Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Tiếng gà trưa

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : Giúp học sinh.

_ Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.

_ Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

 2. Kỹ năng :

_ Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng, phân tích hiện quả nghệ thuật của điệp ngữ, điệp câu.

 3. Thái độ :

_Yêu quê hương, yêu cuộc sống, tình cảm yêu thương gắn bó với người thân.

II. CHUẨN BỊ :

+ Thầy : Tranh phóng to, 1 số bài thơ liên quan đến kỷ niệm tuổi thơ.

+ Trò : Tập đọc diễn cảm bài thơ + trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Tiếng gà trưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Kết quả cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu trong bài tiếng gà trưa. 
Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua chi tiết tự nhiên, bình dị bài thơ.
 Nắm được khái niệm điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ.
 Luyện nói : Biết phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
Tuần 14 
 	Tiết 53-54
Ngày soạn :	
Ngày dạy :	 Văn bản :
TIẾNG GÀ TRƯA
 (Xuân Quỳnh)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : Giúp học sinh.
_ Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
_ Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
 2. Kỹ năng : 
_ Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng, phân tích hiện quả nghệ thuật của điệp ngữ, điệp câu.
 3. Thái độ : 
_Yêu quê hương, yêu cuộc sống, tình cảm yêu thương gắn bó với người thân.
II. CHUẨN BỊ : 
+ Thầy : Tranh phóng to, 1 số bài thơ liên quan đến kỷ niệm tuổi thơ.
+ Trò : Tập đọc diễn cảm bài thơ + trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	 a) Đọc thuộc lòng bài thơ "Cảnh khuya" hãy cho biết vẻ đẹp của đêm trăng rừng ở đây như thế nào ? tâm trạng của Bác ở đây ra sao ?
	b) Đọc thuộc lòng bài "Ngắm trăng" cho biết vẻ đẹp đêm rằm như thế nào ? tâm trạng của Bác ra sao ?
 3. Bài mới : 
Hoạt Động 1
Tìm Hiểu Chung Về Bài Thơ.
- Gọi học sinh đọc phần chú thích - tóm tắt sơ lược vài tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
 : Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những điều bình dị gần gũi trong đời sống hằng ngày, trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con ...
- Bài thơ được viết vào thời gian nào in trong tập thơ nào?
- Thể thơ ngữ ngôn : Tự sáng tạo xen điệp ngữ vào.
Đọc phần chú thích và trả lời.
- HS : Trả lời.
 I. Đọc - hiểu văn bản:
1. Tác giả : Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê ở Hà Tây là nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
 bài thơ được viết vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ in trong tập "Sân ga chiều em đi"
Hoạt Động 2
Tìm Hiểu Mạch Cảm Xúc Bài Thơ.
- Giáo viên đọc mẫu 1 lần, hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp 3/2, 1/2/2, 2/3 giọng vui , bồi hồi.
- Hướng dẫn tìm hiểu 1 số từ ngữ khó.
+ Gà mái mơ.
+ Lang mặt.
+ Chắt chiu 
+ Gà toi
- Tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài(bố cục).
- Cho học sinh đọc từng khổ thơ để phát hiện tìm ra ý chính mỗi khổ.
- Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc này ?
- 2 HS : đọc bài.
- Gà mái lông màu hoa mơ (vàng nhạt xen trắng lốm đốm).
- Một bện nấm da.
- Dành dụm, tiết kiệm
- Chết vì các bệnh dịch.
- HS : Đọc thầm - nêu ý kiến.
- Mạch cảm xúc tự nhiên và hợp lý của bài thơ.
3. Thể thơ : Thơ ngũ ngô.
* Bố cục :
- Khổ 1 : tiếng gà trưa gợi về ký ức tuổi thơ của anh chiến sĩ trẻ trên đường hành quân.
- Khổ 2 : Kỷ niệm về con gà mái mơ, mái vàng.
- Khổ 3,4,5,6 : Kỷ niệm về bà.
- Khổ 7,8 : Mơ ước tuổi thơ và mơ ước hiện tại của cháu.
Hoạt Động 3
Tìm Hiểu Những Kỷ Niệm Và Tình Cảm Của Nhân Vật Trữ Tình.
- Ngay tựa bài thơ "Tiếng gà trưa". Vậy toàn bài có mấy lần câu thơ này lập lại ?
GV chốt : Cứ mỗi lần câu thơ lập lại là mỗi lần khơi dậy một hình ảnh trong kỷ niệm tuổi thơ.
- HS : Tìm kiếm và trả lời
- Có 4 lần ở đầu mỗi khổ thơ , điệp ngữ.
 II. Phân tích : 
1/. Hình ảnh và kỷ niệm đẹp của tuổi thơ được tiếng gà gợi lại :
Sự lập này không chỉ nhằm để liên kết các hình ảnh mà còn điểm nhịp cho dòng cảm xúc trong thơ.
 Vậy chúng ta hãy tìm hiểu những hình ảnh trong kỷ niệm tuổi thơ người lính trẻ hành quân ở đây như thế nào ?
- Cho học sinh đọc khổ 1, 2.
Theo em, tại sao tác giả đặt tên bài thơ là "Tiếng gà trưa"
- Ở khổ 1, từ ngữ nào đã cho chúng ta biết tiếng gà đã gợi về kỷ niệm tuổi thơ ?
- Điệp từ "nghe" nhằm nói lên điều gì ?
Lời bình :
+ Nghe ... nắng trưa : một quá khứ hạnh phúc của tuổi thơ.
+ Nghe ... dỡ mỏi : quên nổi vất vả hiện tại
+ Nghe ... thơ : Tuổi thơ quay trở về.
GV chốt : Điệp từ "nghe"  từ hiện tại đưa người lính trẻ quay về quá khứ, một quá khứ xao động, hạnh phúc.
- Cùng với cuộc sống hiện tại  liên tưởng quá khứ ta đã bắt gặp ở bài thơ nào ? Tác giả là ai ?
(Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương)
- Học sinh đọc khổ 2 :
- Tiếng gà trưa gợi lại tâm trí người lính trẻ bằng hình ảnh nào ?
- Trong khổ 2 này từ này được lặp lại nhằm nói lên điều gì ?
* Củng cố : Âm vang tiếng gà trong nỗi niềm anh lính trẻ trên đường hành quân như thế nào ?
Tiết 2 : Cho học sinh đọc khổ 3, 4, 5, 6
- Hình ảnh người bà hiện lên qua những kỷ niệm gì ?
Bình : Lang mặt là một loại bệnh đáng nợ nhưng vẫn không thắng được tính tò mò nhìn gà đẻ. Bây giờ nghe tiếng gà đẻ kêu van, lại nhớ đến lời mắng của bà (tình cảm quí trọng yêu thương đối với bà )
- Hình ảnh người bà còn thể hiện qua những việc gì ? (GV dán tranh phóng to lên bảng).
- Bà còn lo lắng điều gì khi gió bấc thổi ?
GV diễn giảng : Chính điều lo lắng ấy nên bà cố công nuôi gà sinh sôi nảy nở nhiều hơn, đông hơn mang theo niềm vui cho các cháu được quần áo mới từ tần bán gà ước mong ấy đi cả vào trong giấc ngủ tuổi thơ.
- Qua những kỷ niệm và việc làm ấy cho thấy hình ảnh người bà ở đây như thế nào và tình cảm của đứa cháu ra sao ?
- Hình ảnh cậu bé nông thôn ăn mặc giản dị trong niềm hân hoan vui sướng gợi cho em có cảm xúc gì ? "Ôi cái quần chéo go  Đi qua nghe sệt soạt".
- Cho học sinh đọc 2 khổ thơ cuối.
- Em hiểu câu : Giấc ngủ hồng sắc trứng và ổ trứng hồng tuổi thơ (có ý nghĩa) là mơ ước như thế nào ?
- Từ tiếng "gà cục tác cục ta" giữa buổi trưa hành quân làm ta liên tưởng, nhớ lại điều gì ?
- HS : đọc bài.
- HS : suy nghĩ để trả lời.
- Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ tiếng gà vang lên gợi về những kỷ niệm tuổi thơ của mình, những kỷ niệm, hình ảnh ấy đã trở thành ám ảnh bởi vậy tiếng gà trưa được đặt làm nhan đề của bài thơ.
- HS : phát hiện - trả lời.
- Điệp từ "nghe"
- Nghe : không chỉ nghe bằng thính giác (tai ) mà nghe bằng cảm giác bằng tâm tưởng, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức tràn về và lan toả trong tâm hồn người nghe.
- HS : Nhớ lại kiến thức cũ.
- Bếp lửa (Bằng Việt).
- HS : Đọc khổ 2.
- HS : Phát hiện trả lời.
- Hình ảnh những con gà mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh.
- Điệp từ , niềm vui sướng hân hoan như kéo quá khứ tuổi thơ về với hiện tại, khiến người đọc như đang thấy trước mặt con gà mái mơ, mái vàng vừa làm xong cái việc thiêng liêng và đau đớn đẻ ra những quả trứng hồng giữa buổi trưa nắng lửa.
- HS : đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh người bà hiện lên trong ký ức của cháu, đầu tiên là lời mắng yêu "gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang mặt"
- HS : quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Lần theo ký ức, sau lời mắng yêu là hình ảnh bàn tay già nua nhăn nheo đang chăm chú chắt chiu soi tưng quả trứng để gà ấp.
- Lo đàn gà con yếu chịu rét, sương muối sẽ chết toi.
- HS : nhận xét - suy nghĩ trả lời.
- HS : Tự do phát biểu cảm nghĩ.
- Tuổi thơ nghèo cơ cực, giản dị, cảm động biết bao. Giờ đây nhớ lại sống mũi còn cay. Hình ảnh ấy kỷ niệm ấy luôn gắn bó bằng tình yêu thương đùm bọc, chăm sóc của bà. Bà như "bà tiên" trong truyện cổ tích của cháu bây giờ ở đâu ?
- HS : Đọc bài.
- HS : Suy nghĩ trả lời.
Đây là hai hình ảnh đẹp kết thúc bài thơ. Đó là mơ ước tuổi thơ đi vào giấc ngủ đẹp, giấc mơ hồng. Đó là hạnh phúc nhỏ bé, giản dị mà trong lành của trẻ em nông thôn việt nam thời chiến tranh. Đây cũng là lý do, mục đích để ta chiến đấu, bảo vệ đất nước.
- Làm ta liên tưởng đến tình yêu thương của bà ở quê nghèo từ tình cảm gia đình, từ tình bà cháu và nâng cao lên là tình yêu quê hương đất nước.
Âm vang tiếng gà qua điệp từ "Nghe", từ hiện tại đưa về quá khứ.
- Hình ảnh : Gà mái mơ, gà mái vàng và ổ trứng hồng.
- Điệp từ : "này" niềm vui sướng hân hoan của người lính trẻ.
- Kỷ niệm : Tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
2/. Hình ảnh của người bà và tình cảm của cháu.
- Lòng yêu thương, chắt chiu lo cho cháu.
- Tình cảm trân trọng yêu quí biết ơn đối với bà.
 => Tình bà cháu thật sâu nặng và thắm thiết.
3/. Mơ ước của người chiến sĩ trẻ :
" Giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ" - mơ ước nhỏ bé giản dị mà trong lành.
4/. Tiếng gà đi vào cuộc chiến đấu khắc sâu tình cảm yêu quê hương đất nước.
Hoạt Động 4
Tìm Hiểu Thể Thơ 5 Chữ 
- Thơ ngũ ngôn trong thơ ca việt nam có 2 loại chính :
+ Ngũ ngôn tứ tuyệt.
+ Ngũ ngôn Việt Nam.
- Hãy cho biết bài thơ ghi lại những kỷ niệm gì về tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện như thế nào ?
- Ngữ ngôn tứ tuyệt : Có nguồn gốc Trung Quốc (mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ; vần ở chữ cuối câu 1,2,4).
- Ngữ ngôn (việt nam : từ thể bát dặm được cấu tạo theo từng khổ (5 câu) vần liền câu 2,3,4 không hạn định về số khổ.
- HS : Dựa vào phần ghi nhớ SGK để nêu nội dung.
( III. Tổng kết :
- Tiếng gà trưa đã gợi về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình thương yêu chăm sóc của bà cháu. Tình cảm gia đình đã khắc sâu thêm tình yêu quê hương đất nước.
- Cách dùng điệp từ, nhiều hình ảnh bình dị, chân thật.
4. Củng cố:
_Hình ảnh và kỷ niệm tuổi thơ được gợi lại từ tiếng gà trưa như thế nào ?
_ Tình cảm bà cháu ở đây ra sao ?
* Luyện tập : 1. Học thuộc lòng bài thơ.
 2. Nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này (cho học sinh . do phát biểu cảm nghĩ của bản thân).
5. Dặn dò : Học thuộc thơ + bài ghi + soạn : (Một thứ quà của lúa non : Cốm).
HĐ : 	+ Nét đẹp văn hoá trong một thứ quà : Cốm.
+ Lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.

File đính kèm:

  • docGiao an_Tieng ga trua.doc
  • ppt1.ppt
  • ppt2.ppt
  • pptBài giảng.ppt
  • pptBo cuc.ppt
  • pptkho tho.ppt
  • pptKhotho1.ppt
  • pptNhip.ppt
  • pptTac gia.ppt
  • pptTac pham.ppt
  • mp3Tienggatrua-Huonglan.mp3