Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6

 Tuần 6 : Bài 6

Kết quả cần đạt

• Cảm nhận được sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn và hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Tiếp tục hiểu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và sơ bộ hiểu thêm thể thơ lục bát.

• Bước đầu biết sử dụng từ Hán Việt đúng sắc thái biểu cảm; có ý thức tránh lạm dụng từ Hán Việt.

• Nắm được đặc điểm của văn biểu cảm. Biết cách làm bài văn biểu cảm.

 

doc24 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ư thế nào? (gồm mấy phần? Nội dung giới hạn của mỗi phần?)
 HS
- Bố cục của bài văn gồm 3 phần:
+ Phần 1 là phần mở bài: từ đầu “sinh ra nó” => Nêu phẩm chất của tấm gương.
+ Phần 2 là phần thân bài: Tiếp từ “Nếu ai có bộ mặt không được xinh đẹp” “mà lòng không hổ thẹn” => Nêu lợi ích của tấm gương đối với người trung thực và người có lương tâm.
+ Phần 3 là phần kết bài: Phần còn lại của văn bản => Khẳng định lại chủ đề đã nêu.
? KH
* Phần mở bài và kết bài có mối quan hệ như thế nào?
 HS
- Mở bài: nêu chủ đề của văn bản. Còn phần kết bài khái quát, khẳng định lại chủ đề của văn bản.
? KH
* Các ý trong phần thân bài có liên quan đến chủ đề của bài văn như thế nào?
 HS
- Phần thân bài phát triển, minh hoạ cho chủ đề đã nêu ở phần mở bài.
 HS
 Đọc đoạn văn (Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng). 
b) Đoạn văn: (Trích Những ngày thơ ấu - nguuyên Hồng).
(SGK, T. 86)
? KH
* Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ấy được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?
- Đoạn văn biểu hiện tình cảm của người con đối với mẹ. Người con muốn mẹ về để thoát những tủi cực bị người ta hắt hủi, ngược đãi.
? TB
* Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?
 HS
- Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp qua tiếng kêu, tiếng gọi, tiếng than thở: Mẹ ơi!; khổ quá!; Sao mẹ đi lâu quá!
? KH
* Em có nhận xét gì về tình cảm được bộc lộ qua hai ví dụ vừa tìm hiểu?
 HS
 GV
- Tình cảm được bộc lộ rõ ràng, chân thực.
- Đó chính là yếu tố cần thiết để tạo nên giá trị của văn biểu cảm.
? KH
* Qua phân tích, tìm hiểu ví dụ. Em có nhận xét gì về đặc điểm của văn biểu cảm?
 HS
 Gv
 HS
- Trình bày ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
Làm được những điều trên bài văn mới có tính thuyết phục- Đọc ghi nhớ (SGK,T. 86).
2. Bài học:
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
 Có thể biểu cảm trực tieps qua những cảm xúc hoặc gián tiếp qua những hình ảnh 
- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể có những cách biểu cảm sau: 
 + Chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một đồ vật, loài vật hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng
 + thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
 - Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực .
* Ghi nhớ:(SGK,T. 86).
II. Luyện tập. (15 phút)
 HS
- Đọc bài văn (SGK,T.87) thảo luận (theo bàn) theo nội dung câu hỏi => trình bày kết quả (có nhận xét, chữa bổ sung):
* Bài văn: Hoa học trò.
(SGK,T.87).
?
* Bài văn biểu đạt tình cảm gì?
a) - Tình cảm cuả người học trò khi xa trường.
?
* Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này?
- Hoa phượng đóng vai trò là một người bạn để tác giả thể hiện tình cảm của mình.
?
* Vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa - học - trò? 
- Tác giả gọi hoa phượng là hoa - học - trò vì: Phượng là loài hoa thân thuộc đối với học sinh. Phượng nở đỏ rực vào mùa hè, báo hiệu mùa thi, nùa chia tay với bạn bè, thầy cô giáo, mùa nghỉ ngơi với biết bao thú vui chơi hấp dẫn. 
?
* Hãy tìm mạch ý của bài văn?
b) Mạch ý của bài văn:
Bài văn được tổ chức theo mạch tình cảm của tác giả:
- Ý 1: Giới thiệu mùa phượng nở cũng là mùa hè đến, phượng phải chia tay với học sinh và nỗi buồn trong lòng phượng
- Ý 2: Sự cô đơn lạnh lẽo của phượng khi phải ở lại một mình trong sân trường.
- Ý 3: Nỗi nhớ, nỗi buồn cùng với ước mơ của phượng với các bạn học sinh.
* Văn bản này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
- Văn bản này biểu cảm gián tiếp, mượn cảnh vật, sự việc con người để gửi gắm tư tưởng tình cảm của mình.
3) Củng cố, luyện tập (2’)
 GV HD HS vẽ bản đồ tư duy cho bài học
4) Hướng dẫn học bài ở nhà. (1’)
 - Nắm chắc nội dung bài học.
 - Làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài giờ sau: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
 Ngµy soạn: 25 /09 /2012 	 Ngày dạy 7A : 02/10/2012
 7B: 04 /10 /2012 
 7C : 02/10 /2012 
 Tiết 24: Tập làm văn: 
 Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
I. Mục tiêu 
1) Kiến thức: Hs cần nắm được
- Đặc điểm cấu tạo của đề văn biểu cảm. 
- Cách làm bài văn biểu cảm.
 2) Kỹ năng 
- Nhận biết đề văn biểu cảm.
- Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
3) Thái độ
 HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào tạo lập văn bản biểu cảm.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
 1)Thầy: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 2) Trò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình bài dạy 
 1) Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 2) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm. (7’)
 HS
- Đọc đề a, b, c, d, e (SGK T88).
1. Đề văn biểu cảm:
a) Bài tập: (SGK T88)
? TB
 HS
 GV
* Hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần được biểu hiện cuả các đề trên?
- Trình bày nội dung yêu cầu của từng đề.
- Nhận xét, bổ sung và khi khái quát:
? KH
Đề
Đối tượng
T/C cần biểu hiện
a
Dòng sông quê hương
T/C chân thật, yêu mến, nhớ nhung
b
Đêm trăng trung thu
Yêu thích vui sướng
c
Nụ cười của mẹ
Cảm xúc yêu mến, quí trọng đối với nụ cười của mẹ
d
Tuổi thơ
Niềm vui, nỗi buồn
e
Loài cây em yêu
Yêu thích, quí trọng
 * Qua tìm hiểu 5 đề trên, em có nhận xét gì về đề văn biểu cảm?
 HS
 GV
- Trình bày nhận xét (có nhận xts, bổ sung).
- Chốt nội dung bài học =>
b) Bài học:
- Đề văn biểu cảm thường nêu đối tượng biểu cảm và tình cảm cần đượcbiểuhiện(địnhhướng tình cảm cho bài làm)
 GV
- Chuyển: Để làm một bài văn biểu cảm chúng ta cần thực hiện những bước nào? 
 2. Các bước làm bài văn biểu cảm: (16’)
a) Ví dụ:
 HS
Đọc đề c
Đề: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
? KH
* Hãy nhắc lại các bước cần thực hiện khi tạo lập văn bản?
 HS
- Định hướng chính xác: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì?
- Tìm ý, sắp xếp ý để có bố cục rành mạch, thể hiện đúng định hướng trên.
- Viết thành văn: Sắp xếp các ý trong bố cục thành đoạn văn.
- Kiểm tra xem đã đạt yêu cầu chưa có cần sửa chữa gì không?
 GV
- Vậy chúng ta sẽ cùng thực hiện các bước tạo lập văn bản đối với đề bài trên.
1. Tìm hiểu đề: (Định hướng)
? TB
* Cho biết đề bài thuộc thể loại nào? Hãy xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần được biểu hiên ở đề bài?
- Đề văn biểu cảm.
- Phát biểu cảm xúc và những suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
2. Tìm ý và lập dàn ý:
* Tìm ý:
? KH
* Muốn tìm ý cho bài viết ta cần chú ý đến điều gì?
- Phải hình dung cụ thể đối tượng (nụ cười của mẹ) và và cảm xúc, tình cảm của mình với nụ cườ của mẹ.
? KH
* Với đề này em sẽ chọn những ý gì đề viết?
 HS
- Từ thuở ấu thơ ta đã đựơc nhìn thấy nụ cười của mẹ.
- Nụ cười của mẹ xuất hiện theo từng sự tiến bộ cuả em:
+ Khi em biết đi, biết nói.
+ Lần đầu tiên em đi học.
+ Khi em được điểm 10.
+ Khi em đi thi đoạt giải.
- Nụ cừơi vui, yêu thưương, khuyến khích, an ủi -> ấm áp lòng em.
- Những lúc em không ngoan -> mẹ không cười.
- Cảm thấy trống trải,, thiếu vắng khi thiếu vắng nụ cười của mẹ, ân hận day dứt khi làm mẹ không vui.
- Phải chăm ngoan
? KH
* Lập dàn ý:
* Hãy sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần cuả bài?
? TB
* Phần mở bài phải làm gì?
 HS
a) Mở bài:
- Nêu cảm xúc chung đối với nụ cừơi của mẹ: Mỗi khi mẹ cười, thấy lòng ấm áp.
a) Thân bài:
- Nụ cười của mẹ theo ta suốt từ thuở ấu thơ đến giờ.
- Từ lúc ta biết đi, biêt snói đến lần đầu tiên ta cắp sách đến trường nụ cười sung sướng nở trên môi.
- Khi ta tiến bộ (đạt điểm 10) thì nụ cừơi rạng rỡ.
- Khi ta phạm lỗi, nụ cười của mẹ vắng hẳn trên môi. Vắng hẳn nụ cừơi mẹ ta thấy lòng mình trống trải
? TB
* Kết bài em sẽ viết những ý nào?
c) Kết bài:
- Bộc lộ lòng yêu thương kính trọng mẹ, tụ nhủ sẽ cố gắng chăm ngoan hơn đề luôn thấy nụ cười của mẹ.
? KH
* Theo em có thể đảo các phần trong bố cục của bài văn được không? Vì sao?
 HS
- Không.Vì làm cho nội dung bài vă không hợp lí, lo gic-> Không đảm bào tính liên kết.
3. Viết thành văn: 
 GV
- Yêu cầu học sinh viết từng phần - Trình bày (có nhận xét, bổ sung)
? KH
* Để viết một bài biểu cảm hay cần chú ý lời văn như thế nào 
 HS
- Lời văn phải thích hợp với nội dung, trân thành, biểu cảm.
? TB
* Bước cuối cùng của tạo lập văn bản đó là gì? Tại sao phải thực hiện bước này?
 HS
4. Kiểm tra bài viết và sửa lỗi.
- Để xem baì văn của mình có bám sát vào các vấn đề ở phần dàn bài đã đưa ra.
- Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm.
? HK
* Qua tìm hiểu, em có nhận xét gì về các bước làm bài văn biể cảm?
 HS
? TB
HS
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
* Cần chú ý những gì khi tìm ý và viết bài?
- Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hinh dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trừng hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong- các trường hợp đó. - Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.88).
a) Bài học:
- Các bước làm bài văn biểu cảm: 
 + tìm hiểu đề
 +tìm ý, lập dàn bài,
 + viết bài và sửa bài.
* Ghi nhớ(SGK,T.88)
HS
- Đọc bài văn (SGK,T.89, 90).
II. luỵên tập: (16’)
*Bài văn:
 (SGK,T.89, 90)
? HS
* Bài văn biểu đạt tình cảm gì? Đối với đối tượng nào?
a. Bài văn bộc lộ tình yêu tha thiết với quê hướng an Giang.
? HS
* Bài văn chưa có nhan đề em hãy đặt nhan đề cho bài văn?
- Nhan đề: An Giang quê tôi
? HS
* Hãy nêu dàn ý của bài?
b. Dàn ý của bài văn:
- Mở bài: Giới thiệu quê hương An Giang.
- Thân bài: Biểu hiện của tình yêu quê hương.
- Tình yêu quê hương từ thuở nhỏ.
- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm lòng yêu nước.
- Kết bài: Tình yêu quê hương với nhận thức của ngườii từng trải, ttruởng thành.
? HS
* Chỉ ra phương thức biểu cảm của baì văn?
c. Phương thức biểu cảm: Trực tiếp.
3) Củng cố, luyện tập (3’)
 - Gv khái quát lại nội dung của bài
 - Hs nhắc lại nội dung chính của bài
 - Gv yêu cầu hs viết bài hoàn chỉnh theo đề bài đã xây dựng dàn bài
4) Hướng dẫn học bài ở nhà. (2’)
 - Nắm chắc nội dung bài học
 - Hoàn thiện bài tập trong SKG
 - Chuẩn bị bài giờ sau: Bánh trôi nước và Sau phút chia ly
 - Chuẩn bị bài giờ sau: Bánh trôi nước và Sau phút chia ly

File đính kèm:

  • docTuan6.doc