Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18

 Tiết 67: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH

(Tiếp theo)

I. Mục tiêu

 1) Kiến thức: Học sinh

 Tiếp tục ôn tập về tác phẩm trữ tình qua một số bài tập kuyện tập.

 2) Kỹ năng

 Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích một tác phẩm trữ tình.

 3 Thái độ

 Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị của Gv và Hs

 1) Thầy: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.

 2) Trò: Học bài cũ. Ôn tập toàn bộ các tác phẩm trữ tình.

III. Tiến trình bài dạy

1) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

 

doc9 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 ô trống?
Nội dung ôn tâp (40’)
Bàitập1(SGK183) Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Ghép chính phụ
Ghép đẳng lập
Láy toàn bộ
Láy bộ phận
Láy âm
Láy vần
VD: 
Máy khâu
Quần áo
Xanh xanh
Lấp lánh
Luẩn quẩn
Đại từ
Đại từ để trỏ
Đại từ để hỏi
Hỏi về hđ t/c
Hỏi về số lượng
Hỏi về người SV
Trỏ hoạt động t/chất
Trỏ số lượng
Trỏ người sự vật
Sao, Thế nào?
Bao nhiêu mấy?
Ai, gì?...
Vậy, thế...
Bấy, bấy nhiêu
Tôi, tao, tớ...
 HS
Lập bảng so sánh?
Bài tập 2(SGK t184)
Từ loại
Danh từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu
Liên kết các thành pần của cụm từ, của câu.
 H
giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học?
Bài 3(SGK t184)
VD: 
- bạch: trắng(bạch cầu).
- bán: nửa, một nửa.
- cô: lẻ loi
- cư: ở, chỗ ở.
 H
Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại?
Bài 1(SGKt193)
- Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có hai loại từ đồng nghĩa:
+ Đồng nghĩa hoàn toàn.
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn.
H
Tại sao có hiện tượng đồng nghĩa?
- Trong tiếng Hán hoặc các ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, các địa phương cũng có những từ ùng chỉ một SV nhưng phát âm khác nhau. Từ đồng nghĩa thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
 H
Thế nào là từ trái nghĩa?
Bài 2 (SGK t193)
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 H
Tìm một số từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ...?
Bài 3(SGK t193)
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
bé
nhỏ
to, lớn
thắng
được
thua, bại
Chăm chỉ
Siêng năng, cần cù, chịu khó...
lười biếng
 H
Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
Bài 4(SGK t193)
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên qua gì với nhau.
- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa: Từ nhiều ngiã bao giờ cũng cùng chung một nét nghĩa gốc...-> Nghĩa có liên quan đến nhau.
 H
Thế nào là thành ngữ?
Bài 5(SGK t193)
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
 H
Tìm những thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau?
Bài 6(SGK t193)
- Bách chiến bách thắng
- Trăm trận trăm thắng
- Bán tín bán nghi
- Nửa tin nửa ngờ
- Kim chi ngọc diệp
- Cành vàng lá ngọc
- Khẩu phật tâm xà
- Miệng nam mô bụng bồ dao găm.
 H
Hãy thay thế những từ in đâm bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương?
Bài7(SGK t194)
- đồng không mông quạnh
- con dại cái mang
- giàu nứt đố đổ vách.
 H
Thế nào là điệp ngữ?
Bài 8(SGK t194)
- Điệp ngữ là cách lặp đi lặp lại từ ngữ(hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ có nhiều dạng: ĐN cách quãng, ĐN nối tiếp, ĐN chuyển tiếp(ĐN vòng).
 H
Thế nào là chơi chữ? VD?
Bài 9(SGK t194)
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
3) Củng cố, luyện tập (3’)
 - Gv khái quát lại nội dung chính của bài
 - Câu hỏi củng cố
 1. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy toàn bộ ?
 A. Đăm đăm B. Khang kháng
 C. Xanh xanh D. Khấp khểnh
 2. Trong câu “Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu là châu chấu”, đại từ “bao 
 nhiêu” dùng để :
 A. Trỏ số lượng B. Hỏi về số lượng
 C. Hỏi về người, vật D. Hỏi về hoạt động, tính chất
 * Đáp án: 1-D ; 2-A 
4) Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Ông tập toàn bộ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài giờ sau: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
 ********************************************
Ngày soạn:14/12/2012 	 Ngày dạy:7B. /12/ 2012
 7C. / 12/ 2012
 Ngữ văn. Tiết 69
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
I. Mục tiêu 
1) Kiến thức
 Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2) Kỹ năng
 Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương. 
3) Thái độ
 Học sinh có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
 1) Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 2) Trò: Ôn tập theo hướng dẫn trong SGK.
III. Tiến trình bài dạy 
1) Kiểm tra bài cũ: 
2) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
I. Yêu cầu luyện tập (5’)
G
Nêu yêu cầu luyện tập.
- Viết, đọc đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
II. Luyện tập (35’)
G
H
đọc.
viết.
Bài 1
- Viết chính tả đoạn văn “Sài Gòn......họ hàng”(Sài Gòn tôi yêu).
?
Điền vào chỗ trống theo yêu cầu SGK?
Bài 2
a. xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.
b. tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu.
c. chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại
d. mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
?
Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất?
Bài 3
a.* Tên các loài cá bắt đầu bằng chữ ch, tr:
- cá chép, cá chim, cá chuồn...
- cá trắm, cá trích, cá trôi, cá trác...
 * Từ chỉ hoạt động, trạng thái có chứa thanh hỏi, ngã:
- Nghỉ ngơi, vui vẻ, bắt bẻ, hớn hở, chạy nhảy...
- Suy nghĩ, ngẫm nghĩ, buồn bã, ngã...
b. Những từ chứa những tiếng bắt đầu bằng: r, d, gi... có nghĩa:
- Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên: giả tạo, giả đò, giả bộ, giả tảng, giả dối, giả hiệu, giả mạo, giả trá, giả vờ....
- Tàn ác vô nhân đạo: dã man, dã tâm...
- dùng ánh mắt, cử chỉ làm dấu hiệu để báo cho người khác biết: ra dấu, ra hiệu...
?
Dặt câu phân biệt các từ dễ lẫn?
Bài 4
a. Phân biệt giữa dành và giành:
- Toàn quốc kháng chiến để giành độc lập.(giành: chiếm lấy bằng sức mạnh)
- Lan dành tiền để mua sách.(dành: để lại và sau sẽ dùng)
b. Phân biệt các từ: tắt, tắc:
- Đèn bị gió thổi tắt.(tắt: thôi cháy)
- Nó đi đường tắt.(Tắt: lối ngắn, nhanh hơn)
- Cống nước bị tắc.(tắc: mắc nghẽn)
?
Ở địa phương em hay mắc lỗi chính tả gì?
Bài 5
- Sai thanh: đổng đẩy (động đậy), ngá(ngã)
- Sai phụ âm: lộng lậy (động đậy), lồng ý (đồng ý)
- Lẫn lộn từ gần âm: cánh tai (cánh tay), tay nghe (tai nghe)
3) Củng cố, luyện tập (3’)
- Gv khái quát lại nội dung của bài
4) Hướng dẫn học bài ở nhà (2’)
- Ông tập toàn bộ kiến thức đã học.
- Tiếp tục chữa những lỗi chính tả hay mắc.
- Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì.
Ngày soạn: 25/12/2009 	 Ngày dạy:7A.28/12
 	7B.28/12
 Ngữ văn. Tiết 70+71.
KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. Mục tiêu bài kiểm tra
a) Kiến thức
 Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kì I.
b) Kỹ năng
 Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm. 
c) Thái độ
 Học sinh có ý thức thái độ độc lập suy nghĩ khi làm bài. 
2. Nội dung đề
 Câu 1: Em hãy ghi lại bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về bài thơ này ?
Câu 2: Hãy phát biểu cảm nghĩ về người bạn thân nhất của em.
3. Đáp án – Biểu điểm
Câu 1:- Ghi lại đầy đủ, chính xác bài thơ (1 điểm)
 - bài thơ được sáng tác theo lối vịnh vật gồm có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực và nghĩa ẩn dụ, tượng trưng, mà giá trị chủ yếu nằm ở lớp nghĩa thứ hai. Tác giả đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, để khẳng định vẻ đẹp và phẩm chất trong trắng, son sắc của người phụ nữ, đồng thời bày tỏ lòng cảm thương sâu sắc với số phận chìm nổi của họ trong xã hội Việt Nam đương thời. (2 điểm)
Câu 2: (7 điểm)
a) Yêu cầu chung:
* Về nội dung:
 Học sinh biết vận dụng kỹ năng viết bài văn biểu cảm phát biểu cảm nghĩ về người bạn thân nhất của mình. Nội dung bài viết được triển khai theo một trình tự hợp lý; thể hiện được những suy nghĩ cảm xúc, những tình cảm tự nhiên, chân thành, sâu sắc của bản thân học sinh đối với người bạn đó; thể hiện sự kết hợp đan xen giữa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm trong bài viết.
* Về hình thức:
+ Thể loại: Văn biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
+ Bố cục bài viết đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ.
b) Yêu cầu cụ thể:
* Mở bài:
Giới thiệu chung: Tên bạn là gì ? Mối quan hệ với em ? (Bạn học cùng lớp, bạn hàng xóm). Cảm nghĩ chung của em về bạn ? (Đó là người bạn thân nhất mà em rất yêu mến, quý trọng).
* Thân bài:
- Tả sơ lược người bạn: Hình dáng? Khuôn mặt? Đôi mắt? Cách ăn mặc?
- Những phẩm chất đáng quý của bạn:
+ hiền lành chăm chỉ, chịu khó học hỏi, thích tìmg hiểu quan sát.
+ học rất giỏi. Luôn tận tình giúp đỡ bạn bè
+ Ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng cha mẹ, thầy cô
+ Luôn tự giác, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc
- Thái độ của mọi người đối với bạn: Ai cũng yêu quý, luôn khen ngợi bạn
- Cảm nghĩ của em về bạn
+ Đó là người bạn mà em luôn cảm phục, yêu mến, quý trọng
+ luôn có cảm giác dễ chịu, thoải mái khi tiếp xúc với bạn
+ Bạn là chỗ dựa rất đáng tin cậy để em có thể tâm sự chia sẻ những nỗi buồn, niềm vui trong cuộc sống
* Kết bài:
Khẳng định lại cảm nghĩ của mình về bạn: 
+ Bạn luôn là tấm gương tốt để em noi theo.
+ Em sẽ luôn trân trọng và giữ gìn tình bạn tốt đẹp đối với bạn.
c) Biểu điểm:
- Điểm 7:
+ Về nội dung: Cơ bản như đáp án. Nội dung bài viết được triển khai theo một trình tự hợp lý. Thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm tự nhiên, sâu sắc, biết kểt hợp đan xen một cách nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài văn.
+ Về hình thức: Người viết tỏ ra nắm chắc kiểu bài. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng. Văn phong sáng sủa, mạch lạc. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 5-6:
+ Về nội dung: Cơ bản như đáp án. Đã biết kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm nhưng sự kết hợp chưa thật nhuần nhuyễn.
+ Về hình thức: Đúng kiểu bài. Bố cục chặt chẽ. Còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ.
- Điểm 3-4:
+ Về nội dung: Nêu được những nội dung cơ bản nhưng chình bày còn rời rạc, sơ sài. Chưa bộc lộ rõ yếu tố biểu cảm trong bài viết.
+ Về hình thức: Đúng kiểu bài. Bố cục lỏng lẻo, còn mắc lỗi quan trọng.
- Điểm 1:
+ Về nội dung: Vừa thiếu, vừa sơ sài.
+ Về hình thức: Sai kiểu bài, mắc quá nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không làm bài
4. Củng cố, luyện tập
- Gv thu bài – nhận xét giờ làm bài
- Về nhà xem lại đề và tự kiểm tra 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Tiếp tục ôn tập những bài đã học
- Giờ sau trả bài kiểm tra học kì I

File đính kèm:

  • docTuan 18.doc