Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 23: văn bản Hịch tướng sĩ - Năm học 2008-2009

Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, thể loại, tìm bố cục. (12 phút)

* GV hướng dẫn cách đọc : Giọng điệu cần hùng hồn, tha thiết. Tuy nhiên, cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn. Cần chú ý tính chất cân xứng, nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu.

- Đoạn nêu gương sử sách : đọc với giọng thuyết giảng.

- Đoạn tình hình thực tế và nỗi lòng tác giả : đọc giọng trữ tình, tự bạch, chậm rãi.

- Đoạn phê phán, phân tích thiệt hơn : đọc giọng mỉa mai, chế giễu.

- Đoạn cuối : đọc giọng dứt khoát, đanh thép.

* Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ không đọc hết nội dung văn bản. Nhiệm vụ của chúng ta là về nhà đọc lại nhiều lần và tiếp tục đọc trong tiết học tiếp theo.

 GV đọc mẫu từ đầu mới đây, sau đó gọi 1 HS đọc tiếp ta cũng vui lòng. Nhận xét cách đọc của học sinh. Sau đó GV giới thiệu cho học sinh nghe đọc diễn cảm một đoạn.

? Phần chú thích tự đọc thầm, chú ý chú thích 17,18, 22, 23. chúng ta sẽ kết hợp giải thích lại trong quá trình tìm hiểu chi tiết văn bản.

? Tiếp theo, ta tìm hiểu về loại của văn bản, hãy cho biết một số đặc điểm của thể hịch?

 HS dựa theo chú thích sgk/58 trả lời, sau đó GV chốt lại :

- Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục và thường được viết theo lối văn biền ngẫu.

- Từ “Hịch” xuất hiện lần đầu thời Chiến Quốc. “Hịch” còn gọi là “lộ bố” nghĩa là bản văn để lộ, để cho mọi người cùng đọc.

? Hãy cho biết kết cấu của bài Hịch tướng sĩ gồm mấy phần? Giới hạn và nội dung mỗi phần?

 4 phần.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 23: văn bản Hịch tướng sĩ - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tác giả vừa nêu những tấm gương trong sử sách thời Xuân Thu Chiến Quốc, thời Hán, thời Đường lại vừa nêu những tấm gương trước mắt của thời đại nhà Tống, nhà Nguyên mà ai cũng biết. 
- Mục đích là khích lệ được nhiều người, nhiều tầng lớp lập công lưu danh sử sách. Mặt khác tăng thêm tính thuyết phục về một chân lí phổ biến : xưa nay đời nào cũng có trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước. 
- Tuy nhiên khi nêu gương của Cốt Đãi Ngột Lang – một tướng lĩnh của quân Mông thì đó cũng là một hạn chế đáng tiếc của tác giả.
* GV chuyển ý : Sau khi nêu gương sáng trong lịch sử để khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần, tác giả đã nêu lên tình hình đất nước hiện tại và nỗi lòng của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thứ 2. (GV chiếu đề mục b lên bảng)
? Hướng HS chú ý vào đoạn đầu của phần thứ hai.
g Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về tội ác của giặc.
( GV ghi đề mục bên bảng)
* GV : Mở đầu đoạn văn này, tác giả viết “ ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”. Nghĩa là nước ta chưa yên ổn, quân Mông – Nguyên lăm le muốn xâm lược nước ta lần nữa.
? Trong thời buổiloạn lạc ấy, hình ảnh kẻ thù hiện lên qua những chi tiết nào?
g - Sứ giặc đi lại nghênh ngang , uốn lưỡi cú diều  sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa,  giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng  Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.
? Nhận xét biện pháp nghệ thuật trong những câu văn này? Có gì đặc sắc trong lời văn khắc hoạ tội ác của kẻ thù?
g - Từ ngữ gợi hình, gợi cảm.
 - Hình ảnh ẩn dụ , đối lập.
 - Câu dài, nhiều vế.
 - Giọng văn mỉa mai, châm biếm.
? Từ những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trên hình ảnh của giặc hiện ra như thế nào?
g Bạo ngược, vô đạo, tham lam.
* GV giảng bình: Từ những câu văn này, chúng ta thấy tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được lột tả bằng những hành động thực tế diễn ra hằng ngày, về chính trị thì “sỉ mắng triều đình”, “bắt nạt tể phụ”; về kinh tế thì “đòi ngọc lụa”, “thu bạc vàng”; Tác giả dùng hình ảnh ẩn dụ lưỡi cú diều, thân dê chó để chỉ sứ Nguyên, và qua đó để tỏ nỗi căm giận và khinh bỉ giặc của mình. Đồng thời, bằng hình ảnh đối lập, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm : lưỡi cú diều - sỉ mắng triều đình, thân dê chó - bắt nạt tể phụ. Đó là một sự nhục nhã vô cùng.
* GV giới thiệu thêm: Trong thực tế lịch sử : Năm 1277, Sài Xuân là sứ giặc đi sứ, buộc ta lên tận biên giới đón rước. Năm 1281, Sài Xuân lại đi sứ sang, hắn cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, bị Sài Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu. Vua ta sai Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp, nhưng Sài Xuân nằm khểnh không dậy. Thái độ đó chứng tỏ chúng coi dân ta, đất nước ta không ra gì . 
 Từ câu chuyện thực tế ấy sẽ thấy tác dụng của lời hịch như lửa đổ thêm dầu. Và đấy cũng chính là điều mà người viết muốn châm vào ngọn lửa đang hừng hực trong lòng các thuộc tướng của mình.
* Chuyển ý: Chứng kiến những hành động ngang ngược của giặc như vậy nên Trần Quốc Tuấn không thể nào im lặng được, không thể nào mà chịu nhục được. Ông đã bày tỏ thái độ của mình trong những câu văn tiếp theo. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu tâm trạng của tác giả.
? Nỗi lòng của ông được biểu hiện qua những từ ngữ, câu văn nào?
g Ta thường  quên ăn, ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
? Em có nhận xét gì về cấu trúc, cách dùng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu của đoạn văn này? Đoạn văn biểu cảm theo cách nào?
g - Câu văn ngắn dài đi sóng đôi.
 - Động từ, từ phủ định.
 (* Chưa : thời điểm việc phá giặc chưa diễn ra, nhưng tác giả luôn nung nấu ý chí sẽ quyết tâm phá giặc.
 * Chẳng : phủ định việc phá giặc thành công, cảm giác bất lực, thất vọng. Sai lạc với chủ đề của đoạn văn và của cả văn bản.)
g Câu phủ định còn được dùng khá nhiều và rất có hiệu quả trong các đoạn văn sau.
 - Hình ảnh khoa trương, phóng đại.
 - Giọng văn thống thiết.
 - Biểu cảm trực tiếp.
? Cách dùng từ ngữ, hình ảnh kết hợp với giọng thơ như trên thể hiện tâm trạng gì của Trần Quốc Tuấn?
g Cực tả niềm uất hận trào dâng trong lòng, sẵn sàng hi sinh để rửa nhục cho đất nước. Cách bày tỏ tâm trạng một cách trực tiếp có tác dụng gợi ra sự đồng cảm cao đối với người đọc..
* GV nói thêm : Đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong bài văn chính luận. Trần Hưng Đạo là một tấm gương sáng về mọi mặt. Cho nên mỗi chữ, mỗi dòng trong đoạn văn như máu chảy, như nước mắt hiện hình lên trang giấy. Đó là gan ruột, là tấc lòng, là tâm huyết của vị tổng chỉ huy đang bày tỏ, đang tâm sự, đang sẻ chia với bầy tôi, với những người anh em, con cháu mình. 
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong phần thứ hai này, từ nói về tình hình đất nước hiện tại qua đó nói về nỗi lòng của mình? Cách lập luận như vậy có tác dụng gì?
g Lập luận chặt chẽ, câu văn biền ngẫu : Khơi dậy lòng yêu nước và chủ quyền dân tộc.
 HẾT TIẾT 1
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả: sgk/ 58.
 2. Tác phẩm: sgk/ 58.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
 1. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích : sgk/ 55, 58.
 2. Thể loại : Hịch 
 3. Bốc cục : 4 phần.
 4. Phân tích:
a. Nêu gương sáng trong lịch sử.
g Mục đích : khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần.
b. Tội ác của giặc và tâm trạng của tác giả:
 * Tội ác của giặc:
 nghênh ngang , uốn lưỡi cú diều  sỉ mắng , thân dê chó  bắt nạt , thác mệnh  đòi,  giả hiệu  thu ,  vét ,  đem thịt nuôi hổ đói.
g - Từ ngữ gợi hình, gợi cảm.
 - Hình ảnh ẩn dụ , đối lập.
 - Câu dài, nhiều vế.
 - Giọng văn mỉa mai, châm 
 biếm.
a Bạo ngược, vô đạo, tham lam.
 * Tâm trạng của tác giả:
Ta  quên ăn, ; .. đau , đầm đìa;  căm tức  (chưa) xả thịt, lột da, nuốt  uống . , trăm thân  phơi , nghìn xác  gói 
g - Câu văn ngắn dài đi sóng đôi.
 - Động từ, từ phủ định.
 - Hình ảnh khoa trương, phóng 
 đại.
 - Giọng văn thống thiết.
a Đau xót, uất hận, sẵn sàng hi sinh.
Tóm lại :
Lập luận chặt chẽ, câu văn biền ngẫu: Khơi dậy lòng yêu nước và chủ quyền dân tộc.
* GV liên hệ, giáo dục :
 Cách đây mấy nghìn năm đã có những anh hùng dân tộc sẵn sàng xả thân vì nước , tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn, và lòng yêu nước đó đã trở thành một truyền thống quí báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.(Lời của Hồ Chí Minh) Do đó mà hôm nay, chúng ta được sống trong một đất nước hoà bình, độc lập và tự do. 
 * GV tiến hành cho HS làm hai câu hỏi dạng trắc nghiệm
Câu 1 : 
Qua văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, em hiểu “Hịch” là thể văn được vua chúa dùng để
a. công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ. 
b. trình bày chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp.
c. cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh. 
d. trình bày những vấn đề về khoa học, lịch sử, địa lí.
 (Đáp án : c)
Câu 2: 
Trần Quốc Tuấn viết bài “Dụ chư tì tướng hịch văn”, tức “Hịch tướng sĩ” là để
a. giúp mọi người học tập binh pháp trong đánh giặc.
b. lên án hành động bạo ngược và tội ác tày trời của giặc .
c. bày tỏ tâm trạng đau xót, uất ức, tủi nhục của mình.
d. kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, quyết tâm chống giặc.
 (Đáp án : d)
* GV chốt vấn đề để kết thúc bài: 
 Bài Hịch tướng sĩ kết cấu theo trình tự tăng tiến, phần trước chuẩn bị cho phần sau, phần sau bổ sung cho phần trước, cứ thế lí trí và tình cảm được tăng dần cho đến lúc vấn đề được giải quyết trọn vẹn. Từ chỗ bày tỏ trái tim nhiệt huyết dâng trào của bản thân chủ tướng như để giãi bày, sẻ chia để chuẩn bị cho việc phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. Phần sau là một đoạn văn trọng tâm rất hay với nghệ thuật lập luận đặc sắc, ý văn có tình có lí, lời văn sắc bén, sôi động, đầy hình ảnh, âm thanh  nhờ có pha lối biền ngẫu. Đoạn văn này chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học sau.
4. Hướng dẫn về nhà :
 - Đọc lại văn bản Hịch tướng sĩ sgk/ 55-58.
 - Nắm nội dung kiến thức tiết 1 vừa học.
 - Học thuộc lòng đoạn văn : “Ta thường tới bữa quên ăn  ta cũng vui lòng”.
 - Chuẩn bị phần ba của bài hịch cho kĩ, tiết sau học.
 - Suy nghĩ, trả lời thêm một số câu hỏi sau :
 + Trong bài hịch, tại sao tác giả tác động đến lí trí, tiếp đến tác động đến tình cảm rồi mới chỉ ra điều 
 phải trái cho tì tướng?
 + Tại sao trong bài hịch, tác giả không kêu gọi tì tướng chiến đấu mà chỉ phê phán tư tưởng cầu an 
 hưởng lạc của các tướng sĩ?
_______________________________________

File đính kèm:

  • docGIAOAN HTS8.doc