Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14

 Tiết 53 : Văn bản: Tiếng gà trưa

 (Xuân Quỳnh)

I. Mục tiêu

1) Kiến thức: Học sinh cần nắm được

- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.

 - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống

 Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.

 - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

 2) Kỹ năng

 - Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.

 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

 3) Thái độ

 Giáo dục HS tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị của Gv và Hs

 1) Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.

 2) Trò: Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

doc20 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
gà trưa" được lặp lại cách quãng xa. Vậy việc lặp lại như thế có tác dụng gì ?
 HS
- Tiếng gà trưa: lặp cách quãng xa như lần lượt gợi ra trong trí nhớ diễn biến của hồi ức - những kỉ niệm của tuổi thơ.
 GV
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn "Tre xung phong chiến đấu" gọi HS đọc ví dụ
? TB
Chỉ ra những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong đoạn văn ? Nói rõ tác dụng của việc lặp lại những từ ngữ đó ?
 HS
- Từ "tre" lặp lại 5 lần, từ "giữ" lặp lại 4 lần, từ "anh hùng" lặp lại 2 lần. Việc lặp lại những từ ngữ này làm nổi bật vai trò to lớn và sự gắn bó thân thiết của cây tre với cuộc sống chiến đấu của con người Việt Nam.
 GV
- Việc lặp lại những từ ngữ để làm nổi bật ý như trên gọi là điệp ngữ.
? KH
?KH
 HS 
* Thế nào là điệp ngữ ? 
 Thế nào gọi là phép điệp? 
- Đọc ghi nhớ (SGK - T152). 
2. Bài học:
Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ 
 * Ghi nhớ: (SGK - T152) 
? TB
* Tìm một đoạn văn, đoạn thơ em đã học có sử dụng phép điệp ngữ ?
 HS
- Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
- Điệp ngữ “cái” được lặp lại 3 lần nhằm nhấn mạnh vẻ xinh xắn, nhanh nhẹn ngộ nghĩnh của chú bé liên lạc.
? KG
HS
?Kh
* Trong VD sau có phải là sử dụng điệp ngữ không ? Vì sao ? 
 Trên sân trường, lá bàng rụng nhiều. Chúng em vội đi quét lá bàng. Chẳng mấy chốc sạch hết lá bàng.
 Phạm lỗi lặp từ : lá bàng lặp lại 3 lần 
Ta câu trên như thế nào cho đúng ? 
 Trên sân trường, lá bàng rụng nhiều. Chúng em vội đi quét để sân trường sạch sẽ
Để không mắc vào lỗi lặp khi nói,viết ta cần lưu ý điều gì ? 
 Lưu ý : Phân biệp phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ do vốn từ nghèo nàn
 HS
- Đây không phải là cách sử dụng phép điệp ngữ, mà là lỗi lặp từ - Một là trong những lỗi thường gặp trong bài viết của các em.
 GV
- Các em đã hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của nó, vậy điệp ngữ có những dạng nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong phần tiếp theo.
II. các dạng điệp ngữ.
 (10’)
1. Ví dụ:
 GV
- Treo bảng phụ:
a. Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
b. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
? KH
Điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài thơ "Tiếng gà trưa" có gì khác so với điệp ngữ trong ví dụ a và b ?
 HS
- Điệp ngữ trong khổ thơ đầu bài: “Tiếng gà trưa” nằm ở đầu 3 dòng thơ. Các điệp ngữ đó được đặt cách quãng với nhau bởi một số từ ngữ - Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ trong VD a (rất lâu, khăn xanh) đặt nối tiếp nhau trong một dòng, một câu => điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ trong VD b (thấy, ngàn dâu) được đặt ở cuối câu này rồi lại được điệp ngay ở đầu câu tiếp theo tạo sự kết dính về hình ảnh, về sự việc, điệp ngữ chuyển tiếp (hay điệp ngữ vòng)
? TB
* Qua phân tích ví dụ, em thấy có mấy dạng điệp ngữ? Đó là những dạng nào?
2. Bài học: 
 Điệp ngữ có nhiều dạng: - Điệp ngữ nối tiếp, 
- Điệp ngữ cách quãng,
-Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
 HS
- Đọc ghi nhớ (T.152)
* Ghi nhớ: (SGK,T.152)
II, Luyện tập
 HS
- Đọc bài tập 1 (T 151)
 GV
- Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK.
Bài 1: (T 151)
- Gọi các nhóm trả lời, học sinh nhận xét, giáo viên kết luận
- Đoạn văn thứ nhất có điệp ngữ:
+ Một dân tộc đã gan góc: 2 lần, nhấn mạnh.
+ Ý chí quyết dành độc lập tự do của dân tộc
+ Khẳng định dân tộc ta phải được tự do và được độc lập
- Bài ca dao sử dụng điệp ngữ “trông” 9 lần : nhấn mạnh nỗi lo âu, trông mong cho trời êm biển lặng.
Bài 2: ( T153)
?BT2
* Tìm điệp ngữ trong đoạn văn và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ nào?
- Điệp ngữ, dạng điệp ngữ:
- Xa nhau: Điệp 2 lần: điệp ngữ cách quãng
- Một giấc mơ: điệp 2 lần: điệp chuyển tiếp
Bài 3: (T153)
 GV
- Gọi học sinh đọc bài tập 3
 GV
- Phát phiếu học tập cho 4 nhóm, thảo luận 3p', gọi từng nhóm trình bày, gọi học sinh nhận xét, giáo viên kết luận
- Đoạn văn không sử dụng phép điệp ngữ mà mắc lỗi lặp từ ngữ khiến câu văn rườm rà, không trong sáng.
- Chữa: bỏ bớt từ ngữ trùng lặp
Phía sau nhà em có một mảnh vườn trồng rất nhiều loài hoa như hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa trong vườn để tặng hoa và chị gái em
3) Củng cố, luyện tập (4’)
 H . Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau:
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hao nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
 (Chinh phụ ngâm khúc)
 A. Điệp ngữ cách quãng B. Điệp ngữ nối tiếp
 C. Điệp ngữ chuyển tiếp D. Hai kiểu A và B
 * Đáp án: B
 * Giáo dục kĩ năng sống 
 - Lựa chọn cách Sd điệp ngữ phù hợp với thực tiễn giao iếp của bản thân.
 - Thảo luận với bạn về cáh Sd điệp ngữ khi giao tiếp và tạo Vb 
4) Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Nắm chắc nội dung bài học.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài giờ sau: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
 ****************************************** 
Soạn 24/11/2012 Giảng : Lớp 7B:28/11/2012 
 Lớp 7C:27 /11/2012
 Tiết 56 : Tập làm văn: LUYỆN NÓI:
 PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. Mục tiêu 
1) Kiến thức: Học sinh nắm được
- Giá trị nội dung và nghệ thuạt cxủa một số tác phẩm văn học.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học. 
 2) Kĩ năng
 - Tìm ý, lập ý dàn bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
 - Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể.
 - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn 
 học băng ngôn ngữ nói.
 3) Thái độ
 HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành tạo lập, trình bày văn bản biểu cảm.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
 1) Thầy: Nghiên cứu nội dung, soạn giáo án.
 2) Trò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK t54.
III. Tiến trình bài dạy
 1) Kiểm tra bài cũ: KiỂM tra 15 phút ( đề + đáp án – từ phô tô ) 
 2) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV
 Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
I. Chuẩn bị: (5’)
GV
Nêu yêu cầu giờ luyện nói: 
- Luyện nói trước lớp là luyện văn nói. Văn nói khác văn viết ở chỗ câu văn không dài, nội dung không quá nhiều chi tiết. Nên chọn những ý và chi tiết quan trọng nhất, gợi cảm nhất.
- Khi phát biểu trước lớp, mở đầu bài nói phải có lời thưa gửi. Hết bài phải có lời cảm ơn thầy cô và cá bạn đã chú ý lắng nghe.
- Tác phong nhanh nhẹn, tự tin, tươi tắn lịch sự.
- Nội dung: phải trình bày đầy đủ, mạch lạc, thể hiện tính liên kết chặt chẽ.
- Không cầm giấy đọc hoặc đọc thuộc lòng.
- Nói to, rõ, có thể dùng ánh mắt, cử chỉ, giọng điệu để biểu hiện cảm xúc.
- HS trình bày trước nhóm, cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Bài nói phải đảm một số yêu cầu cụ thể sau:
II. Thực hành: (37’)
* Dàn ý một số đề cụ thể:
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ Cảnh khuya hoặc Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
Bài: Cảnh khuya
a, Mở bài:
- Giới thiệu chung về bài thơ và cảm xúc khi đọc bài thơ.
VD: 
- Cảnh khuya là bài thơ được Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Đọc bài thơ em thật sự cảm phục và xúc động trước tình yêu quê hương đất nước, yêu cảnh đẹp thiên nhiên của Bác.
b, Thân bài:
* Cảm xúc về cảnh đẹp đêm trăng rừng VB ở hai câu thơ đầu.
- Âm thanh trong trẻo, trẻ trung
- Hình ảnh so sánh (Tiếng suối / tiếng hát)-> liên tưởng tới cách miêu tả tiếng suối của Nguyễn Trãi (Côn Sơn ca). 
=> Cảm xúc: Thiên nhiên gần gũi, thân thiết, gắn bó với con người, với tiếng lòng của nhà thơ.
- Cảnh trăng rừng mang vẻ đẹp lung linh huyền ảo, hoà quyện, quấn quýt cùng vạn vật (Trăng lông cổ thụ bóng lồng hoa).
* Cảm xúc của bản thân trước tấm lòng của Bác đối với quê hương đất nước.
- Lời ngợi ca của Bác đối với thiên nhiên (cảnh khuya như vẽ)-> Trái tim của Bác thật nhạy cảm, tâm hồn nghệ sĩ của Bác luôn hoà quyện với thiên nhiên.
- Bác lí giải việc mất ngủ (vì lo nỗi nước nhà)-> Cảm động, kính yêu và biết ơn trước nỗi niềm vì nước, vì dân của Bác.
c, Kết bài:
- Khái quát nhận định về bài thơ: Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác với dân, với nước và tâm hồn của người nghệ sĩ biết yêu cái đẹp của thiên nhiên, và biết sáng tạo ra cái đẹp cho đời.
Bài: Rằm tháng giêng
a, Mở bài:
- Rằm tháng giêng được Bác viết năm 1948.
- Đây là bài thơ hay, sâu sắc và thú vị.
b, Thân bài:
* Cảm xúc về vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng đầy sức xuân (hai câu thơ đầu).
- Hình ảnh mặt trăng tròn đầy, toẩ sáng khắp bầu trời, mặt nước.
- Điệp từ xuân gợi tả sức sống màu xuân của cảnh.
=> Cảnh đẹp làm náo nức lòng người.
* Cảm xúc về hình ảnh con thuyền chở Bác cùng các đồng chí lãnh đạo cách mạng ra về sau khi họp bàn việc quân.
- Hình ảnh con thuyền giữa mịt mù khói sóng đầy ắp ánh trăng.
- Dòng sông lai láng ánh trăng.
-> Cảnh vừa thực lại vừa hết sức lãng mạn.
-> Tình yêu thiên nhiên thắm thiết, nồng nàn và phong thái ung dung, lạc quan yêu đời của Bác.
=> Cảm xúc trân trọng, kính yêu, cảm phục tâm hồn thi sĩ, tình yêu nước, yêu thiên nhiên của Bác.
c, Kết bài:
- Khẳng định cảm xúc chung: 
+ Bài thơ giúp người đọc cảm nhận được cảm xúc thanh cao, trong sáng, niềm tin phơi phới về tương lai tươi sáng của đất nước trong trái tim Hồ chí Minh.
+ Bài thơ góp phần khẳng định phẩm chất cao đẹp ở Người.
GV
HS
GV
- Chọn một số bài nói khá lên nói trước lớp.
Nhận xét bài nói của bạn
theo dõi, đánh giá, tổng kết giờ học.
3) Củng cố, luyện tập (2’)
 - Các em về nhà dựa vào dàn ý để tự luyện nói
 - Gv khái quát lại nội dung của bài
4) Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
Nắm chắc các bước viết bài phát biểu cảm nghĩ.
Hoàn chỉnh những bài văn đã luyện nói.
Chuẩn bị bài: Ôn tËp v¨n biÓu c¶m.

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc
Bài giảng liên quan