Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 23, 24

Tuần 23

Tiết 111,112: Bài viết số 5

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

 Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh về văn nghị luận.

2.Kĩ năng:

 Biết làm bài văn nghị luận về một hiện tượng của đời sống xã hội.

3.Thái độ:

 Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.

II.Chuẩn bị:

 GV: Đề ,đáp án, biểu điểm.

 HS: Kiến thức để làm bai.

III.Các bước lên lớp.

1. Ôn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.

2. Đề bài :

 Hiện nay ở các trường học vấn đề đạo đức học sinh là vấn đề nan giải cho ngành giáo dục. Học sinh ngày nay bị tha hóa về đạo đức, xuống cấp nghiêm trọng ( chởi thề, xúc phạm thầy cô) . Em hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

 

doc19 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 23, 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
gười con có mơ ước thành thi sĩ?
Cò lại xuất hiện trong đời con như thế nào?
Thảo luận: theo em, đằng sau hình ảnh của cò, nhà thơ con muốn ca ngợi ai?
GV:Hướng dẫn phân tích phần cuối
-4 câu thơ đầu đoạn gợi em suy nghĩ gì về tấm lòng người mẹ?
Hai câu thơ 
 “Con dù lớn 
 Đi hết đời.theo con ”
Đã khái quát một quy luật của tình cảm, đó là quy luật gì?
-Những câu ca dao tục ngữ nào nói về điều đó?
( Nước mắt chảy xuôi)
Gv bình thấy được những suy tưởng triết lý trong thơ Chế Lan Viên).
-Nhận xét gì về giọng điệu đoạn cuối : à ơi
 Hoạt động3 
Hướng dẫn tổng kết
-Hãy khái quát những nét nghệ thuật chính của bài thơ?
-Hình tượng cò từ những lời ru và bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời ru trong đời sống con người ?
Hoạt động4 
Hướng dẫn luyện tập .
-GV nêu câu hỏi 
Chỉ ra cách khai thác lời ru ở 2 bài thơ “Khúc hát ru” và “Con cò”? 
-Viết một đoạn văn nêu suy ngĩ về người mẹ – bóng mát của cuộc đời con.
-Đọc chú thích trong SGK.
-Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
-Lắng nghe.
-Đọc bài thơ.
-Thể thơ: tự do.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời.
-Thảo luận theo nhóm 2HS cùng bàn.
-Suy nghĩ, trình bày.
-HS trả lời
-Suy nghĩ, trả lời.
-Trao đổi, thảo luận, trả lời.
-Lắng nghe.
-Trao đổi, trình bày.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Trình bày.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Thảo luận nhóm 4HS, trình bày.
-Suy nghĩ,trả lời.
-Trao đổi,trình bày.
-Trình bày.
( Nước mắt chảy xuôi)
-Lắng nghe.
-Khái quát những nét nghệ thuật chính của bài thơ.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Chỉ ra cách khai thác lời ru.
-Về nhà làm.
I Tác giả,tác phẩm
1.Tác giả :SGK
2. Tác phẩm : 
.Thơ tự do.
. Câu dài, ngắn.
. Điệp cấu trúc câu.
.Nhịp thơ thay đổi-gần với lời ru.
-Hình tượng con cò xuyên suốt bài thơ đó là nghệ thuật ẩn dụ, gợi nhiều liên tưởng.
3. Bố cục : 3 phần 
.Con cò – lời ru.
.Con cò –cuộc đời.
.Con cò – Lòng mẹ.
II .Tìm hiểu văn bản
1.Còn cò- lời ru 
 Con còn bế trên tay
 Con chưa biết con cò
 Nhưng trong lời mẹ hát
 Có cánh cò đang bay
à Điệp từ, nhịp thơ ngắn. Lời ru của mẹ đã mang cánh cò đến giấc ngủ của con.
- Lời ru của mẹ đầy ắp những cánh cò.
-Con chưa biết : con cò, com vạc, những cành mềm.
à Em bé đón nhận cò trong lời ru thật mơ mộng ( êm ái vô tư như tuổi thơ em )
Hình ảnh con cò trong lời ru
đi vào lòng em bé một cách vô thức à bước đầu nuôi dưỡng tâm hồn con người.
2. Con cò – Cuộc đời
a. Khi còn trong nôi
-Cò vào trong tổ
-Hai đứa đắp chung đôi.
-Con ngủ cò cùng ngủ.
à Cò hóa thân trong người mẹ chở che, lo lắng cho con từng giấc ngủ .
b. Khi đi học.
-Con theo cò đi học.
-cò chắp cánh những ước mơ cho con.
à Cò là hình tượng người mẹ quan tâm chăm sóc, nâng bước cho con.
c. Khi con khôn lớn
-Con làm thi sĩ bởi tâm hồn con được chắp cánh bao ước mơ, con viết tiếp hình ảnh cò trong những vần thơ cho con.
à Cò là hiện thân của Mẹ bền bỉ, âm thầm nâng bước cho con suốt chặng đời con.
3. Con cò – Lòng mẹ
Hình ảnh Cò gợi suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của Mẹ và lời ru.
-cò là biểu tượng người mẹ ở bên con suốt đời “Dù ở gần con ” Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một qui luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: Lòng mẹ luôn bên con làm chỗ dựa vững chắc suốt đời con .
àGiọng điệu đoạn cuối đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con Cò trong những lời ru.
III. Tổng kết:
 *Ghi nhớ(SGK)
IV Luyện tập 
Cách khai thác lời ru.
-Bài khúc hát ru 
tác giả vừa trò chuyện với em bé, vừa nói về ước mơ của mẹ qua lời ru.
-Bài “con cò” gợi lại điậu hát ruà ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru
4.Củng cố:
 GV:Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ(SGK).
5.Hướng dẫn học tập:
 Tìm đọc một số bài thơ về tình mẹ con như: Một mình trong mưa – Đỗ Bạch Mai.Bài thơ tặng con – Nguyễn Duy.Ru con – Cẩm Lai.Hát ru – Vũ Quần Phương.Soạn bài : Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
IV/Rút kinh nghiệm:
.............................................................................
Tuần 24 Ngày soạn : 14/2/2014
Tiết 120: 
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức: 
 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2.Kĩ năng:
 Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
3.Thái độ:
 Ý thức học tập, rèn luyện theo những diều tốt trong xã hội.
II.Chuẩn bị.
 GV: Bảng phụ, bài soạn giảng.
 HS: Đọc kĩ các đề bài trong SGK và trả lời các câu hỏi. 
III.Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này như thế nào?
3.Bài mới: Trên cơ sở những điều đã nắm được về lí thuyết, hôm nay chúng ta tiến hành tìm hiểu cách làm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu đề:
-GV treo bảng phụ có ghi 10 đề bài, yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV .? Các đề bài trên có điểm nào giống và khác nhau?
? Dựa vào các đề trên, em hãy tự nghĩ ra một vài đề tương tự?
Đề có kèm theo mệnh lệnh. Đề không kèm mệnh lệnh.
HOẠT ĐỘNG 2:
-Hướng dẫn HS cách làm 
 Đề: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
-Thao tác 1: tìm hiểu đề
? Em hãy xác định tính chất, yêu cầu về nội dung, vốn hiểu biết để làm đề này.
Thao tác 2: hướng dẫn tìm ý.
? Làm thế nào để tìm ý của đề bài?
? Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ?
? Giải thích nghĩa bóng?
? Từ đó chúng ta rút ra bài học gì về đạo lí?
?Đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
? Khi tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cần thực hiện các thao tác nào?
GV:-Hướng dẫn lập dàn bài chi tiết.
-Trên cơ sở các ý đã tìm, dựa vào dàn bài sơ lược, hãy sắp xếp dàn ý cho bài làm.
- GV giảng: 
-Mở bài có thể đi từ chung đến riêng.
Ví dụ: Trong kho tàng tục ngữ VN có rất nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những ccâu đó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
-Đi từ thực tế đến đạo lí.
Ví dụ: Đất nước VN có nhiều đền, chùa, lễ hội. Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn trong đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng: “Uống nước nhớ nguồn”
Hướng dẫn HS viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa.
-GV nêu cho HS biết:
-Mở bài có thể:
+Đi từ chung đến riêng
+Đi từ thực tế đến đạo lí.
+Dẫn một câu danh ngôn.
-Thân bài:
a- Giải thích nội dung.
b-Nhận định đánh giá.
c- Bình nội dung vấn đề
-Kết bài
+Đi từ nhận thức đến hành động.
+Từ sách vở đến đời sống thực tế.
- Sau khi viết bài xong, đọc lại và sửa chữa lỗi về bố cục, liên kết, từ ngữ, chính tả 
-Gọi 3 HS đọc ghi nhớ (SGK)
HOẠT ĐỘNG 3 luyện tập.
? Phần mở bài nêu lên vấn đề gì?
? Thân bài cần giải thích những từ ngữ nào?
? Tìm một số dẫn chứng về tinh thần tự học.
? Em thử đánh giá vấ đề vừa tìm hiểu?
H5- Phần kết bài nêu lên ý gì?
-Đọc 10 đề(SGK).
-Trả lời.
-suy nghĩ, trình bày.
-Nhận xét.
-Đọc đề.
-Xác định yêu cầu về nội dung và tri thức cần có để làm bài..
-Trả lời.
-Suy nghĩ, giải thích nghĩa đen câu tục ngữ.
-Rút ra bài học về đạo lý.
-Khái quát nội dung đã tìm hiểu. 
-Lắng nghe.
-Nghe và học hỏi.
-Lắng nghe.
-Thực hành theo.
-Viết bài theo HD.
-Lắng nghe.
-Đọc ghi nhớ.
-Thảo luận, thực hành theo yêu cầu của GV.
I. Tìm hiểu các dạng đề bài:
1. So sánh 10 đề sau:
+ Giống: đều ngị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Khác:
.Các đề kèm mệnh lệnh: đề 1, 3, 10.
.Các đề không kèm mệnh lệnh: Các đề còn lại.
2. Tự ra đề:
a. Có kèm mênh lệnh:
+ Bàn về chữ hiếu.
+ Bàn về vấn đề thực hiện nội qui trong nhà trường.
+ Suy nghĩ về việc thực hiện luật giao thông của HS hiện nay.
b. Không kèm mệnh lệnh:
+ Ăn vóc học hay.
+ Lòng nhân ái.
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
1.Tìm hiểu đề, tìm ý:
aTìm hiểu đề:
- Thể loại: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
-Yêu cầu về nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
- Tri thức cần có:
+Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam.
+Vận dụng tri thức đời sống.
b.Tìm ý:
-Tìm nghĩa câu tục ngữ bằng cách giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của nó. Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam.
Ngày nay đạo lí ấy còn có ý nghĩa nữa hay không?
Lưu ý:
-Khi tìm hiểu đề cần:
+Đọc kĩ đề ra.
+Xác định loại đề.
+Xác định yêu cầu về nội dung.
+Giới hạn của đề.
-Tìm ý bằng cách giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.
2. Lập dàn ý chi tiết:
a. Mở bài:
Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: Đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.
b.Thân bài:
Giải thích câu tục ngữ:
-Nước ở đây là gì?, cụ thể hóa các nội dung của nước.
-Uống nước có ý nghĩa gì?
-Nguồn ở đây có ý nghĩa gì?Cụ thể hóa nội dung của nguồn.
-Nhớ nguồn ở đây là thế nào?Cụ thể hóa những nội dung nhớ nguồn.
Nhận định, đánh giá:(tức là bình luận)
-Câu tục ngữ nêu lên đạo lí làm người.
-Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
-Lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
-Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, đất nước.
c.Kết bài:
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
3.Viết bài.
4.Đọc lại bài và sửa chữa.
*Ghi nhớ:(SGK)
III. Luyện tập: Đề: Tinh thần tự học.
A. Mở bài: 
-Giới thiệu khái quát việc tự học.
Tự học là nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người.
B. Thân bài:
1. Giải thích:
+Học là gì?
+THế nào là tự học?
+Tinh thần tự học là gì?
+Tự học có tác dụng gì?
+Mỗi nhóm tìm một dẫn chứng.
2. Đánh giá vấn đề.
C. Kết bài:
 Khẳng định vai trò của tự học.
4.Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn học tập: 
 Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, xem lại các nội dung giảng ở lớp.Đọc kĩ và soạn bài “Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
 IV/Rút kinh nghiệm:
 HT ký duyệt: 17/2/2014
 Phạm Văn Ngọ

File đính kèm:

  • docGA van 9 tuan 23-24.doc
Bài giảng liên quan