Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3
TUẦN 3 : BÀI 3
Kết quả cần đạt
• Hiểu được khái niệm ca dao dân ca. Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca dao dân ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước, con người trong bài học. Thuộc những bài ca dao trong văn bản.
• Nắm được cấu tạo của các loại từ láy. Bước đầu hiểu được mối quan hệ âm nghĩa của từ láy.
• Nắm được các bước tạo lập văn bản. Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
• Viết tốt bài Tập làm văn số 1. Chú ý đến tính liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào xây dựng văn bản. II. Chuẩn bị của Gv và Hs 1)Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án. 2) Trò: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. III. Tiến trình bài dạy 1) Kiểm tra bài cũ: *Câu hỏi: Thế nào là một văn bản có tính mạch lạc? * Đáp án - biểu điểm: - Một văn bản có tính mạch lạc: + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt. (4 điểm) + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý trước sau hô ứng với nhau, nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe). (6 điểm) 2) Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG I. Các bước tạo lập văn bản (22’) 1. Bài tập: KH? * Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản? HS - Người ta có nhu cầu tạo lập văn bản khi có nhu cầu phát biểu ý kiến, hay viết thư cho bạn, viết bài cho báo tường của lớp, hoặc viết đơn gia nhập Đội TNTP Hồ Chí Minh, hay viết bài tập làm văn ở nhà. KH? * Vậykhi viết thư cho một người nào đó. Em hãy cho biết điều gì thôi thúc họ phải viết thư? HS - Điều thôi thúc họ phải viết thư: Viết về thông tin như nhớ ông bà, nhớ trường cũ, nhớ quên hương, bạn bè.... GV - Có thể xem nhu cầu tạo lập văn bản bắt nguồn từ bản thân có thể do yêu cầu của hoàn cảnh nhưng nhu cầu ấy phải chuyển thành nhu cầu chủ quan của người viết. Ví dụ: Làm bài tập làm văn tại lớp là do bắt buộc nhưng mỗi học sinh đều muốn làm bài văn cho hay bộc lộ chi tiết năng lực của mình. TB? * Để tạo lập một văn bản ví dụ như viết thư cần xác định vấn đề nào? - 4 vấn đề: + Viết cho ai? Xác định đối tượng. + Viết về vấn đề gì? Tình cảm giữa mình với bạn hoặc nhớ ông bà, trường cũ, quê hương.... + Viết để làm gì? trao đổi tâm tư tình cảm. + Viết như thế nào? KH? * Bỏ qua một vấn đề trong 4 vấn đề trên có tạo ra một bức thư hay không? Vì sao? HS GV - Không thể bỏ qua 1 trong 4 vấn đề trên trong một bức thư. Vì đó là những vấn đề cơ bản không thể xem thường, bởi nó sẽ quy định nội dung và cách làm văn bản. è Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào? 2. Bài học: - Viết văn bản cần phải thực hiện các bước: + Định hướng cho việc tạo lập VB chính xác ? TB * Sau khi xác định được 4 vấn đề đó cần phải làm những việc gì để viết một văn bản? HS - Khi viết văn bản chúng ta phải suy nghĩ việc gì làm trước, việc gì làm sau: Đó là tìm hiểu đề, xác định chủ đề, tìm ý và lập dàn ý. ? KH * Tại sao phải xác định nội dung ba vấn đề trên mới viết được văn bản? HS - Mỗi một văn bản được yêu cầu với đề bài khác nhau nội dung khác nhau. Ví dụ: Cùng chung một đề tài nói về tình cảm cha mẹ với con cái: hình thức thể hiện và nội dung khác nhau rõ rệt: Ví dụ văn bản “Cổng trường mở ra, mẹ tôi” mà các em đã học đã khẳng định điều đó. Nhờ đó tìm hiểu đề bài để xác định đúng yêu cầu chủ đề, nội dung đề đặt ra. TB? * Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? HS - Có ý và dàn bài nhưng chưa viết thành văn thì chưa phải là một văn bản. Mà phải sắp xếp ý thành bố cục rành mạch hợp lý. + Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục hợp lí ? TB * Khi đã có một bố cục rõ ràng ta phải làm gì để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh? HS - Có bố cục rõ ràng ta phải có sự liên kết giữa các phần, các đoạn, các câu có sự mạch lạc. ? TB * Vậy viết văn phải đạt yêu cầu gì trong những yêu cầu sau đây? - Đúng chính tả - Có tính liên kết - Đúng ngữ pháp - Dùng từ chính xác. - Sát với bố cục - Có mạch lạc. - Kể chuyện hấp dẫn. - Lời văn trong sáng. HS - Các yêu cầu trên đều không thể thiếu đối với mọi kiểu văn bản, trừ yêu cầu kể chuyện hấp dẫn là không bắt buộc đối với các văn bản không phải tự sự. GV ? TB - Qua thực tế các tiết viết bài của các em cô thấy bên cạnh kết quả các em đã đạt được, các em còn mắc một số lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt, lỗi chính tả.......Qua tiết học này cô mong các em cố giắng viết bài số 1 sắp tới các em sẽ tránh được các lỗi trên. - Trong sản xuất sản phẩm bao giờ cũng có các bước, bước cuối cùng là phải kiểm tra sản phẩm. Vậy ta có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm nên khi hoàn thành cũng phải tiến hành các bước kiểm tra. Bước cuối cùng trong việc tạo lập Vb là gì ? + Diễn đạt các ý trong bố cục thành câu văn, đoạn văn mạch lạc, liên kết - Kiểm tra, đối chiếu VB vừa tạo lập với các yêu cầu và sửa chữa KH? HS * Vậy kiểm tra cần dựa vào tiêu chuẩn cụ thể nào? - Căn cứ vào bố cục, nội dung; chẩn chính tả; chuẩn diễn đạt,... HS - Đọc ghi nhớ (SGK T 46) Ghi nhớ: (SGK,T. 46) GV - Yêu cầu HS làm bài tập 1 (SGK T 46) - Chia nhóm cho hs làm (4 phút) Đại diện nhóm trình bày (có nhận xét, bổ sung): II. Luyện tập. (15’) 1. Bài 1: (SGK T 46) (xác định chủ đề của VB a. Tạo lập văn bản là thật sự cần thiết. b. Em đã quan tâm đến việc viết cho ai, kể chuyện cho ai nghe, miêu tả cho ai thấy và thể hiện rất rõ trong nội dung và hình thức của bài, còn khi viết thư nếu em không xác định rõ viết cho em thì không biết xưng hô như thế nào? c. Em đã lập dàn ý khi làm bài, làm như vậy bài văn đúng bố cục, đủ ý, xếp ý theo trình tự liên kết chặt chẽ, kết quả bài văn cao hơn. d. Sau khi hoàn thành em có kiểm tra lại để phát hiện sửa lỗi. HS - Đọc bài tập 2 (SGK T 46 - 47) 2. Bài 2:(SGK,T.46,47) ( nối các phần của VB , phân biệt mục lớn và nhỏ trong bài ) GV ?BT2 - Có bạn khi báo cáo kinh nghiệm học tập trong hội nghị học tốt của trường đã làm như sau: a. Bạn chỉ kể việc mình đã học thế nào và đã đạt thành tích gì trong học tập? b. Bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói “Thưa các thầy các cô giáo, để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng là em (hoặc con) * Theo em như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào? HS - Suy nghĩ trả lời (có nhận xét, bổ sung): a. Như thế là không phải vì bạn không chú ý rằng mình không chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập. Điều quan trọng nhất là từ thực tế ấy rút ra khái niệm học tập để giúp bạn khác học tốt hơn. b. Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp . Báo cáo này được trình bày với học sinh chứ không phải với thầy cô giáo. 3) Củng cố (3’) - Gv kghái quát lại nội dung chính của bài - Hs nhắc lại nội dung của bài trong phần ghi nhớ - Bài tập trắc nghiệm Dòng nào ghi đúng các bước tạo lập văn bản A. Định hướng và xây dựng bố cục B. Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đọan hoàn chỉnh C. XD bố cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh D. Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập * Đáp án: D 4) Hướng dẫn học bài ở nhà. (1’) - Nắm chắc nội dung bài học. - Làm bài tập còn lại. - Viết bài tập làm văn số 01(ở nhà). - Chuẩn bị: Luyện tập tạo lập văn bản VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 01 (Bài làm ở nhà) I. Mục tiêu 1) Kiến thức: Ôn tập về cách làm văn tự sự, miêu tả, cách dùng từ, đặt câu, liên kêt, bố cục, mạch lạc trong văn bản. 2) Kỹ năng Vận dụng những kiến thức đó vào việc tạo lập một VB cụ thể, hoàn chỉnh. 3) Thái độ: HS có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào xây dựng văn bản. II. Nội dung kiểm tra Đề bài cho lớp 7A Ngày tết cổ truyền thường là dịp sum họp đầm ấm của mỗi gia đình. Hãy tả lại không khí đón giao thừa của gia đình em trong đêm 30 tết. Đề bài cho lớp 7B Em đã được học bài thơ Lượm của Tố Hữu. Hãy chuyển nội dung bài thơ thành một câu chuyện. Đề bài cho lớp 7C Hãy kể lại một kỉ niệm với thầy giáo ( cô giáo ) cũ của em ) III. Đáp án + biểu điểm 1. Đáp án + biểu điểm cho bài làm văn – lớp 7B a, Hình thức: (1 điểm) Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn tự nhiên; diễn đạt lưu loát rõ ràng; kết hợp được với miêu tả,tự sự b, Nội dung: Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu khái quát về lượm ) Thân bài: (Đảm bảo như đáp án) (6 điểm) Kể về Lượm: (3 điểm) - Kể về Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ tại Huế: + Giới thiệu được cuộc gặp gỡ. + Giới thiệu được chân dung Lượm. + Chia tay với Lượm. (3 điểm) - Kể về việc Lượm hy sinh: + Gặp người quen từ Huế ra công tác được chứng kiến việc hy sinh của Lượm và kể lại việc Lượm hy sinh. + Lượm nhận nhiệm vụ. + Lượm hy sinh, cảnh tượng hy sinh. . Kết bài:( 2 điểm) - Lòng thương tiếc. - Ý nghĩ về cái chết của Lượm; hình ảnh Lượm trong lòng người kể 2.Đáp án + biểu điểm cho đề bài của lớp 7A a, Hình thức: (1 điểm) Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn tự nhiên; diễn đạt lưu loát rõ ràng; kết hợp được với miêu tả và tự sự b. Nội dung Mở bài ( 1 điểm ) : GT câu chuyện kể Thân bài: ( 7 điểm ) - Theo trình tự thời gian, lần lượt giới thiệu các sự việc cũng như tâm trạng của từng người trong gia đình khi phút giao thừa gần đến. - Mỗi người một công việc nhưng phải thể hiện được mối quan hệ trong gia đình và các công việc từ đó toát lên không khí náo nức, hồi hộp đợi đón giao thừa. - Đan xen vào đó có thể giới thiêu phong tục tập quán của người VN khi đón tết Nguyên Đán(Trang trí bàn thờ, chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên, lời chúc đầu năm, xông nhà, đi hái lộc...) - Người tả phải bộc lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của mình trong đêm giao thừa một cách tự nhiên.... Kết bài ( 1 điểm ) Cảm nghĩ về đêm giao thừa... 3.Đáp án + biểu điểm cho đề bài của lớp 7C a, Hình thức: (1 điểm) Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn tự nhiên; diễn đạt lưu loát rõ ràng; kết hợp được với miêu tả, tự sự b. Nội dung Mở bài ( 1 điểm ) GT một kỉ niệm với thầy cô và ý nghĩa của nó với bản thân em. Thân bài ( 7 điểm ) - Tự Gt về mình và quan hệ với thầy ( cô ) - Tình huống xây ra sự việc đã trở thành kỉ niệm. - Diễn biến sự việc. Kết bài ( 1 điểm ) Suy nghĩ của em về sự việc đã xảy ra. Đăng kí chất lượng môn ngữ văn khối 7 Năm học : 2012- 2013 Giáo viên : Nguyễn Thị Thọ Tổng số 104 HS Giỏi : 9 = 8,7 % Khá : 49 = 47,1 % TB : 31 = 29,8 % Yếu : 15 = 14,4%
File đính kèm:
- Tuan 3.doc