ Phương thức trần thuật đặc sắc, thể hiện ở việc khai thác các chi tiết đời sống vô thức để thể hiện nỗi đau. Nhân vật do áp lực công việc nhiều lúc tưởng đã quên đi, nhưng những vết thương tinh thần đêm đêm lại hiện về trong giấc ngủ, hoặc hiện ra trong những câu hỏi ngây thơ của bé Vania mà Xô cô lốp phải đối phó. Đó cúng là số phận con người mà nhân vật phải gồng mình để đứng lên.
3. “Ông già và biển cả”
- Nhà văn của thế hệ vứt đi ( thế hệ mất mát)
 GV: Em hiểu như thế nào về nhà văn thuộc “thế hệ mất mát”? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của Hê min guê?
 Đây là tâm lí chung của các nhà văn bước ra từ cuộc chiến tranh. Họ cảm thấy bơ vơ, lạc lõng trong thời bình, họ phủ nhận cái vô nghĩa của cuộc chiến tranh, phủ nhận nền văn minh công nghiệp. Điều đó có ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác văn học. Đọc các tác phẩm của Hê min guê, ta dễ dàng nhận thấy dấu ấn đó trong cách xây dựng nhân vật. Nhân vật trong các tác phẩm của ông thường tìm đến những miền thiên nhiên xa lạ, phóng khoáng để tìm đất dung thân. Con người thường phải đương đầu với những khó khăn, thất bại hoặc là cái chết. Mặt khác ta còn nhận thấy dấu ấn “chủ nghĩa khắc kỉ” trong các nhân vật của Hêminguê: thản nhiên chịu đựng những gì ngoài ý muốn, chấp nhận đau đớn về thể chất, tinh thần kể cả cái chết.
- Nhà văn đề xướng nguyên lí “tảng băng trôi”
 GV: Em hãy làm rõ lối viết “tảng băng trôi” qua tác phẩm của ông?
 “ Bảy phần tám của tảng băng chìm dưới nước, chỉ có một phần nổi lên”. Theo Hê min guê, tác phẩm hay bao giờ cũng ẩn chưa những phần mà mãi mãi người đọc có thể phát hiện những lớp ý nghĩa đa âm, bao giờ cũng có một “mạch ngầm văn bản”
+ Để tránh can thiệp vào tác phẩm, tác giả tự giới hạn trong việc miêu tả cách xử sự của nhân vật và ghi chép lại lời đối thoại của họ.
+ Lối viết đối thoại của Hê min guê được rèn luyện qua thời kì viết báo: sát cuộc sống, gắn bó với văn cảnh thực, ngắn gọn, giản dị, nhưng đa âm, đa nghĩa.
+ Hình tượng trong sáng tác của Hê min guê gợi lên một ý nghĩa rộng hơn bản thân nó, quy tụ về một hướng, chuyển hoá thành tượng trưng.( Chuông nguyện hồn ai)
+ Nghệ thuật mỉa mai cũng là cách để nhà văn bộc lọ thái độ của mình qua một khoảng cách ẩn dấu. Trong những tác phẩm của Hê min guê (Giã từ vũ khí) nhân vật chính xuất hiện ở ngôi thứ nhất- nó lại được đan cài với giọng kể chuyện thản nhiên và lạnh lùng, thậm chí có pha chút mỉa mai.
+ Tính chất hàm ẩn đa nghĩa của tác phẩm Hê min guê còn thể hiện ở nghệ thuật tĩnh lược, tạo ra những lỗ hổng trong tình tiết, cốt truyện và cả qua những kết thúc bỏ ngõ.
4. Bài tập về nhà:
 Em hãy phân tích những biểu hiện của lối viết “tảng băng trôi” qua đoạn trích “Ông già và biển cả”
Ngày soạn: 06/04/2009 Tuần: 31
Bài tập nâng cao về văn bản “Hồn trương ba, da hàng thịt”
A/ Yêu cầu cần đạt:
 Qua tác phẩm giúp HS hiểu thêm một số vấn đề: đặc điểm của thể loại kịch và giá trị tư tưởng của đoạn trích để các em có kiến thức sâu hơn trong việc phân tích, khám phá tác phẩm.
b/ Tiến trình bài dạy:
I. Vấn đề thảo luận:
1.Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ đã xây dựng trên tình huốn kịch nào?
2. Hồn Trương Ba đã lâm vào bi kịch nào và bi kịch đó được giải quyết ra sao ?
II.Gợi ý:
Câu 1. 
 “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những tác phẩm được đánh giá cao nhất trong toàn bộ sáng tác của Lưu Quang Vũ. Tác giả đã khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm vào đó những suy nghĩ về nhân sinh, về hạnh phúc và kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sồng hiện thời.
- Đoạn trích là một minh chứng cho tài nghệ tạo dựng tình huống kịch của Lưu Quang Vũ: cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa Hồn Trương ba với chính cáI thể xác của anh hàng thịtt mà nó trú ngụ. Tình huống ấy được đấy lên đỉnh điểm khi Hồn Trương Ba một chút nữa bị thất bại trước sự dẫn dắt của thể xác. để rồi cuối cùng hồn Tương ba quyết định chết vĩnh viễn để cu Tị được sống.
- Xây dựng tình huống kịch này Lưu Quang Vũ muốn nói với chúng ta nhiều điều:
+ Bi kịch của con người mang khát vọng sống chân thật với bản thân nhưng lại bị bắt buộc phảI sống theo kẻ khác.
+ Không thể sống giả dối, không thể tự ảo tưởng, tự bao biện cho mình. Bởi không thể có một linh hồn cao thượng ẩn trong một thân xác phàm tục.
+ Sự sống thật đáng quý, nhưng nó thực sự có giá trị khi được là chính mình
Câu 2:
Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, nhân vật hồn Trương ba đã lâm vào bi kịch đau đớn của một con người đang sống với linh hồn của bản thân ở trong thể xác mượn của người khác.
+ Xác hàng thịt đã dần điều khiển hồn Trương Ba, mỉa mai miệt thị, sỉ nhục linh hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba vô cùng đau khổ và thấy mình không thể chịu đựng được hơn nữa.
+ Mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng hơn: làm gãy cành cây, rách diều.Ông cũng trở nên thô lỗ phủ phàng hơn: tát con chảy máu, thấy rạo rực bên vợ anh hàng thịt
+ Hồn Trương Ba cảm thấy xa lạ với chính những người thân của mình: vợ muốn bỏ đI, cháu nội không nhận ông
Tạo dựng bi kịch này tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp: con người không thể sống giả dối, không là chính mình hay vay mượn cuộc sống của người khác. con ngườikhông thể chỉ sống bằng thể xác hay linh hồn mà cả phần xác và phần hồn phảI hài hoà để hoàn thiện nhân cách, hướng tới một cách sống đẹp đẽ, cao quý.
Ngày soạn: 12/ 4/ 2009 Tuần: 32
Bài tập Thực hành
diễn đạt trong văn nghị luận
Ngày soạn:18/4/2009 Tuần: 33
Bài tập Thực hành
phong cách ngôn ngữ hành chính
Ngày soạn:26/4/2009 Tuần: 34
Các dạng đề nghị luận:Tìm hiểu và phân tích

File đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON 12 day du.doc
Bài giảng liên quan