Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11

 Tuần 11 - Bài 11

Kết quả cần đạt

• Qua Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha của Đỗ Phủ. Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.

Đánh giá những kiến thức cơ bản về Văn được tiếp thu từ bài 1 đến bài 10.

Củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm và kĩ năng sử dụng từ đồng âm đã học ở bậc tiểu học.

• Hiểu vai trò và biết vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

 

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 lớp tranh
- tranh: + tranh lợp mái nhà
 + tranh công
- sang: + sang sông
 + quần áo sang 
- nam: + nam thanh nữ tú
 + phương nam
 + thôn Nam
- sức: + sức khoẻ tốt
 + sức ép đối với bọn tay sai
- nhè: + nhè trước mặt
 + khóc nhè
- tuốt: + đi tuốt vào luỹ tre
 + tuốt lúa
- môi: + môi hở răng lạnh
 + môi giới
?KH
 G
Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ? Giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó? 
Bài 2
a. Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ:
- Bộ phận nối liền thân và đầu của người hoặc động vật (nghĩa gốc).
- Bộ phận nối liền cánh tay và bàn tay, ống chân và bàn chân (cổ chân, cổ tay).
- Bộ phận nối liền giữa thân và miệng của đồ vật (cổ chai, cổ lọ).
?TB
Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó?
b. Từ đồng âm với từ cổ: 
- Cổ: xưa, cũ, lâu đời (đồ cổ, cổ đại, cổ thi, cổ thụ, cổ tích...)-> Tính từ.
?KH
 G
Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm?
Bài 3
a. Chúng em ngồi xung quanh bàn để bàn về việc đi cắm trại.
b. Bác ấy nghiên cứu rất sâu về công tác phòng chống sâu bọ.
c. Năm nay con cháu vừa tròn năm tuổi.
GV nêu yêu cầu bài tập, HS thảo luận.
Bài 4
- Anh ta đã dùng từ đồng âm với nghĩa nước đôi để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. 
- Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi anh ta rằng: “Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà?” thì anh chàng sẽ phải chịu thua.
3) Củng cố, luyện tập (3’)
Giáo dục kỹ năng sống: 
 - Ra quyết định lựa chọn sử dụng từ đồng âm cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
 - Trao đổi với bạn về kinh nghiệm sử dụng từ đồng âm.. 
 H. Cách lựa chọn và sử dụng từ đồng âm ? 
 ( HS căn cứ vào bài học để trả lời ) 
4) Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Nắm chắc nội dungbài học.
- Làm các bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài giờ sau: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
 *****************************************
 Ngày soạn:04 /11 /2012 Ngày dạy 7A:10/11/2012 
 7B :09 /11 /2012 
 7C :07/11 /2012 
Tiết 44 : Tập làm văn: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MIÊU TẢ TRONG 
 VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu 
 1) Kiến thức: Học sinh
 - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
 - Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
 2) Kỹ năng 
 - Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn bản biểu cảm.
 - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm. 
 3) Thái độ
 HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành tạo lập văn bản biểu cảm.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
 1)Thầy: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 2) Trò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK.
III.Tiến trình bại dạy
 1) Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 2) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung ghibảng 
HS
- Đọc “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.
I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
(26 phút)
1. Bài tập: 
 * Bài tập 1: "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" 
? KH
* Hãy chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong khổ thơ 1 của bài thơ ? Nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ ?
 HS
- Khổ 1:
+ 2 câu đầu tự sự: kể lại sự việc tháng 8, có trận gió to dữ dội cuốn sạch lớp tranh trên mái nhà của mình;
+ 3 câu sau Miêu tả: tả hình ảnh những tấm tranh bị gió cuốn bay sang sông rải khắp bờ. Mảnh bị gió cuốn bốc lên cao treo tót trên những vòm cây ở ngọn rừng xa. Mảnh bị cuốn thấp hơn thì quay lộn trên không rồi rơi xuống lòng mương.
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong khổ 1 có vai trò tạo bối cảnh chung để nhà thơ bộc lộ tình cảnh, nỗi lòng và mơ ước của bản thân.
Khổ 1: 
- Tự sự (2 câu đầu) 
- Miêu tả (3 câu sau)
=> Các yếu tố tự sự và miêu tả trong khổ 1 có vai trò tạo bối cảnh chung cho bức tranh về cảnh ngộ của nhà thơ
? KH
* Khổ thơ 2 sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? Hãy chỉ rõ ?
- Khổ 2: 
 HS
- Khổ 2: sử dụng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm: kể việc trẻ con ăn cắp tranh đi tuốt vào lũy tre mặc cho nhà thơ gào thét đến rát cổ. Qua đó thể hiện nỗi khổ, nỗi ấm ức vì tuổi già của Đỗ Phủ.
- sử dụng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm qua đó thể hiện nỗi đau khổ, uất ức vì già yếu của Đỗ Phủ. 
- Khổ 3: 6 câu đầu kết hợp tự sự và miêu tả: kể và tả sự thay đổi đột ngột của khí hậu, của chính gia đình tác giả (trời tối, đêm đen, chăn rách lạnh buốt, nhà dột, giường ướt)
- Hai câu cuối: sự biểu cảm bộc lộ rõ: đó là sự cam phận của tác giả và ẩn sâu trong đó là nỗi lo cho dân, cho nước.
- Khổ cuối: thuần túy biểu cảm: tình cảm cao thượng, vị tha vươn lên sáng ngời. Trong sự bất hạnh đau khổ đến cùng cực nhà thơ đã thể hiện mong ước hết sức cao cả mong có ngôi nhà rộng muôn ngàn gian để che cho tất cả những người nghèo khổ còn bản thân mình lều nát, chịu chết rét cũng được.
- Khổ 3: tự sự, miêu tả (6 câu đầu) biểu cảm (2 câu cuối)=> Tình cảnh khổ đau trong đêm - sự cam phận.
- Khổ 4: biểu cảm: tình cảm cao thượng, vị tha vươn lên sáng ngời.
?Giỏi
* Như vậy trong bài thơ, tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt nào? để thể hiện điều gì ?
 HS
- Dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc của mình (kể và tả lại tình cảnh của gia đình mình để bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của ông đối với nỗi khổ của nhân dân lúc bấy giờ)
? KH
* Qua tìm hiểu bài tập 1, em có nhận xét gì về vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm?
 HS
- Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
 HS
- Đọc bài văn ở phần 2 (SGK-T137, 138)
- Giải nghĩa một số từ:
Thúng câu: thuyền câu hình tròn, đan bằng tre.
Sắn thuyền: thứ cây có nhựa và xỉ, dùng xát vào thuyền nan để cho nước không thấm vào.
* Bài 2:
? TB
* Đoạn văn nói lên điều gì ?
 HS
- Suy nghĩ và tình cảm của con và bàn chân của bố
? KH
* Để thể hiện tình cảm , cảm xúc đó tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? qua những chi tiết hình ảnh nào ?
Hk
Phương thức tự sự và miêu tả:
- Yếu tố miêu tả tập chung vào những thành phần của bàn chân, đó là: ngón, gan, mu bàn chân. Yếu tố tự sự kể việc bố ngâm chân, kể việc bố đi câu giăng rồi tác giả lại miêu tả cái thúng câu, cái ống câ,... Những yếu tố miêu tả, tự sự trên vừa đủ gợi để bộc lộ cảm nghĩ của tác giả.
?Giỏi
* Hãy nêu những cảm nghĩ của tác giả qua những chi tiết trên ?
 HS
- Cảm nghĩ: nỗi nhớ thương đôi bàn chân dầm sương dãi nắng của bố, cũng chính là tình yêu thương vô hạn của đứa con đối với cuộc đời cơ cực vất vả của người cha.
? KH
* Nếu không có những yếu tố miêu tả, tự sự như trên liệu tình cảm cảm xúc của người con có bộc lộ được hay không ?
 HS
- Khó bộc lộ
 GV
- Yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm rất quan trọng có có tác dụng bộc lộ tình cảm của người viết. Nếu không có 2 yếu tố đó thì tình cảm của tác giả không thể bộc lộ sâu sắc và tha thiết đến thế
? TB
* Đoạn văn trên miêu tả, tự sự bằng cách nào ?
 HS
- Hồi tưởng lại đôi bàn chân của người cha.
?Giỏi
* Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào ?
 HS
- Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự. Miêu tả trong hồi tưởng, không phải miêu tả trực tiếp, cách đó góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc. 
- Hồi tưởng về người cha, tác giả chỉ nhớ đến đôi bàn chân dãi dầu mưa nắng mà không nhớ đến những chi tiết khác (hình ảnh bàn chân đã tập trung sự cảm xúc của tác giả.)
? KH
* Qua phân tích ví dụ, em thấy yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm có thể SD kết hợp được không ?
2. Bài học :
* Các yếu tố MT, TS trong bài văn BC được kết hợp ở những mức độ khác nhau.
 HS
- Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh.
? KH
* Em rút ra kết luận gì về vai trò, tác dụng của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm ?
* Vai trò của MT,TS trong bài văn BC :
 HS
 GV
- Trình bày.
- Khái quát và chốt nội dung.
 - Khơi gợi về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. Vì cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể,tả đầy đủ phong cảnh, sự việc
 HS
- Đọc yêu cầu bài tập 1
II. Luyện tập 
(15 phút)
1.Bài tập 1: 
(SGK,T.138)
? KH
* Tình cảm nổi bật của bản thân em về bài thơ ?
- Kể lại nội dung “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” bằng văn xuôi biểu cảm.
 HS
- Sự thương cảm đối với tác giả trước cảnh gió thu phá nhà, gia đình lâm vào cảnh dột nát đói rét.
 GV
- Hướng dẫn HS kể lại theo trình tự sau:
- Tả cảnh gió mùa thu ra sao ? Gió đã gây ra tai họa gì ?
- Kể lại diễn biến của sự việc nhà tranh bị gió thu tốc mái.
- Kể lại hành động của những đứa trẻ và tâm trạng ấm ức của tác giả.
- Tả cảnh mưa dột của ngôi nhà và cảnh sống cực khổ, lạnh lẽo của nhà thơ.
- Kể lại mơ ước của Đỗ Phủ trong đêm mưa rét, nhà nát ấy.
 HS
- Làm bài theo yêu cầu (5 phút) đọc bài viết của mình (có nhận xét, sửa lỗi)
 GV
?BT2
 HS
Gọi HS đọc bài tập 2:
* Bài viết kết hợp tự sự, miêu tả để biểu cảm. Em hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài:
+ Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
+ Miêu tả: Cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình người mẹ
+ Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ không xiết cảu tác giả
Bài tập2 (SGK-T138)
Viết lại một bài văn biểu cảm trên cơ sở một câu chuyện
 HS 
- Suỹ nghĩ, viết bài (5 phút) đọc bài văn biểu cảm của mình - GV nhận xét, đánh giá.
3) Củng cố, luyện tập (3’)
 - Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò ntn trong văn biểu cảm?
 - Gv khái quát lại nội dung chính của bài
 - Bài tập củng cố
 Câu văn nào sau đây có chứa yếu tố tự sự?
 A. Trời nắng ấm trông cứ như là ngọc lưu li vậy.
 B. Gió từ trên đingr cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi 
 lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc
 C. Vừa lúc đó có một đoàn bà cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên 
 đi nhởn nhơ dưới trận mưa đào, vc]à nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười.
 D. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như 
 ba cô tiên nữ.
 * Đáp án: C
4) Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
 - Nắm chắc nội dung bài học.
 - Làm bài tập còn lại.
 - ChuÈn bÞ bµi giờ sau: Cảnh khuya, Rằm tháng riêng 

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Bài giảng liên quan