Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2

TUẦN 2 : BÀI 2

 Kết quả cần đạt

• Thấy được tình cảm chân thành và sâu nặng của hai em bé trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh và biết thông cảm, chia sẻ với những bạn ấy.

• Nhận ra được cách kể chuyện rất chân thật và cảm động của tác giả.

• Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập VB và bước đầu xây dựng được một VB có bố cục rành mạch, hợp lí.

• Hiểu rõ khái niệm mạch lạc trong VB, từ đó biết tạo lập những VB có tính mạch lạc.

 

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
H
Như vậy bố cục 3 phần có vai trò như thé nào trong VB?
 - Có khả năng giúp cho VB trở nên rành mạch, hợp lí.
?
H
G
Có phải cứ chia VB thành 3 phần là bó cục của nó tự nhiên hợp lí không?
 - Không. Mà mỗi phần đó phải đảm bảo đúng yêu cầu, nhiệm vụ của nó thì VB mới trở nên rành mạch hợp lí được.
 è Đây cũng là một yêu cầu mà mỗi chúng ta cần phải cố gắng luyện tập để biết cách viết các phần cho hợp lí mỗi khi tạo lập VB.
?
Một VB thường có bố cục mấy phần? Đó là những phần nào?
* VB thường được xây dựng theo một bố cục gồm 3 phần: MB,TB, KB.
?
H
Thực tế, có phải VB nào cũng bắt buộc phải có đủ ba phần không?
- Không.
H
Đọc phần ghi nhớ 
* Ghi nhớ (SGK t30)
II. Luyện tập (16’)
?
Ghi lại bố cục của truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Bố cục ấy đã rành mạch hay chưa? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác không?
Bài 2:
- VB có bố cục rành mạch, hợp lí:
+ P1: kể về sự việc chia đồ chơi của hai anh em.
+ P2: Kể về việc Thuỷ chia tay vớ lớp học.
+ P3: Những giây phút cuối cùng của cuộc chia tay giữa 2 anh em.
- Có thể kể câu chuyện ấy theo một bố cục khác. VD:
+ Kể lại những kỉ niệm trước đây của hai anh em.
+ Kể sự việc chia đồ chơi...
+ Cuộc chia tay với lớp học ...
+ Cuộc chia tay giữa hai anh em
G
H
G
nêu yêu cầu của bài tập.
thảo luận, phát biểu ...
 Nhận xét, góp ý bổ sung.
Bài 3
- Bố cục của bản báo cáo chưa thật rành mạch, hợp lí. Các điểm 2, 2, 3, ở TB mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt. Điểm 4 lại chưa phải nói về học tập.
- Để bố cục được rành mạch, hợp lí thì nên sắp xếp như sau:
+ Chào mừng hội nghị...
+ Giới thiệu về bản thân.
+ Nêu kinh nghiệm học tập...và kết quả học tập.
+ Nói lên nguyện vọng muốn được Hội nghị trao đổi, đóng góp ý kiến cho bản báo cáo và chúc hội nghị thành công.
- Để bố cục được hợp lí phải chú ý đến sắp xếp các kinh nghiệm theo một trật tự. 
VD:
+ Những kinh nghiệm các bạn thấy dễ thực hiện (chú ý nghe giảngc, làm bài tập đầy đủ...)
+ Những kinh nghiệm như tham khảo tài liệu, hay tìm tòi sáng tạo... nói sau. 
3) Củng cố, (3’)
 - Gv khái quát lại nội dung chính của bài
 - Hs nhắc lại nội dung của bài
 - Bài tập trắc nghiệm
 Dòng nào sau đây nói đúng khái niệm bố cục của một bài văn?
 A. Là tất cả các ý được trình bày trong văn bản
 B. Là ý lớn , ý bao trùm của văn bản
 C. Là nội dung nổi bật của văn bản
 D. Là sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí trong một văn bản
* Gợi ý: D
4) Hướng dẫn học bài ở nhà. (1’)
 - Nắm chắc nội dung bài học.
 - Làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài giờ sau: Mạch lạc trong văn bản.
 *************************************
 Ngµy soạn: 27 /8/2012 	 Ngày dạy 7A : /08/2012
 7B : 30/08/2012 
 7C :30 /08/2012
 Ngữ văn. Tiết 8
 Tập làm văn: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu 
1) Kiến thức: Học sinh cần nắm được:
 - Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
 - Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
 2) Kỹ năng
 Rèn kĩ năng nói và viết mạch lạc.
3) Thái độ
 HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
 a) Thầy: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 b) Trò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình bài dạy
 1) Kiểm tra bài cũ: (5’)
	* Câu hỏi: Nêu các điều kiện để văn bản có bố cục rành mạch hợp lí?
	* Đáp án: Điều kiện:
	- Nội dung các phần, các đoạn trong VB phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
	- Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đặt ra.
 *Giới thiệu bài (1’):
Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, phân chia. Nhưng VB lại không thể không có sự liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của một VB vẫn được phân cách rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau? Điều đó đòi hỏi phải có sự mạch lạc. Vậy mạch lạc là gì? Có những yêu cầu nào về mạch lạc trong VB? Tiết học...
 2) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mach lạc trong văn bản
?
H
Em hiểu mạch lạc là gì?
- Mạch máu trong thân thể.
1. Mạch lạc của văn bản. (10’) 
?
H
Nếu ví VB như một cơ thể thì để cho cơ thể ấy hoàn chỉnh, thống nhất có cần có các mạch máu nối kết các phần, các đoạn trong VB lại với nhau không? Ta có thể gọi đó là mạch lạc trong VB?
- Có. Trong VB cũng cần có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của VB thông nhất gọi là mạch lạc.
?
H
Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng cho câu hỏi sau:
Tính chất mạch lạc của VB là:
Trôi chảy thành dòng thành mạch.
Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong VB.
Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
Cả ba tính chất trên.
Đáp án D
?
Hãy nhắc lại bố cục của một VB tự sự? Nêu rõ nhiệm vụ của từng phần trong bố cục đó?
Ví dụ:
- VB tự sự: Giới thiệu sự việc -> Diễn biến sự việc -> Kết thúc sự việc.
?
Sự mạch lạc trong VB tự sự có được là nhờ đâu?
Sự kết nối các sự việc lại với nhau tạo nên tính mach lạc trong VB.
?
Nêu nhiệm vụ của từng phần trong bố cục của VB miêu tả cảnh vật?
 - VB miêu tả: Giới thiệu cảnh vật -> Miêu tả cảnh vật theo các diện quan sát.
?
VB miêu tả có được tính mạch lạc nhờ đâu?
Các diện quan sát nhằm liên kết tạo ra cái nhìn chỉnh thể về cảnh vật tạo nên tính mạch lạc của VB.
?
VB “Cổng trường mở ra” có cốt truyện, có sự việc cụ thể không? Bố cục của VB này có chia thành 3 phần rõ rệt không?
 - VB “Cổng trường mở ra”: Không có sự việc, cốt truyện, bố cục 3 phần không rõ rệt.
?
Nhưng theo em, ở VB này có tính mạc lạc không? Vì sao?
 VB vẫn có tính mạch lạc được thể hiện qua tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
?
Bức thư trong VB “Mẹ tôi” có đầy đủ bố cục 3 phần không? sự mạch lạc của VB được thể hiện qua nội dung nào xuyên suốt VB?
 - VB “Mẹ tôi”: Có bố cục 3 phần.
-> Sự mạch lạc thể hiện ở sự truyền cảm về hình ảnh người mẹ đối với đứa con.
?
H
Qua phân tích các VD trên, em hiểu mạch lạc trong VB nghĩa là gì?
- Trong VB, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các đoạn, các ý, theo một trình tự hợp lí.
?
G
Như vậy, ngoài yêu cầu phải có bố cục rõ ràng, thì VB còn phải đạt yêu cầu nào nữa? Vì sao?
 è VB nào cũng phải có chủ đề và người viết phải viết theo chủ đề ấy. Vì vậy, VB cần phải mạch lạc thì chủ đề chung ấy xuyên suốt tất cả các đoạn, các phần trong VB; có nghĩa là các đoạn, các phần trong VB được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, nhằm làm cho chủ đề trôi chảy, liền mạch và gợi được sự hứng thú cho người đọc (nghe).
 Văn bản cần phải mạch lạc.
2. Các điều kiện để một VB có tính mạch lạc. (10’)
?
VB “Cuộc chia tay của những con búp bê” có nội dung chính (chủ đề) là gì?
 VB: “Cuộc chia tay của những con búp bê”
- Chủ đề: Do sự tan vỡ của gia đình, hai anh em Thành và thuỷ phải chia tay. Cuộc chia tay đầy đau xót. Nhưng hai con búp bê, tình anh em thì không thể tách rời.
Ví dụ:
?
G
Chủ đề có được thể hiện xuyên suốt qua các phần của VB không?
- Từ cảnh chia đồ chơi ... cảnh Thuỷ chia tay với lớp học.... cảnh hai anh em phải chia tay nhau... ->Không một bộ phận nào trong truyện lại không liên quan đến nỗi niềm xót xa và tình anh em sấu sắc khi họ phải chia tay.
2. Bài học
* Các phần, các đoạn các câu trong Vb đều nói về một chủ đề.
 Chủ đề thể hiện xuyên suốt qua các phần của VB.
G
? 
 è Có khi mạch kể trong hiện tại lại quay về quá khứ, có khi mạch tự sự lại xen miêu tả, có khi lại cho xuất hiện một nhân vật không có mặt (người cha), có khi từ cuộc chia tay trong gia đình lại qua một cuộc chia tay ngoài gia đình.
Vậy tại sao mạch chủ đề của Cuộc chia tay.. VB vẫn được giữ vững?
 -> Các phần trong VB đều tập trung vào chủ đề của VB (tình cảm không thể chia cắt của hai anh em)
?
H
Qua phân tích mạch lạc trong VB trên, em thấy một VB có tính mạch lạc phải là VB có thêm điều kiện gì nữa ?
Đọc phần ghi nhớ
* Các phần, các đoạn các câu trong Vb được nối tiếp nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ để liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc ( nghe ) 
* Ghi nhớ (SGK t32)
II. Luyện tập (15’)
?
Tìm hiểu tính mạch lạc của VB...?
Bài 1:
- VB1: “Lão nông và các con”:
-> Chủ đề của VB (Lao động là vàng) được thể hiện xuyên suốt toàn bài thơ của La Phông Ten:
+ Hai câu mở bài: nêu chủ đề.
+ Đoạn giữa: Lời dặn các con của lão nông (kho vàng chôn dưới đất... Sức lao động của con người làm nên lúa tốt – vàng)
+ Bốn câu kết: nhấn mạnh thêm chủ đề để khắc sâu.
- VB2: ý chủ đề của VB (Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa) được dẫn dắt theo một dòng chảy hợp lí, phù hợp với cảm nhận của người đọc: 
 + Câu đầu: Giới thiệu khái quát về sắc vàng trong thới gian (mùa đông, giữa ngày mùa) và không gian (làng quê)
+ Các câu tiếp: Miêu tả những biểu hiện phong phú của sắc vàng.
+ Hai câu cuối: Nhận xét, cảm xúc về sắc vàng đó.
-> Một trình tự 3phần nhất quán và rõ ràng đã làm cho mạch văn thông suốt và bố cục trở nên mạch lạc.
G
H
G
nêu yêu cầu của bài tập.
làm bài .
 Nhận xét, góp ý bổ sung.
Bài 2
- Ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê. Vì vậy nếu thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của hai người lớn có thể làm cho ý chủ đạo trên bị phân tán, không giữ được sự thống nhất. Do đó làm mất đi sự mạch lạc của câu chuyện.
3) Củng cố, (3’)
 - Gv khái quát lại nội dung của bài
 - Hs nhắc lại nội dung chính của bài
 - Bài tập trắc nghiệm
 Các sự việc trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê được liên kết 
 với nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào?
	A. Liên hệ thời gian
	B. Liên hệ không gian
 C. Liên hệ tâm lí (nhớ lại)
 D. Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản)
 * Gợi ý; C
4) Hướng dẫn học bài ở nhà. (1’)
 - Nắm chắc nội dung bài học. Tìm hiểu tính mạch lac của Vb Mẹ tôi
 - Làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài giờ sau: Ca dao, dân ca
 Những câu hát về tình cảm gia đình

File đính kèm:

  • docTuan 2.doc