Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1

 Ngữ văn. Tiết 1.

Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

 ( Theo Lí Lan)

I. Mục tiêu

1) Kiến thức: Hs cần nắm được

 - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là tuổi thiếu niên nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

 2) Kỹ năng

 - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ

 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngay khai trường đầu tiên của con.

 - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 3) Thái độ

 Học sinh có tình cảm yêu thương cha mẹ, ý thức được tầm quan trọng của nhà trường đối với xã hội và con người.

 

doc28 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Từ ghép đẳng lập mang tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khaí quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
?
H
G
Như vậy, xét về mặt nghĩa, từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập có tính chất khác nhau như thế nào?
Đọc
Lưu ý 
Lấy VD 
2. Ghi nhớ: SGK t14
* Lưu ý : Không suy luận một cách máy móc nghĩa của từ nghép chính phụ từ nghĩa của các tiếng
 Có hiện tượng mất nghĩa , mờ nghĩa của tiếng đứng sau ở một số từ ghép chính phụ. 
III. Luyện tập (15’)
Bài 1
GV nêu yêu cầu bài tập. Yêu cầu học sinh lên điền vào bảng phụ.
- Từ ghép chính phụ: xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ, lâu đời ...
- Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi ...
?
Điền vào chỗ trống để tạo thành từ ghép chính phụ (kẻ theo mẫu)?
Bài2 
- bút máy, thước kẻ, mưa phùn, làm cỏ, ăn cơm, trắng xoá, vui mắt, nhát búa ...
?
Điền thêm tiếng...
Bài 3 
- Núi non, núi sông...
- Ham muốn, ham thích,...
- Xinh tươi, xinh đẹp...
- Mặt mũi,
- Học hành, học tập...
- Tươi đẹp, tươi tỉnh...
?
Tại sao có thể nói một cuốn sách , một cuốn vở mà lại không thể nói một cuốn sách vở?
Bài 4 
- Vì sách và vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói một cuốn sách vở.
?
GVnêu yêu cầu bài tập -> Học sinh trả lời.
Bài 5 
a, Không phải. Vì hoa hồng là từ ghép chính phụ chỉ tên một loài hoa.
b, Nói như thế là đúng. Áo dài: Từ ghép chính phụ chỉ tên một loại áo.
c, Nói như thế là được. Vì cà chua là tên một loại quả chứ không phải là quả cà có vị chua.
d, Cá vàng: loài cá nhỏ, vây vàng, vây và đuôi to, nuôi làm cảnh.
?
So sánh nghĩa...
Bài 6 
- mát tay:
 + mát: dịu, hết nóng bức.
 + tay: một bộ phận cơ thể con người (chi trên từ vai đến ngón)
->mát tay: Thấy êm dịu đi khi để tay vào (ghép chính phụ)
- Nóng lòng:
 + nóng: có nhiệt độ cao hơn cơ thể người, gây cảm giác khó chịu hoặc khoan khoái...
 + lòng: toàn thể những bộ phận chứa trong bụng.
-nóng lòng: Cảm thấy khó chịu khi phải chờ lâu. (ghép chgnh phụ) 
- Gang thép:
 + gang: sắt lẫn than chế từ quặng, giòn và khó dát mỏng.
 + thép:- sắt luyện với các bon.
 - cứng rắn, vững chắc.
?
GVHD học sinh phân tích theo mẫu (SGK t16)
Bài 7
3) Củng cố, (2’)
 - Gv khái quát lại nội dung của bài
Giáo dục kĩ năng sống ( Phần củng cố bài ) 
- Lựa chọn SD từ ghép cho phù hợp
- Có cách SD từ ghép đúng .
- Hs nhắc lại nội dung chính của bài
 - Bài tập trăc nghiệm
 Từ ghép chính phụ là từ ntn?
 A. Từ có 2 tiếng có nghĩa
 B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa
 C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
 D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
 * Gợi ý: D
4) Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’)
 - Nắm chăc nội dung bài học.
 - Nhận diện từ ghép trong một văn bản đã học
 - Đọc thêm (SGK t16).
 - Làm các bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài giờ sau: Liên kết trong văn bản 
 ****************************************
Ngµy soạn: 21 /8/2012 Ngày dạy 7A : /08/2012
 7B : 23/08/2012 
 7C : 23/08/2012
 Tiết 4 - Tập làm văn: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu 
1) Kiến thức: Hs cần nắm được
- Khái niệm liên kết trong văn bản.
- Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
 2) Kỹ năng 
 - Nhận diện và phân tích tính liên kết của các văn bản.
 - Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
3) Thái độ
 Học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào xây dựng văn bản.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
 1) Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 2) Trò: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình bài dạy 
 1) Kiểm tra bài cũ: (2’)
 a) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. 
 b) Giới thiệu bài (1’):
 * Hỏi: Văn bản là gì? VB có những tính chất nào?
 (VB là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhấtV, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt để thực hiện mục đích giao tiếp.)
 * GV: Từ những tính chất trên của VB, chúng ta thấy: Sẽ không thể hiểu được một cách cụ thể về VB, cũng như khó có thể tạo lập được những VB tốt, nếu chúng ta không tìm hiểu kĩ về một trong những tính chất quan trọng nhất của nó là liên kết. Vậy liên kết VB là gì? Và có những phương tiện liên kết nào? Tiết học...
 2) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản. 
H
Đọc đoạn văn (SGK t17)
1. Tính liên kết của văn bản. (12’)
?
H
Theo em nếu bố của En-ri-cô chỉ viết có mấy câu trên thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói với mình không?
- Không. Chúng ta biết rằng VB sẽ không thể hiểu rõ được khi các câu văn sai ngữ pháp.
Ví dụ1:
Đoạn văn (SGK t17)
?
H
Trường hợp này có phải như thế không?
- Không. Vì mỗi câu văn đều đã được viết rất đúng ngữ pháp.
?
H
VB sẽ không thể hiểu rõ nội dung khi nội dung, ý nghiã mỗi câu văn không được chính xác, rõ ràng. Trường hợp này có phải như thế không?
- Không. Vì mỗi câu văn đều đã diễn đạt được một ý trọn vẹn, dùng từ rất chính xác, rõ ràng mạch lạc.
?
H 
Vậy thì vì lí do gì mà En-ri-cô không hiểu được ý của bố nếu bố chỉ viết mấy câu văn trên mà thôi?
 - Nội dung giữa các câu trong đoạn văn còn rời rạc, chưa được nối liền nhau, chưa thật sự lô gíc, không gắn bó với nhau. -> Không hiểu rõ được.
?
Như vậy, muốn cho đoạn văn trên có thể hiểu được thì ta phải làm gì?
 - Muốn hiểu được thì phải liên kết nội dung các câu văn lại với nhau
?
H
Đọc thầm lại VB “Mẹ tôi”, cho biết vì sao VB đó lại dễ hiểu hơn nhiều so với đoạn văn trên?
- Bởi VB “Mẹ tôi” có sự liên kết, lô gíc chặt chẽ giữa các câu văn.
?
G
Như vậy có thể thấy liên kết có vai trò như thế nào trong văn bản?
è Rõ ràng, nếu chỉ có những câu văn chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên văn bản. cũng như chỉ có trăm đốt tre đẹp đẽ thì cũng chưa đảm bảo sẽ có một cây tre. Muốn có cây tre trăm đốt thì trăm đốt tre kia phải được nối liền lại với nhau. Tương tự như thế, không thể có VB nếu các câu, các đoạn không nối liền với nhau. Mà nối liền (theo chú thích ở phần b -SGK t17) chính là liên kết. Như vậy, muốn được hiểu, muốn thực sự trở thành một VB thì không thể nào không liên kết.
2. Bài học:
 Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa dễ hiểu.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản. (11’)
?
H
Đọc kĩ lại đoạn văn 1, cho biết do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu? ĐV đã có tính liên kết chưa?
- Thiếu ý: Thái độ nghiêm khắc, cương quyết của bố và lời nhắn nhủ, dạy bảo đối với En ri cô. 
 - Thiếu ý -> Khó hiểu 
 -> Chưa có tính liên kết
* Ví dụ1
Đoạn văn 1: (SGK t 17)
 .
?
H
G
Dựa vào văn bản “Mẹ tôi”, hãy thêm một số câu và sắp xếp lại các câu đó ... để cho đoạn văn dễ hiểu hơn?
sắp xếp. Đọc lại cho cả lớp nghe.
- Nhận xét.
?
Như vậy, muốn văn bản có tính liên kết ta phải làm gì?
2. Bài học :
 *Liên kết về ND, ý nghĩa
 Muốn văn bản có tính liên kết, người nói, người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
H
Đọc 2 ĐV.
*Ví dụ 2
?
H
Trong 2 ĐV trên, đoạn nào dễ hiểu hơn? Vì sao?
- Đoạn a: Dễ hiểu, nội dung hai câu gắn bó chặt chẽ với nhau nhờ cụm từ “còn bây giờ” (Phương tiện liên kết)
- Đoạn b:
+ Câu 1-2: Không có cụm từ “còn bây giờ” -> chưa liên kết.
+ Câu 2-3: Dùng từ chỉ đối tượng miêu tả không thống nhất ( “con” – câu 2, “đứa trẻ” – câu 3)
- Đoạn văn a (SGK t5)
->Có sử dụng phương tiện liên kết ->dễ hiểu.
- Đoạn văn b (SGK t18)
-> Thiếu phương tiện liên kết, dùng từ chỉ đối tượng miêu tả không thống nhất -> Khó hiểu.
?
Như vậy, ngoài sự liên kết về nội dung, ý nghĩa thì VB còn cần có sự liên kết về mặt nào nữa?
* liên kết về mặt hình thức
?
Muốn liên kết về mặt hình thức, ta phải làm gì?
 Phải kết nối các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu..) thích hợp. 
?
H
Tóm lại, liên kết có vai trò gì trong VB? Để VB có tính liên kết, người nói (viết) phải làm gì?
Đọc
* Ghi nhớ: (SGK t18)
II. Luyện tập (15’)
?
Sắp xếp các câu văn theo một thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn có tính chặt chẽ?
 Bài 1
- Thứ tự từ câu 1->4->2->5->3
?
Các câu văn đã liên kết chưa? Vì sao?
Bài 2
- Chưa. Vì không nói cùng về 1 nội dung, mặc dù về hình thức có vẻ rất liên kết.
?
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để các câu liên kết chặt chẽ với nhau?
Bài 3
HS tự điền.
G
H
nêu yêu cầu bài tập.
thảo luận, giải thích.
Bài 4 
- Hai câu văn nếu tách khỏi các câu khác thì có vẻ như rời rạc. câu trước chỉ nói về mẹ, câu sau chỉ nói về con. Nhưng ĐV không chỉ có hai câu đó mà còn có câu thứ 3 đứng tiếp theo để nối kết 2 câu trên thành 1 thể thống nhất, làm cho đoạn văn trở nên chặt chẽ: “Mẹ sẽ đưa con...”. Do đó 2 câu văn trên vẫn liên kết với nhau và không cần sửa chữa.
?
Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì cụ thể hơn về vai trò của liên kết trong VB?
Bài 5
- Liên kết là sự nối liền nội dung và hình thức các câu văn, các đoạn văn trong VB tạo thành một thể thống nhất, lô gíc, mạch lạc.
3) Củng cố (3’)
 - Gv khái quát lại nội dung của bài
 - Hs nhắc lại nội dung chính của bài
 - Bài tập trắc nghiệm
 1. Từ nào sau đây có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong đoạn thơ?
Dân ta .nói là làm
.đi là đến,.bàn là thông
.quyết là quyết một lòng,
.phát là động,.vùng là lên.
 A. Nếu B. Đã C. Phải D. Dù
 2. Vì sao các câu thơ sau không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh?
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Sè sè nấm đất bên đàng,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
 A. Vì chúng không vần với nhau
 B. Vì chúng có vần nhưng vần gieo không đúng luật
 C. Vì chúng có vần nhưng ý của các câu không liên kết với nhau
 D. Vì các câu thơ chưa đủ một ý trọn vẹn 
 * Gợi ý: 1-B ; 2-D
4) Hướng dẫn học bài ở nhà. (1’)
 - Nắm chắc nội dung bài häc.
 - Tìm hiểu, phân tích tính liên kết trong một văn bản đã học
 - Làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài giờ sau: Cuộc chia tay của những con búp bê

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc
Bài giảng liên quan