Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12

 Tuần 12 :Bài 11 + 12

Kết quả cần đạt

• Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

• Đánh giá những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt được tiếp thu từ bài 1 đến bài 11.

• Thấy được những ưu nhược điểm trong bài viết số 2.

• Nắm được khái niệm thành ngữ, ý nghĩa của thành ngữ.

 

doc27 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
cao hơn(lên) hay thấp hơn (xuống)
- thác: Chỉ chỗ dòng nước chảy vượt qua vách đá cao chắn ngang dòng sông, suối.
- ghềnh: Chỗ dòng sông bị thu hẹp và nông, có đã lởm chởm nằm chắn ngang làm dòng nước dồn lại và chảy xiết.
=> “lên thác xuống ghềnh” là một cụm từ hình ảnh, diễn đạt sự gian nan vất vả mà người đi thuyền phải vượt qua. Đó là nghĩa thực (nghĩa đen). Trong câu ca dao cụm từ lên thác xuống ghềnh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ (nghĩa bóng): có nghĩa là trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến (thân cò) phải chịu bao khó khăn, hoạn nạn trong cuộc đời, vì vậy có thể dùng cụm từ “lên thác xuống ghềnh” để diễn tả thân phận của họ, đồng thời còn thể hiện sự thương xót, cảm thông của tác giả.
?KH
* Có thể thay một vài từ trong cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” bằng một vài từ khác được không? (chẳng hạn thay bằng từ “sang, tới”?
 HS
- Không thể thay được, vì trong cụm từ này có cặp từ trái nghĩa: lên - xuống dựa trên cơ sở chung là chỉ chiều chuyển động lên trên hoặc xuống dưới. Từ “thác, ghềnh” chỉ sự khó khăn khi vượt lên hoặc xuôi xuống một dòng nước có vật cản.
? TB
* Vậy ta có thể thêm, bớt một vài từ trong cụm từ được không? Vì sao?
 HS
- Không thể thêm hoặc bớt từ nào trong cụm từ “lên thác xuống ghềnh” được vì nếu ta thêm, bớt một từ nào đó trong cụm từ sẽ làm cho nghĩa của cụm từ thay đổi. Bởi bản thân cụm từ này đã diễn đạt rất hoàn chỉnh một ý nghĩa trọn vẹn.
? TB
* Thử đổi vị trí của các từ trong cụm từ như “xuống thác lên ghềnh” và cho biết nhận xét của em? 
 HS
- Không nên thay đổi, nếu thay đổi sẽ làm cho nghĩa của cụm từ giảm nhẹ hoặc thiếu chính xác, lời nói thiếu nhịp nhàng, cân đối (Nói lên thác xuống ghềnh là hợp lí, vì lên thác Š lên cao; xuống ghềnh xuống thấp)
? TB
* Vậy em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”?
 HS
- Cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” là rất cố định, biểu thị một nghĩa hoàn chỉnh: sự khó khăn trắc trở. 
 GV
- Cụm từ lên thác xuống ghềnh chính là thành ngữ.
 GV
- Đưa ví dụ:
 - Nhanh như chớp.
?KH
* “Nhanh như chớp” có nghĩa là gì? Tại sao lại nói là nhanh như chớp?
 H
- Nhanh như chớp: Rất nhanh chỉ trong khoảnh khắc. Thành ngữ này có nghĩa là hành động mau lẹ, nhanh, chính xác.
=> Để diễn tả hành động nhanh người ta dùng thành ngữ nhanh như chớp. 
 Em hiểu thế nào là thành ngữ ? 
2. Bài học 
 - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Yêu
* Theo em, thành ngữ “nhanh như chớp” được hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng?
 HS
- Câu thành ngữ nhanh như chớp được hiểu theo nghĩa thực.
 GV
- Chúng ta tìm hiểu tiếp một số thành ngữ sau: (ghi ví dụ SGK lên bảng):
 Nhóm 1 : Nhóm 2 :
- tham sống sợ chết. - lên thác xuống ghềnh.
- bùn lầy nước đọng. - ruột để ngoài da.
- mưa to gió lớn. - lòng lang dạ thú.
- mẹ goá con côi. - rán sành ra mỡ.
- Năm châu bốn biển. - khẩu phật tâm xà.
? TB
* Trong các nhóm thành ngữ trên nhóm nào có thể trực tiếp hiểu từ nghĩa của các từ tạo nên nó? (Hiểu theo nghĩa đen)
 HS
- Nhóm 1 là những thành ngữ có thể trực tiếp hiểu nghĩa của chúng từ nghĩa đen suy ra. Ví dụ: “ham sống sợ chết” là chỉ những kẻ hèn nhát, không dám làm việc cần làm, hoặc “ bùn lầy nước đọng” chỉ sự lầy lội do đọng nước.
? KH
* Ở nhóm 2 biện pháp nghệ thuật gì đã được dùng để diễn tả ý? Muốn tìm hiểu nghĩa cần làm thế nào?
 HS
 GV
- Trình bày
 Nhận xét, bổ sung:
- Nhóm 2 các thành ngữ dùng nghệ thuật ẩn dụ, so sánh để diễn đạt ý. Muốn tìm hiểu nghĩa cần tìm hiểu mối quan hệ giữa hình tượng và nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng ). 
Ví dụ :
+ lên thác xuống ghềnh là những khó khăn nguy hiểm mà người đi thuyền phải vượt qua (ẩn dụ)
+ ruột để ngoài da - thực tế là không có điều này, không ai có thể thấy ruột của người khác nhưng thành ngữ này có nghĩa hàm ẩn chỉ một người thẳng thắn, không có điều gì dấu diếm, khuất tất ( so sánh)
- Tương tự các em về nhà tìm hiểu tiếp nghĩa của các thành ngữ còn lại.
? TB
* Qua hai nhóm ví dụ trên, em có nhận xét như thế nào về nghĩa của thành ngữ?
- Nghĩa của các thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
 GV
- Giảng: Người Việt Nam có một kho tàng thành ngữ rất phong phú. Có loại thành ngữ dễ hiểu vì ta có thể suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, Song phần lớn thành ngữ mang nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng). Ngoài ra có một khối lượng không nhỏ thành ngữ Hán Việt. Ví dụ : bách chiến bách thắng (trăm trân trăm thắng), bán tín bán nghi (nửa tin nửa ngờ), độc nhất vô nhị (có một không hai), khẩu phật tâm xà (miệng nói từ bi nhưng lòng thì nham hiểm), thâm căn cố đế (rễ sâu bám chặt, khó mà thay đổi, cải tạo) Có những thành ngữ được hình thành từ những câu chuyện dân gian, như: ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, con Rồng cháu Tiên.. Như vậy, nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các yếu tố tạo nên nó hoặc thông qua cách nói bằng hình ảnh (dùng các phép chuyển nghĩa: ẩn dụ, so sánh, hoán dụ)
? TB
* Như vậy, qua việc phân tích tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu như thế nào về thành ngữ?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
 *Nghĩa của thành ngữ
 HS
Ví dụ : Tham sống sợ chết
Ví dụ : rán sành ra mỡ
- Đọc: * Ghi nhớ: (SGK,T.144)
 Có thể được suy ra trực tiếp trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cáu tạo nên thành ngữ đó nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn và trìu tượng. 
 GV
- Nhắc HS học thuộc ghi nhớ.
 GV
- Chuyển: Thành ngữ có thể giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu? Sử dung thành ngữ có tác dụng gì? Mới chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách sử dung thành ngữ trong phần tiếp theo.
II. Sử dụng thành ngữ. 
 (7 phút)
1. Ví dụ:
 GV
Ghi ví dụ SGK lên bảng:
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
 Bảy nổi ba chìm với nước non.
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang.
- “Lá lành đùm lá rách” là truyền thống đạo lí của dân tộc ta.
 GV
- Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận câu hỏi sau:
 ?
* Hãy xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ “bảy nổi ba chìm” “tắt lửa tối đèn” “lá lành đùm lá rách” trong các ví dụ trên?
 HS
- Thảo luận 2 phút sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả.
 GV
- Cùng HS theo dõi, nhận xét, bổ sung:
 N1
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non.
 VN
 N2
- Anh / đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh/ đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang.
 Phụ ngữ của DT "khi" 
 N3
- “Lá lành đùm lá rách” là truyền thống đạo lí 
 CN
của dân tộc ta.
? TB
* Em hãy thay các cụm từ long đong, phiêu bạt vào thành ngữ “bẩy nổi ba chìm” và thay cụm từ khó khăn, hoạn nạn vào thành ngữ “ tắt lửa tối đèn” trong các ví dụ trên. Theo em các dùng nào hay hơn? Vì sao?
 HS
 - Cụm từ long đong, phiêu bạt đồng nghĩa với thành ngữ “ bẩy nổi ba chìm”, cụm từ khó khăn, hoạn nạn đồng nghĩa với thành ngữ “ tắt lửa tối đèn” nhưng khi ta thay các cụm từ đó vào các thành ngữ thì câu văn không còn hay nữa bởi vì các thành ngữ có ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng cho người đọc người nghe.
Qua phân tích ví dụ em rút ra kết luận gì về việc sử dụng thành ngữ?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
2. Bài học:
 + Trong câu, TN có thể đảm nhiệm chức vụ cú pháp chủ ngữ, vị ngữ như thực từ 
 + Trong cụm từ thành ngữ có thể làm phụ ngữ
 + Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
* Ghi nhớ: (SGK,T.144)
 GV
- Chuyển: Để củng ccó nội dung kiến thức vừa tìm hiểu, mời các em cùng luyện tập trong phần tiếp theo.
III. Luyện tập: ( 15 phút)
GV
 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 ( SGK,T.145):
1. Bài tập 1: ( SGK,T.145)
?BT
* Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ?
 HS
- Thảo luận nhóm (3 nhóm) (2 phút) đại nhóm trình bày (có nhận xét, bổ sung):
 N1
a) - Sơn hào hải vị : sơn là núi, hào là món ăn ngon lấy từ động vật, hải là biển, vị là những món ăn ngon, lạ, sang trọng.
 - Nem công chả phượng : công là chim công, phượng là chim phượng, nem và chả là hai món ăn ngon trong mâm cỗ sang trọng. Đây là những món ăn ngon, lạ, khó tìm. 
 N2
b) - Khoẻ như voi : rất khoẻ.
 - Tứ cố vô thân : cô độc không có người thân thích.
 N3
c) – Da mồi tóc sương : da lấm tấm vệt đen như vẩy con đồi mồi, tóc trắng như sương, ý nói lúc già yếu.
 GV
- Gọi HS đọc bài tập 3:
2. Bài tập 3:(SGK,T.145)
?BT3
* Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn (SGK,T.145).
 3HS
 Lên bảng điền (mối em điền 2 thành ngữ):
- Lời ăn tiếng nói.
- Một nắng hai sương.
- Ngày lành tháng tốt.
- No cơm ấm áo.
- Bách chiến bách thắng.
- Sinh cơ lập nghiệp.
?BT4
* Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong SGK và giải nghĩa các thành ngữ ấy?
 HS
 GV
- Chơi trò chơi tiếp sức (hai nhóm).
- (gợi ý: có thể tìm những thành ngữ có hình ảnh các con vật: Con mèo, chó, voi, chuột,...)
c, Củng cố : (3 phút)
* Giáo dục kĩ năng sống (Phần củng cố bài ) 
 - Ra quýet định lựa chọn cách sử dụng các thành ngữ cho phù hợp với thực 
 tiễn giao tiếp của bản thân.
 - Giao tiếp, trình bày ý tưởng chia sẻ ý kiến cá nhân về cách SD thành ngữ
 H. Trình bày cách lựa chọn TN khi Gt ? 
 lựa chọn phù hợp ngữ cảnh và đối tượng GT
Tư liệu
* Thành ngữ có hình ảnh con mèo: 
- Mèo mù vớ cá rán.
- Mèo mả gà đồng.
- Mỡ để miệng mèo.
- Mèo già hoá cáo.
- Cơm treo mèo nhịn đói.
- Có nhạt mới thương đến mèo.
- Mèo khen mèo dài đuôi.
- Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ.
- Chả biết mèo nào cắn mỉu nào.
- Chó treo mèo đậy. 
* Thành ngữ có hình ảnh con chuột:
- Chuột sa chĩnh gạo.
- Chuột chạy cùng sào.
- Ướt như chuột lột.
- Như chuột phải khói.
- Cháy nhà mới ra mặt chuột.
- Mặt dơi tai chuột.
- Hôi như chuột chù.
- Lủi nhanh như chuột ngày.
- Mặt như chuột kẹp.
- Đầu voi đuôi chuột.
4) Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Nắm chắc nội dung bài học.
- Làm các bài tập cßn l¹i.
- ChuÈn bÞ bài giờ sau: Tiếng gà chưa

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc