Giáo án Ngữ văn Lớp 8 Tiết 31 đến Tiết 41 - Bùi Thị Hà

A)Mục đích yêu cầu

 -Giúp HS: nhận diện được bố cục ( mở, thân, kết) của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

 -Biết cách tìm, lựa chọn, sắp xếp ý trong bài văn ấy.

II) Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra

3. Bài mới

Hoạt động T và T Nội dung

? Cho HS đọc bài văn : Món quà sinh nhật”

? Em hãy cho biết bố cục của bài văn trên?

-Mở bài” Từ đầu. trên bàn : Quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

-Thân bài: Vui. không nói: Món quà sinh nhật độc đáo của Trinh.

-Kết bài: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật

? Truyện kể về chuyện gì? Ai là người kể chuyện – Món quà sinh nhật

 _ Người kể là Trang.

? Câu chuyện xãy ra ở đâu – nhà Trang

? Câu chuyện xãy ra với ai?

? Có những nhân vật nào?

? Tính cách của mỗi nhân vật

Thảo luận nhóm

-Trang : mau giận, dễ xúc động

-Trinh: có tấm lòng thơm thảo.

? Diễn biến tâm trạng ra sao?

-Mở đầu: Tâm trang bồn chồn của Trang khi người bạn thân chưa đến.

-Đỉnh điểm: Sự xuất hiện của Trinh với chùm ổi

-Kết thúc: Sự xúc động của Trang.

* Điều tạo nên bất ngờ là tình huống truyện

? Những yếu tố miêu tả, biểu cảm

-Miêu tả: hành động của Trang, cành ổi.

-Biểu cảm: cảm xúc, suy nghĩ của Trang về người bạn và món quà sinh nhật.

? Thứ tự: kể – Thời gian

 -Trong khi kể có xen hồi ức

? Từ những dàn ý trên em hãy rút ra dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

(?) Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? (HSTLN)

(?) Phần mở bài giới thiệu ai ? trong hoàn cảnh nào ?

(?) Thân bài Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian ( lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả ( mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?)

(?)Trong khi nêu các sự việc chính , chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó ?

(?) Kết cục số phận của nhân vật ntn và cảm nghĩ của người kể ra sao ?

(?) Nêu yêu cầu cảu bài tập 2 ?

 I) Bài học

 Dàn ý của bài văn tự sự

 Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủyếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài)

Tuy vậy trong từng phần, cần đưa các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn

II) Luyện tập

-Lập dàn ý cô bé bán diêm

+ Mở bài : Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm , nhân vật chính trong truyện

+ Thân bài : lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không giám về nhà vì sợ bố đánh . Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị rét hành hạ “ đôi bàn tay cứng đờ ra”

 Sau đó em bé đành liều đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm , em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp đẹp đẽ. Ban đầu em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi”, hơi ấm của que diêm khiến em “ thật là dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé lại trở về với hiện tại tê cóng của chính mình . Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn có cả một con ngỗng quay. Que diêm lụi tàn , em bé lại đối diện với cảnh nghèo khổ thực sự của bản thân. Em lại quẹt que diêm thứ 3. Một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy hiện lên với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, nhưng rồi diêm tắt, những ngọn nến biến thành những ngôi sao . Que diêm thứ tư được đốt lên em “ nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Cuối cùng muốn niếu bà ở lại em đã bất tất cả các que diêm còn lại

+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm;

các yếu tố này đan xen vào trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động. kèm theo đó là những suy nghĩ tâm trạng của nhân vật

+ Kết bài : kết cục em bé bán diêm đã chết “ vì giá rét trong đêm giao thừa” Mọi người qua đường không ai biết được điều gì mà em bé đã trông thấy, nhất là phút giây em được gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón những niềm vui đầu năm

Bài tập 2 : lập dàn ý

Mb : giới thiệu người bạn của mình là ai ? kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? ( nêu một cách khái quát )

Tb : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy :

- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào ? ( thời gian , hoàn cảnh ) với ai? ( nhân vật)

- Chuyện xảy ra ntn? ( mở đầu, diễn biến . kết quả)

- Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động ntn? ( miêu tả các biểu hiện của xúc động )

Kb : Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?

 

doc24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 Tiết 31 đến Tiết 41 - Bùi Thị Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 lông để góp phần giữ gìn sự trong sạch của môi trường, trái đất 
* Tổng kết ( 4p) 
(?) Vb nhật dụng Thông tin về ngày trái đất năm 2000 đem lại cho em những hiểu biết mới mẻ nào về việc Một ngày không dùng bao ni lông 
Những tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm bớt dùng chúng 
Hạn chế sử dụng bao bì ni lông là hành động tích cực để góp phần bảo vệ môi trường trong sạch của trái đất 
 I, Giới thiệu chung
VB nhật dụng
II.Đọc-hiểu văn bản 
III. Phân tích 
1, Thông báo về ngày trái đất 
-Ngày 22 /4 hằng năm là ngày Trái đất chủ đề bảo vệ môi trường; có 141 nước tham dự, năm 2000 VN tham gia chủ đề “ một ngày không sử dụng bao ni lông”
 Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường , Việt Nam cùng hành động 
2, Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng chúng 
L, Tác hại :
- Dùng bao ni lông bừa bãi sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường , - phát sinh nhiều bệnh tật hiểm nghèo có thể làm chết người
- Như vậy dùng bao ni lông bừa bãi có hại cho sự trong sạch của môi trường và cho sức khoẻ của con người
L, Biện pháp
- Hạn chế tối đa dùng bao ni lông 
- Thông báo cho mọi người hiểu về hiểm hoạ của việc lạm dụng bao ni lông đối với môi trường sức khoẻ con người
3. Lời kêu gọi 
- Nhiệm vụ to lớn của chúng ta là bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm 
 - Hành động cụ thể của chúng ta “ một ngày không dùng bao bì ni lông”
IV, Tổng kết : 
Ghi nhớ sgk / 107
*.Củng cố
(?) Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào đời sống, biến thành hành động cụ thể ? ( Học sinh tự bộc lộ)
 C,, Hướng dẫn về nhà : ( 3p)
 - Học bài để chuẩn bị kiểm tra văn 
 - Soạn bài “ ôn dịch thuốc lá”
TUẦN 10 
TIẾT 40 
 Ngày soạn 28-10-09
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH 
A, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm vh 
Có ý thức vận dụng biện pháp nói giàm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết 
B, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức : ( 1p)
 2, Kiểm tra bài cũ : ( 3p) Thế nào là nói quá ? Cho vd 
Sử dụng Nói quá trong khi nói, viết có tác dụng gì ?
 3, Bài mới : * Giới thiệu bài : (1p) Từ lớp 6 đến nay, các em đã được học những phép tu từ nào ? ( so sánh , ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá). Vậy hôm nay, cô giới thiệu thêm cho các em một phép tu từ nữa đó là Nói giảm nói tránh . 
* Tiến trình bài học 
 * Tìm hiểu Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh : ( 18p)
 Gọi hs đọc vd 
(?) Giải nghĩa về cách dùng từ in đậm trong vd 1, 2 ,3và giải thích tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó ? 
3 từ đều nói về cái chết 
Giảm bớt đi sự đau buồn 
(?) Hãy tìm thêm những cách nói giảm nói tránh khi nói về cái chết ? ( Bỏ mạng , qui tiên , từ trần ..)
 Gọi hs đọc vd 4,5,
(?) Vì sao trong câu văn này tác giả lại dùng từ “ bầu sữa” mà không dùng từ khác ?( Tránh thô tục) 
(?) Lấy thêm một vài vd nữa để minh hoạ ?( Tiểu tiện )
So sánh cách nói sau và cho biết cách nói nào nhẹ nhàng hơn , tế nhị hơn đối với người nghe?
- Cách nói thứ 2 tế nhị hơn , nhẹ nhàng hơn đối với người nghe 
Cách nói 1 : căng thẳng , nặng nề 
(?) Qua phân tích , em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh ?
( ghi nhớ sgk)
(?) Trong nói viết chúng ta sử dụng phép tu từ này có tác dụng gì ? ( ghi nhớ sgk)
 (?) Trong thơ trong văn sử dụng rất nhiều phép tu từ nói giảm nói tránh , em hãy tìm một số vd để minh họa? Qua đó làm rõ giá trị biểu cảm của phép tu từ này ?(HSTLN)
- Trong tác phẩm lão Hạc : Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! 
+ Đi đời – giết thịt , nếu nói bị giết thịt sẽ gây cho người nghe cảm giác ghê sợ đồng thời thể hiện sự luyến tiếc và đượm chút mỉa mai . Không phải là lão mỉa mai con chó màmỉa mai cái thân phận của mình 
* Không phải chỉ trong thơ trong văn mới sử dụng pháp tu từ nói quá mà chính ở trong cuộc sống hằng ngày sử dụng rất nhiều .Để nhằm mục đích tăng giá trị biểu cảm 
(?) Vậy có phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng phép tu từ không ? ( không )
(?) Trong trường hợp nào không sử dung phép tu từ nói giảm nói tránh ?( HSTLN)
- Trong những trường hợp cần thiết phải bộc lộ tư tưởng , quan điểm của mình thì nên nói thẳng hoặc khi phải trình bày tường thuật một vấn đề gì đó để tránh cho người nghe có sự hiểu lầm thì cần nói đúng sự thật 
* Chú ý : Nói giảm nói tránh có nhiều cách nói 
+ Dùng các từ đồng nghĩa , đặc biệt là các từ HV 
+ Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa : 
 Anh ấy hát dở – anh ấy hát chưa được hay lắm 
+ Dùng cách nói vòng : Em còn học kém lắm – em cần cố gắng nhiều hơn
+ Nói trống ( nói tĩnh lược)
 ông ấy sắp chết – ông ấy chỉ nay mai thôi 
* Phần luyện tập : (19p)
(?) Bàn tập 1 yêu cầu điều gì ? 
(?) Nêu yêu cầu bài tập 2 , 3 
I.Bài học
1, Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh 
a Phân tích ví dụ : 
VD1: 
* các từ in đậm : 
- Đi gặp cụ Các Mác , cụ Lê- nin và các vị các mạnh đàn anh khác 
- đi 
- chẳng còn 
 Các từ này đều nói về cái chết để giảm bớt đi sự đau buồn 
VD 2: Tìm hiểu đoạn văn trích : Những ngày thơ ấu – NH 
+ Bầu sữa - Tránh thô tục
Gọi là nói giảm nói tránh 
2, Ghi nhớ : sgk/ 108
II, Luyện tập 
Bài tập : 
đi nghĩ 
Chia tay 
Khiếm thị 
Có tuổi 
Đi bước nữa 
Bài tập 2 : 
Những câu đúng : a 2 ; b 2 ; c 1 ; d 1 ; e 2 
Bài tập 3 
Bài thơ của anh dở lắm – bài thơ của anh chưa được hay 
- Cái áo bạn may xấu quá – cái áo bạn may chưa được đẹp lắm 
- Bạn học kém qua – bạn học chưa được tốt 
 Bài tập 4 : GV hướng dẫn hs trả lời 
C, Hướng dẫn về nhà : ( 3p) Thế nào là nói giảm nói tránh ? cho vd 
-Nói giảm nói tránh có tác dụng gì ? Trong những trường hợp nào không nên nói giảm nói tránh ?- Học phần ghi nhớ , Tìm lấy thêm vd 
Soạn bài “ Câu ghép”
TUẦN 11
TIẾT 41
	 Ngày soạn 28-10-09
 KIỂM TRA VĂN 
A Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Củng cố lại kiến thức của học sinh từ đầu năm đến nay 
Rèn kĩ năng khái quát , tổng hợp , phân tích so sánh , lựa chọn , viết đoạn văn 
B., Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ :
 3, Bài mới 
 * Trắc nghiệm ( 4đ)
 Trả lời bằng cách khoanh tròn vào những chữ cái em cho là đúng nhất 
1, Chủ đề của Truyện ngắn “ Tôi đi học” được thể hiện ở câu nào dưới đây ?
 A, Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều ..
 B, Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
 C, Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh 
 D, Hôm nay tôi đi học 
 2, Qua đoạn trích “ Tức nước vở bờ”, tác giả đã khắc hoạ nhân vật chị Dậu là một con người ntn?
 A, Chị Dậu là một phụ nữ nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ .
 B, Chị Dậu là một người phụ nữ mộc mạc, dịu hiền, có tình yêu thương gia đình tha thiết 
 C, Chị Dậu có lòng căm giận, khinh bỉ cao độ đối với bọn tay sai 
 D, Tất cả đều đúng 
 3, Gía trị nghệ thuật của đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” được thể hiện ở những điểm nào ?
 A, Đoạn trích đã được khắc hoạ nhân vật rất rõ nét : nhất là 2 nhân vật cai lệ và chị Dậu 
 B, Câu văn miêu tả linh hoạt, sinh động, khéo léo 
 C, Ngôn ngữ đặc sắc : mỗi nhân vật có ngôn ngữ riêng, đó là lời ăn tiếng nói bình dị , sinh động của đời sống hằng ngày, đó là khẩu ngữ của quần chúng nông dân được sử dụng thật nhuần nhuyễn 
 D, Tất cả đều đúng 
 4, Chung quanh việc lão Hạc bán “ Cậu vàng”, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
 A, Là một con người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, trung thực 
 B, Lão vô cùng đau đớn, xót xa ân hận khi bất đắc dĩ phải bán đi con chó thân thiết 
 C, Lão thương con sâu sắc đến nỗi dù rất thương cậu vàng nhưng đến tình cảnh này lão cũng quyết định bán để dành trọn vẻn của cải lại cho con 
 D, Tất cả đều đúng 
 5, Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật tôi ( ngôi thứ nhất) hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
A, Cho phép người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, có thể nói ra cảm tưởng, ý nghĩa của mình 
 B, Cho phép người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, ở mọi nơi, mọi lúc 
C, Tất cả đều đúng 
6, Viết truyện “ Cô bé bán diêm”, nhà văn An- đéc-xen muốn gửi đến người đọc thông điệm gì ?
 A, Nhắc nhở mọi người cảm thông, yêu thương những em bé bất hạnh 
 B, Nhắc nhở mọi người không nên vô tình trước nổi đau của em nhỏ
 C, Nhắc nhở mọi người trân trọng những ước mơ hoặc là bình dị, hoặc là kì điệu của tuổi thơ 
 D, Tất cả đều đúng 
Tự luận ( 7 đ)
 Câu 1 : Tóm tắt văn bản “ Cô bé bán diêm” bằng một đoạn văn khoảng 8 dòng 
 Câu 2 : Qua bài “Thông tin về ngày trái đất name 2000” em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về môi trường xung quanh em?
 C. Hướng dẫn về nhà : Nhận xét giờ kiểm tra 
- Học bài 
Soạn bài “ ôn dịch thuốc lá”

File đính kèm:

  • docVAN 8 TU TIET31.doc