Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5

Tuần 5 : Bài 5

 Kết quả cần đạt

• Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”. Bước đầu hiểu được hai thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

• Nắm được thế nào là yếu tố Hán Việt, cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.

• Đánh giá được chất lượng bài đã làm để làm tốt hơn nữa những bài sau.

• Hiểu được nhu cầu biểu cảm và đặc điểm chung của văn biểu cảm.

 

doc33 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Vẫn còn một số em chưa xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề.
- Thứ tự miêu tả, tự sự khá hợp lí.
Chỉ có được ở một số em, còn lại chưa biết hoặc quên hết cách làm văn kể hoặc tả ( HS Hmông) - Còn phụ thuộc vào văn mẫu
- Trình bày sạch sẽ.
- Trình bày nội dung còn lộn xộn, chưa có mạch lạc, bố cục chưa cân đối
- Một số bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều.
- Một số bài có bố cục chặt chẽ, lời văn khá trôi chảy, mạch lạc.
- Một số bài có bố cục chặt chẽ, lời văn khá trôi chảy, mạch lạc.
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.
 Kết quả: Tổng số:34
 Giỏi: 0 TB: 13
 Khá: 10 Yếu: 8
 Kém:3 ( bài của HS Hmông )
 Cho HS thống kê các lỗi theo yêu cầu và cho các em sửa
Giúp HS sửa lỗi 
 Đọc bài khá Đinh Hiền
 IV. Nhận xét bài làm (10’)
1. Kiến thức :
2. Kĩ năng : 
3 . Vận dụng KT cuả hs
4. Cách trình bày 
5. Diễn đạt : 
V. Lỗi sai và sửa lỗi. ( 15’ )
I. Đề bài ( 2’ )
Em đã được học bài thơ Lượm của Tố Hữu. Hãy chuyển nội dung bài thơ thành một câu chuyện.
II. Tìm hiểu đề bài ( 5’) 
III. Tìm ý, lập dàn ý: (10 ’)
Mở bài: (1 điểm ) 
Giới thiệu khái quát về lượm
Thân bài: ( 7điểm )
 Kể về Lượm:
 - Kể về Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ tại Huế:
 + Giới thiệu được cuộc gặp
 +Giới thiệu được chân dung Lượm.
+ Chia tay với Lượm.
- Kể về việc Lượm hy sinh:
+ Gặp người quen từ Huế ra công tác được chứng kiến việc hy sinh của Lượm và kể lại việc Lượm hy sinh. 
+ Lượm nhận nhiệm vụ.
+ Lượm hy sinh, cảnh tượng hy sinh.
. Kết bài:( 1 điểm)
- Lòng thương tiếc.
- Ý nghĩ về cái chết của Lượm; hình ảnh Lượm trong lòng người kể 
 IV. Nhận xét bài làm (10’)
1. Kiến thức :
2. Kĩ năng : 
3 . Vận dụng KT cuả hs
4. Cách trình bày 
5. Diễn đạt : 
V. Lỗi sai và sửa lỗi. ( 15’ )
 Lỗi chính tả
 Lỗi diễn đạt 
 -----------------------
I. Đề bài ( 1’ )
 Hãy kể lại một kỉ niệm với thầy giáo ( cô giáo ) cũ của em 
II. Tìm hiểu đề (5’)
- Thể loại : tự sự có SD yếu tố miểu tả 
 - Yêu cầu : kể về kỉ niệm của em với thầy cô giáo cũ.
 III. Tìm ý, lập dàn ý: (10 ’)
Dàn bài
 Mở bài ( 1 điểm ) 
 GT một kỉ niệm với thầy cô và ý nghĩa của nó với bản thân em.
Thân bài ( 7 điểm )
 - Tự Gt về mình và quan hệ với thầy ( cô ) 
 - Tình huống xây ra sự việc đã trở thành kỉ niệm.
 - Diễn biến sự việc.
Kết bài ( 1 điểm ) 
 Suy nghĩ của em về sự việc đã xảy ra.
 IV. Nhận xét bài làm (10’)
1. Kiến thức :
 2. Kĩ năng : 
 3 . Vận dụng KT cuả hs
 4. Cách trình bày 
 5. Diễn đạt : 
GV
HS
Hs
?TB
?Kh
?TB
?KH
 G
?KH
Gv
GV
Gv
Gv
? TB
?KH
GV
GV
3) Củng cố bài (2’)
 - Hs: đọc bài của mình và tự sửa chữa các lỗi trong bài viết
 - Gv về nhà các em viết lại bài theo dàn bài đã xây dựng 
4) Hướng dẫn học bài ở nhà. (1’)
Ôn tập lại văn tự sự và miêu tả.
Tiếp tục chữa những lỗi còn lại.
Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. 
 *******************************************************
 Ngµy soạn:22/09 /2012 	 Ngày dạy 7A :25/09/2012
 7B :27/09/2012 
 7C:25/09/2012 Tiết 20.Tập làm văn: 
 Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: Học sinh cần nắm được:
- Khái niệm văn biểu cảm. 
- Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm. 
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm.
 2) Kỹ năng
 - Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể.
- Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
3) Thái độ: 
 HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
 1) Thầy: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 2) Trò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình bài dạy
1) Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
2) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm ( 25’)
1. Nhu cầu biểu cảm của con người.
HS
 đọc những bài ca dao. 
VD Các bài ca dao (SGK t71)
?KH
Mỗi bài ca dao trên bộc lộ cảm xúc gì? 
-Tình cảm, cảm xúc bộc lộ:
+ Bài 1: Lời than, sự thương cảm cho thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động.
+ Bài 2: Tình yêu quê hương, đất nước, con người của nhân dân ta.
? G
Theo em tác giả dân gian có mục đích gì khi thổ lộ tình cảm, cảm xúc của mình trong các bài ca dao trên? 
- Mục đích: 
+ Bài 1: Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc với nỗi khổ của người lao động trong XH cũ.
+ Bài 2: Khêu gợi tình yêu quê hương đất nước con người ở người đọc.
?TB
HS
Trong thư từ gửi cho bạn bè hay người thân, em có thường biểu lộ tình cảm không? Vì sao?
- Có. Vì khi đó em có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người thân hoặc bạn bè.
?KH
HS
GV
Theo em, khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm? Người ta thường biểu cảm bằng những phương tiện nào?
- Viết thư, làm thơ, viết văn...
è Văn biểu cảm chỉ là một trong vô vàn cách biểu cảm của con người. Người ta có thể biểu cảm qua các hình thức: ca hát, vẽ tranh, nhảy múa, đàn, sáo... Các sáng tác văn nghệ nói chung đều có mục đích biểu cảm.
Khi có những tình cảm dồn nén, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
HS
 đọc đoạn văn 1
2. Đặc điểm chung của VB biểu cảm
a, Ví dụ: 
?TB
 HS
Đoạn văn trên viết cho ai?
 - Viết cho người bạn ở xa.
Đoạn văn 1 (SGK t62)
?TB
HS
Người ta viết bức thư này nhằm mục đích gì?
 - Bộc lộ nỗi nhớ bạn, nhắc lại những kỉ niệm giữa mình và bạn.
?Kh
Hãy chỉ ra những từ ngữ trực tiếp thể hiện tình cảm của người viết VB?
- Những từ ngữ trực tiếp thể hiện tình cảm:
+ Thảo thương nhớ ơi.
+ ...xiết bao thương nhớ.
? G
Theo em việc gợi lại những kỉ niệm xưa giữa mình và bạn cũng là để nhằm mục đích nào của người tạo lập VB?
 - Gợi lại kỉ niệm -> thể hiện nỗi nhớ bạn -> gợi sự đồng cảm của bạn.
HS
Đọc đoạn văn 2
Đoạn văn 2
?TB
Đoạn văn miêu tả những gì?
 + Tiếng hát đêm khuya trên đài.
+ sự im lặng trong đêm.
+ Âm vang tiếng hát trong tâm hồn người nghe.
+ Tiếng hát trong tưởng tượng.
Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, đất nước.
?KH
Tác giả miêu tả như thế nhằm mục đích gì?
 Mục đích: bộc lộ tình cảm gắn bó với quê hương đất nước, gợi tình yêu quê hương đất nước trong người đọc.
?
HS
GV
Thảo luận nhóm ( 2 p ) 
Nội dung của hai đoạn văn trên có gì khác so với văn bản tự sự và miêu tả? 
Báo cáo kết quả
ĐHKT
 - Cả hai đoạn đều không kể chuyện gì hoàn chỉnh mặc dù có gợi lại kỉ niệm. 
 ở đoạn 2 tác giả có sử dụng miêu tả nhưng là nhằm gợi sự liên tưởng, cảm xúc sâu sắc. Mục đích của người viết đoạn văn là để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
?KH
Hai đoạn văn trên thuộc loại văn biểu cảm. Vậy em hiểu thế nào là văn biểu cảm? 
VB biểu cảm là VB viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
?TB
HS
Hãy kể tên một số văn bản biểu cảm em đã được học?
 VD: Lượm, Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê, ca dao, Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh...
?KH
Em thấy VB biểu cảm còn được gọi là gì và bao gồm những thể loại nào?
* VB biểu cảm (còn được gọi là văn trữ tình) bao gồm các thể loại văn học như: thơ trữ tinh, ca dao trữ tình, tuỳ bút..,
?G
GV
Em có nhận xét gì về tình cảm, cảm xúc trong các VB biểu cảm đã được đọc và được học?
è Không phải tình cảm nào cũng có thể viết thành văn biểu cảm. Những tình cảm tầm thường như: đố kị, tham lam, ích kỉ,... dù có viết ra cũng chỉ làm cho người ta chê cười, sẽ không có ai đồng cảm. Những tình cảm trong văn biểu cảm phải là tình cảm đẹp trong sáng, tinh tế. Nó góp phần nâng cao phẩm giá của con người và làm phong phú tâm hồn con người. Cho nên, muốn viết văn biểu cảm hay, HS cần phải tu dươững đạo đức, tình cảm cho cao đẹp, trong sáng.
=> Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn ( yêu con người, yêu TN, Tổ quốc, ghét thói tầm thường, độc ác..)
?G
HS
Ở hai đoạn văn trên, em thấy mỗi đoạn có cách biểu cảm khác nhau như thế nào?
 - ĐV 1: Biểu cảm trực tiếp.
 người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình. (thường gặp trong thư, nhật kí, chính luận...)
 - ĐV 2: Biểu cảm gián tiếp.
- Gián tiếp: người viết không trực tiếp nói ra mà gián tiếp thể hiện tình cảm qua miêu tả, tự sự... (thường gặp trong TP văn học).
?TB
Như vậy văn biểu cảm thường sử dụng những cách biểu cảm nào?
Có hai cách biểu cảm: 
 + biểu cảm trực tiếp 
 + biểu cảm gián tiếp.
?KH
HS
Thế nào là biểu cảm trực tiếp ?
Đọc ghi nhớ
* Biểu cảm trực tiếp :
 Khơi gợi tình cảm qua những tiếng kêu, lời than.
* Biểu cảm gián tiếp:
 Khơi gợi tình cảm qua việc sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả.
b, Ghi nhớ: SGK (t73)
II. Luyện tập (13’)
?KH
 G
So sánh hai đoạn văn và cho biết đoạn nào là đoạn biểu cảm? Vì sao? Chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn?
Bài 1
- Đoạn a: Chỉ kể và tả thuần tuý hoa hải đường dưới góc độ khoa học, như một định nghĩa về hoa hải đường nên không có sắc thái biểu cảm 
=> Không phải là VB biểu cảm.
- Đoạn b: Cúng kể và tả về hoa hải đường nhưng nhằm biểu hiện và khêu gợi tình cảm yêu hoa để mong được đồng cảm (yêu hoa ở đây cúng là yêu cái gì dân dã, đằm thắm trong cuộc sống con người...). Trong đoạn văn còn có những yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi ức,... để khêu gợi và bày tỏ cảm xúc. 
=> Văn bản biểu cảm.
HS
 ?
HS
GV
Thảo luận nhóm ( 3 p ) 
Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh?
Trình bày kết quả
 ĐHKT
Bài 2 
- Nam quốc sơn hà: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước và nu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.
- Phò giá về kinh: thể hiện hào khý chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
3) Củng cố, luyện tập (3’)
 Vẽ bản đồ tư duy cho bài học
4) Hướng dẫn học bài ở nhà. (1’)
Nắm chắc nội dung bài học.
Làm bài tập còn lại.
Chuẩn bị: Đặc điểm của văn bản biểu cảm.

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc
Bài giảng liên quan