Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 28

Tuần 28

Tiết 136: Nghị luậnvề một đoạn thơ, bài thơ

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2.Kĩ năng:

- Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

II.Chuẩn bị:

 GV: Soạn giáo án,SGV,sgk.

 HS:Soạn bài,SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định tổ chức:kiểm tra sĩ số,vệ sinh.

2.Kiểm tra bài cũ:

 Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý cho ví dụ minh hoạ?

3.Bài mới: Muốn làm tốt bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần có năng lực cảm thụ văn chương, đồng thời phải nắm vững, thành thạophương pháp làm một bài nghị luận. Tiết học hôm nay, thầy hướng dẫn các em tìm hiểu nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 28 Ngày soạn : 14 /3/2014
Tiết 139: 
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây và sóng”.
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
3.Thái độ:
 Biết yêu thương mẹ và sống có trách nhiệm với gia đình.
II. Chuẩn bị: 
 GV: SGK , SGV , tư liệu về Ta-go.
 HS: Soạn bài, SGK.
III. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 ?Đọc thuộc lòng bài thơ”Nói vối con”của Y Phương. 
3. Bài mới: Trong chương trình Ngữ văn THCS, em đã được học những văn bản nào nói về tình mẹ con, hãy kể tên các văn bản đó?Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của văn học nghệ thuật. Đại thi hào Ta-go(An Độ) cũng có một bài thơ hay về đề tài này. Đó là bài: “Mây và Sóng”
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
? Nêu những hiểu biết ve cuộc đời và thành tựu về thơ của Ta-go?
-Gv nhấn mạn vài nét về sự nghiệp của nhà văn Ta-go
? Hãy cho biết xuất xứ bài thơ ?
- GV hướng dẫn đọc: Đọc với giọng thủ thỉ, tâm tình, lời của con nói với mẹ.
GV đọc mẫu.
 GV nhận xét 
? :Tìm hiểu chú thích và bố cục? 
-Bài thơ viết theo thể thơ ?
- (thơ tự do, Phương thức tự sự, biểu cảm)
Bài thơ có bố cục 2 phần, tìm và nêu nội dung từng phần?
 Bố cục: 2 phần: Cuộc trò chuyện với mây. Cuộc trò chuyện với sóng.
? Đây có phải là cuộc đối thoại bình thường không ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản
? Em bé đã tưởng tượng ra những thử thách nào quyến rũ em xa mẹ?
?Cuộc vui chơi của mây và sóng được em tưởng tượng như thế nào?
?Cảm nhận của em về cuộc vui này?
? Trước sự hấp dẫn của mây và sóng, em bé đã có thái độ như thế nào?
GV:Hướng dẫn phân tích phần 2:
?Câu hỏi của em thể hiện điều gì?(Gợi ý: Muốn điànên hỏi đường. Đó là đặc tính tâm lí của trẻ thơ: Ham chơi(Nhất là trước cảnh đẹp đầy quyến rũ)
Lúc đầu, em bé hỏi đường đi. Nhưng sau đó thì sao?(Từ chối)
(GV diễn giảng: sự khắc phục ham muốn vì một điều khác cao cả thiêng liêng. Đó là tính nhân văn sâu sắc của bài thơ)
? Em bé đã sáng tạo ra trò chơi gì?
? Em có nhận xét gì về trò chơi của em bé mà em sáng tạo ra? So sánh với trò chơi của mây và sóng trên?(Trò chơi “hay”, “thú vị”, có sự kết hợp giữa thiên nhiên và tình mẹ).
? Qua trò chơi ấy, em cảm nhận được điều gì ở em bé? Em hãy phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối bài “Không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi của mẹ con ta”?
-Gv nhận xét và tổng hợp
(“Mẹ con ta” Tình mẫu tử ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, bất diệt, không thể tách rời, chia cắt).
? Theo em, thành công về nghệ thuật của bài thơ là gì?
(Cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang nét đẹp kì ảo nhưng chân thực, giàu ý nghĩa tượng trưng: Con ngườiàTình người).
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết 
Em hãy nêu nét chính trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Ngôn ngữ nhân vật được sử dụng trong bài thơ là ngôn ngữ gì?(đối thoại+độc thoại).
-HS dựa vào SGK đã dẫn/87,88.
-Suy nghĩ và trả lời SGK/87,88.
-Nêu xuất xứ bài thơ.
-Lắng nghe.
- HS đọc.
-Suy nghĩ, trình bày.
-Nêu bố cục bài thơ.
- HS cảm nhận, trả lời.
-HS đọc phần 1.
-HS thảo luận nhóm và trình bày.
-HS thảo luận nhóm, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS trả lời.
-HS thảo luận nhóm và trình bày.
-Lắng nghe.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Nhận xét về trò chơi của bé va so sánh với trò chơi của mây và sóng.
-Hs cảm thu và trình bày. 
-Nghe.
-Nhận xét về nhệ thuật của bài thơ.
-Lắng nghe.
-Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-Đọc ghi nhớ(SGK).
I .Tác giả tác phẩm :
1.Tác giả:
Ta-go(1861-1941).Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của An Độ từng đến Việt Nam. Để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ cả về thơ , văn, nhạc, họa.Với tập “Thơ Dâng”, ông là nhà văn đầu tiên của Châu Á được nhận giải thưởng Nobel văn học (1913).
2.Tác phẩm:
Bài thơ được viết bằng tiếng Bengan, in trong tập thơ Si-su 1909, in trong tập “Trăng non”(1915).
II.Phân tích:
1. Sự hấp dẫn của mây và sóng:
- Chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
- Chơi với vầng trăng bạc.
- Ca hát từ bình minh đến tối.
- Ngao du nơi này, nơi nọ.
àVui, đẹp, hấp dẫn đầy quyến rũ.
2.Hình ảnh em bé:
a.Lời nói:
Làm sao tôi có thể rời mẹ mà đến được? àTừ chối lời rủ rê.
b.Sáng tạo trò chơi:
Con là mây.
Mẹ là trăng.
Con choàng tay lên người mẹ.
Mái nhà là trời xanh.
Con là sóng, mẹ là bến bờ.
Con sẽ lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ.
àYêu mẹ thiết tha, đằm thắm, không muốn xa mẹ.
III.Tổng kết: 
 (Ghi nhớ SGK/89)
4.Củng cố:
- Giáo viên sử dụng bảng phụ có sẵn câu hỏi trắc nghiệm.
-Hs làm bài tập trắc nghiệm theo hướng dẫn của GV.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
-Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ.
-Hướng dẫn HS kẻ bảng ôn tập SGK/89. Soạn bài ôn tập(Đọc kĩ phần câu hỏi SGK/89+90).
IV.Rút kinh nghiệm:
-----------------------@--------------------
Tuần 28 Ngày soạn : 14/3/2014
Tiết 140: 
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
 Ôn tập, hệ thống những kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại VN học trong chương trình Ngữ văn 9.
2.Kĩ năng:
 Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
II.Chuẩn bị;
 GV: SGK, soạn bài dạy, SGV , Sách tham khảo, bảng phu.
 HS: Soạn bài( trả lời các câu hỏi SGK đã dặn ở bài 23).
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc phần 1 bài “ Mây và Sóng”- Đọc thuộc phần 2 bài “ Mây và Sóng”.
3. Bài mới: Tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em hệ thống lại các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam được học trong chương trình lớp 9 gồm 11 bài thơ. Từ đó các em hình thành một số tri thức có tính khái quát về thể loại và một số giai đoạn của thơ hiện đại VN.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Lập bảng thống kê tác phẩm thơ đã học ở lớp 9 ( theo mẫu).
GV treo bảng phụ theo SGV/92,93.
 - Gọi HS lần lược điền theo yêu cầu nội dung SGK
 Hoạt động 2: Sắp xếp các bài thơ VN đã học theo từng giai đoạn lịch sử.
GV hướng dẫn HS sắp xếp.
?Nêu nội dung cơ bản của thơ từ sau 1945.
Hoạt động 3: Hướng dẫn so sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy điểm chung và những nét riêng của mỗi tác phẩm.
?Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ Khúc hát ru, Con cò, Mây và Sóng.
-Gv nhận xét và tổng hợp 
Hoạt động 4: HD Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội.
?Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ : Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Anh trăng
-GV lần lượt nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 5: HD hs phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học 
GV nhận xét, gợi ý thêm.
-Lập bảng theo hướng dẫn của GV.
-Lên điền vào bảng phụ.
-HS dựa vào lịch sử đất nước chia giai đoạn văn học theo gợi ý SGK/89.
-Suy nghĩ, trình bày.
-Lắng nghe.
-Thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.
-Lắng nghe và ghi vào vở.
-HS trình bày ý kiến của mình qua suy nghĩ.
-Lắng nghe.
-Tự phân tích khổ thơ mà em thích.
-Trình bày.
1. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học theo mẫu( SGK/89).
 (Bảng phụ)
2. Sắp xếp các bài thơ VN đã học theo từng giai đoạn lịch sử.
 1945-1954: Đồng chí.
 1954- 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
 1964- 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
 Sau 1975: Anh trăng, Muà xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu
àPhản ánh tình cảm tư tưởng của con người( tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí gắn bó, tình cảm gắn bó bền chặt như tình mẹ con, bà cháu.
3.Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ Khúc hát ru, Con cò, Mây và Sóng.
Nét chung: Ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Dùng điệu ru, lời ru của người mẹ hoặc lời của bé nói với mẹ.
Nét riêng:
- Khúc hát ru: thống nhất tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với CM và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà Oi thời kháng chiến chống Mĩ.
 -Con cò: Phát biểu hình tượng con cò trong ca dao để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời hát ru.
 -Mây và Sóng: hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ.
4.Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Anh trăng:
+ Đồng chí: viết về người lính ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dưạ trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu.
 +Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của ngưòi chiến sĩ lái xe 1 hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
 +Anh trăng: nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố, trong hòa bình. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để tử đó nhắc nhở về đạo lý nghĩa tình, thủy chung.
5. Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học
4.Củng cố:
 GV: hệ thống và nhấn mạnh kiến thức cần nắm và ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc các bài thơ, bình một số tác phẩm thơ yêu thích để chuẩn bị làm kiểm tra 1 tiết về thơ.
IV.Rút kinh nghiệm:
 HT ký duyệt: 17/3/2014
 Phạm Văn Ngọ

File đính kèm:

  • docGA van 9 tuan 28.doc
Bài giảng liên quan