Giáo án Ngữ văn Lớp 8 Tiết 42 đến Tiết 59 - Bùi Thị Hà

I, Bài học

1, kể theo ngôi thứ nhất :

 - Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện . Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe , mình thấy, mình trãi qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ , tình cảm của chính mình, kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực , tính thuyết phục “ như là có thật” của câu chuyện

 2, Kể theo ngôi thứ ba :

- Kể theo ngôi thứ ba là người kể chuyện tự giấy mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng . Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật

II, Luyện nói tại lớp

- Đoạn trích “ Tức nước vở bờ” theo ngôi thứ nhất

 * Yêu cầu :

- Khi kể có kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt để miêu tả và thể hiện tình cảm

- Chúng ta phải đóng vai chị Dậu , xưng “ Tôi”khi kể . Sự việc, hành động ngôn ngữ ( lời thoại) bám sát theo đoạn văn để kể lại nhưng tất cả đều dưới cái nhìn của của nhân vật “ tôi” ( Chị Dậu)

 

doc41 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 Tiết 42 đến Tiết 59 - Bùi Thị Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hãnh , ý chí khẳng định mình , là khát vọng hành động mãnh liệt . Con người như thế lại đường hoàng “ đứng giữa trời đất Côn Lôn” , đứng giữa biển rộng non cao , đội trời đạp đất , tư thế hiên ngang sừng sững . Từ đó toát lên một vẽ đạp hùng tráng 
+ Hai câu thực 
Sử dụng nghệ thuật đối 
Gịong điệu hùng tráng , sôi nổi 
Có sức mạnh to lớn, khí thế hiên ngang lừng lẫy , mạnh mẽ phi thường
 Cả 4 câu đầu đã dựng lên một tượng đài uy nghi về anh hùng với khí phách hiên ngang , lẫm liệt , sừng sững giữa đất trời . Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng , ngạo nghễ của con người giám coi thường mọi thử thách gian nan 
2. Cảm nghĩ từ việc đập đá 
+ 2 câu luận
- Dùng pháp đối , làm rõ sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tinh thần của con người trước thử thách , nguy nan
+ 2 câu kết 
- Đối ( Thánh ngày , mưa năng ; thân sành sỏi , càng bền bỉ sắc son). Khẳng định lí tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất
 4 câu thơ cuối đã thể hiện được niềm tin mãnh liệt ở sự nghiệp yêu nước của mình . Coi khinh gian lao , tù đày 
IV,Tổng kết : sgk
V, Luyện tập 
Bài tập 2 :
- cả 2 bài thơ đều là khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ , lỡ bước vào vòng tù ngục . Họ không “ nói chí” bằng những lời lẽ khoa trương , sáo rỗng 
- Vẽ đạp hào hùng ,lãng mạng của họ biểu hiện trước hết ở khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong gian lao có thể đe doạ đến tính mạnh ( Xem việc ở tù như dừng chân tạm nghỉ , xem việc lao động khổ sai như một việc “ con con”không đáng kể ) . Vẻ đẹp ấy còn biểu hiện ở ý chí chiến đấu và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp của mình ( Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp 
C, Hướng dẫn về nhà ( 3p)
- Hãy rút ra những nét chung của 2 bài thơ về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật ?
Đọc diễn cảm 2 bài thơ . Học thuộc lòng 2 bài thơ , phần ghi nhớ 
Soạn bài “ Muốn làm thằng Cuội” theo phần đọc- hiểu sgk
Ngày soạn 8/12/09
A, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
 1, Kiến thức : Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống 
 - Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu , tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu 
 2, Kĩ năng : rèn kĩ năng sử dụng đúng dấu câu trong khi viết 
B, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 
 3, Bài mới : Thực tế cho thấy rằng muốn dùng đúng dấu câu không những phải có kiến thức về dấu mà còn phải có thái độ cẩn trọng khi viết . vậy dùng dấu câu như thế nào cho phù hợp ? Tiết này, cô cùng các em đi ôn tập lại những loại dấu câu mà chúng ta đã học .
 A, TỔNG KẾT VỀ DẤU CÂU 
(?) Ở lớp 6 các em đã học những loại dấu câu nào ? Hãy nêu tác dụng của những dấu câu đó ? 
 Dấu câu 
 Công dụng 
1, Dấu chấm 
Dùng để kết thúc câu trần thuật 
1, Dấu chấm hỏi 
 Dùng để kết thúc câu nghi vấn 
3, Dấu chấm than 
Dùng để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán 
4, Dấu phẩy 
Dùng để phân cách các thành phần và các bộ phận của câu 
GV chốt : Ngoài những tác dụng đã nêu , dấu câu còn được dùng để bày tỏ thái độ , tình cảm của người viết 
 VD : - Đấm . Đá . Thụi  Họ lăn xả vào nhau một cách vô nghĩa !
Nó mà cũng làm thơ ư? 
Chia tay nhau ? Tốt quá ! Hết . Hếtthật sự rồi , buồn , tiếc
 (?) Ở lớp 7 , Chúng ta học những dấu câu nào ? Hãy nêu tác dụng của những dấu câu đó ?
 Dấu câu 
 Công dụng 
1, Dấu chấm lửng
2, Dấu chấm phẩy 
Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết 
Biểu thị lời nói ngập ngừng , ngắt quãng
Làm giản nhịp điệu câu văn , hài hước , dí dỏm 
Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp 
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp 
3, Dấu gạch ngang 
Đánh dấu bộ phận giải thích , chú thích trong câu 
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật 
Biểu thị sự liệt kê 
Nối các từ nằm trong 1 liên danh 
4, Dấu gạch nối 
Nối các tiếng trong một từ phiên âm tên người , địa phương , tên sản phẩm nước ngoài 
* Lưu ý : Dấu gạch nối không phải là dấu câu , nó chỉ là một quy định về chính tả
- Về hình thức dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang 
(?) Ở lớp 8, chúng ta đã học những dấu câu nào ? Hãy nêu tác dụng của chúng ?
 Dấu câu 
 Công dụng 
1, Dấu ngoặc đơn
 - đánh dấu phần có chức năng chú thích 
2, Dấu 2 chấm 
Báo trước phần bổ sung , giải thích thuyết minh cho 1 phần trước đó 
Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại 
3, Dấu ngoặc kép 
Đánh dấu từ ngữ , câu , đoạn dẫn trực tiếp 
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai 
Đánh dấu tên tác phẩm , tờ báo , tạp chí , tập san  dẫn trong câu văn 
* GV chốt : Đây là những dấu câu vừa có tác dụng phân biệt các phần nội dung khác nhau trong câu văn , vừa là những dấu hiệu về chính tả rất chặt chẽ ; vì vật phải nhất thiết dùng cho đúng lúc đúng chổ
 B , CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ DẤU CÂU 
 Hs đọc vd 1 sgk 
(?) VD trên thiếu dấu ngắt câu ở chổ nào ? Nêu dùng dấu gì để kết thúc câu ở chổ đó ?
Gọi hs đọc vd 2 
(?) Dùng dấu chấm sau từ này là đúng hay sai ? Vì sao ? Ở chổ này nên dùng dấu gì ?
Gọi hs đọc vd 3 
(?) Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức ? Hãy đặc dấu đó vào chỗ thích hợp?
Gọi hs đọc vd 4 
(?) Đặt dấu chấm hỏi ở câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn này đã đúng chưa ? Vì sao ? Ở các vị trí đó nên dùng dấu gì ?
(?) Qua đó ta cần tránh những lỗi nào ? ( Hs đọc ghi nhớ )
1, Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc 
VD : Lời văn ở đây thiếu ngắt câu sau xúc động . Dùng dấu chấm để kết thúc câu . Viết hoa chữ t ở đầu câu 
2, Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc 
- dùng dấu ngắt câu sau từ này là si vì câu chưa kết thúc . Nên dùng dấu phẩy 
3, Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết 
câu này thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết 
4, Lẫn lộn công dụng của các dấu câu 
- Dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu đầu dùng sai vì đây không phải là câu nghi vấn . Đây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm . Dấu câu ở cuối câu thứ hai là sai . Đây là câu nghi vấn , nên dùng dấu chấm hỏi 
Ghi nhớ 
Sgk / 151
 C, LUYỆN TẬP 
(?) Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? ( HSTLN)
(?) Nêu yêu cầu bài tập 2 
Bài tập 1 : Điền dấu câu thích hợp 
( , ) , ( .) 
( .)
(,) , (:)
( - ) , ( ! ) ( ! ) ( ! ) ( ! )
( ,) ( ,) ( .) ( ,) ( .)
( , ) ( ,) ( , ) ( .)
( , ) ( : ) 
( -) ( ? ) ( ?) (?) ( !0
Bài tập 2 : Phát hiện lỗi về dấu câu 
 -a,  mới về ? Mẹ ở nhà chờ anh mãi . Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay . 
b, Từ xưa , trong cuộc sống lao động và trong sx , , nhân dân ta có truyền thống thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ . Vì vậy , có câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách”
c, năm tháng , nhưng .
C.Hướng dẫn về nhà : Trong khi viết , chúng ta thường gặp những lỗi nào về dấu câu ? 
- Học thuộc các loại dấu câu và công dụng của chúng 
Học bài để tiết sau kiểm tra Tiếng việt 
Soạn bài “Ôân tập T,V”
Ngày soạn 8/12/09
A Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
1, Kiến thức : Củng cố lại những kiến thức đã học từ đầu năm đến nay 
Biết dùng từ , đặt câu trong khi nói ( viết ) 
2, Kĩ năng : Dùng từ, đặt câu trong khi nói , viết 
B. Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức: 
 2, Kiểm tra bài cũ : 
 3, Bài mới : 
A, Trắc nghiệm ( 3 điểm) 
 Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi
1, Các từ “ tát , túm , đẩy , nắm , đánh” thuộc trường từ vựng nào dưới đây ?
 A, Bộ phận của tay B, Đặc điểm của tay 
 C, Hoạt động của tay D, Cảm giác của tay 
 2, Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ? 
 A, Móm mém B, Ăêng ẳng 
 C, Chua chát D, Loay hoay 
 3, Trong câu “ Bàn ăn đã dọn , khăn trải bàn trắng tinh , trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá , và có cả một con ngỗng quay.” , từ nào là trợ từ ? 
 A, Đã B, Trên 
 C, Bằng D, Cả 
 4, Trong câu “ Những tên khổng lồ nào cơ ? “ , từ nào là tình thái từ ?
 A, Cơ B, Tên C, Những D, Nào 
 5, Từ nào dưới đây là từ Hán Việt ? 
 A, Hào kiệt B, Phong lưu C, Kinh tế D, Tất cả đều đúng 
 6, Dấu ngoặc kép trong “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” được dùng để làm gì ?
 A, Đánh dấu từ ngữ , đoạn dẫn trực tiếp 
 B, Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai 
 C, Đánh dấu tên tác phẩm , tờ báo , tập san  dẫn trong câu văn 
 D, Tất cả đều đúng 
B, Tự luận ( 7 Đ)
Câu 1 : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng thanh , từ tượng hình , trợ từ , tình thái từ và chỉ ra những từ đó trong đoạn văn ( chủ đề tự chọn) ( 3,5 )
Câu 2 : Viết một đoạn văn có sử dụng các loại dấu câu đã học ở lớp 8 và chỉ rõ tác dụng của dấu câu đó ? ( 3, 5 )
C. Hướng dẫn về nhà : 
- Nhận xét giờ kiểm tra 
- Về học lại những kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra hôm nay 
Soạn bài : “ ôn tập T.V”

File đính kèm:

  • docVAN 8TIET42-59.doc
Bài giảng liên quan