Giáo án Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục hệ đào tạo: cao đảng mầm non vừa làm vừa học

A. Mục tiêu của học phần:

 Về kiến thức:

Sinh viên nắm đ¬ược một cách có hệ thống những kiến thức chung về phư¬ơng pháp luận, ph¬ương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, cấu trúc công trình nghiên cứu khoa học và các giai đoạn tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.

Về kỹ năng:

SV bư¬ớc đầu có kỹ năng xây dựng đề cư¬ơng nghiên cứu và tiến hành một bài tập nghiên cứu về khoa học giáo dục.

 Về thái độ:

SV ý thức đ¬ược tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học trong công tác giáo dục, từ đó có tinh thần trách nhiệm trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục cho bản thân; có thái độ khách quan, trung thực, cầu thị trong nghiên cứu; bồi d¬ưỡng hứng thú nghiên cứu khoa học.

B. Nội dung cơ bản của học phần:

Chương I. Cơ sở ph¬ương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục

Ch¬ương II. Phư¬ơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

Ch¬ương III. Cấu trúc lôgíc quá trình hoàn thành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục

Chư¬ơng IV. Đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục học

C. Tài liệu học tập

 1. Phạm Minh Hạc (chủ biên): Phư¬ơng pháp luận và phư¬ơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Viện khoa học GD, Hà Nội, 1991.

 2. Vũ Cao Đàm: Ph¬ương pháp nghiên cứu khoa học, Hà Nội, 1992

 3. Phạm Viết Vư¬ợng: Phư¬ơng pháp nghiên cứu khoa học GD, NXB Giáo dục, 1999.

 4. Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy: Phư¬ơng pháp nghiên cứu KHGD, HN, 1999

 

doc24 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 4290 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục hệ đào tạo: cao đảng mầm non vừa làm vừa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
một đề tài khoa học.
- Đề cương đề tài NCKHGD có cấu trúc như sau:
2.1. Lí do chon đề tài (Tính cấp thiết của đề tài)
- Thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao lựa chọn đề tài này để nghiên cứu?
- Có thể xuất phát từ các lí do: Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu ( Giải quyết vấn đề này mang lại lợi ích gì, ngược lại nếu vấn đề không được giải quyết sẽ dẫn tới thiệt hại gì?; Phát hiện các mâu thuẫn, các thiếu sót của lí thuyết hay thực tế với yêu cầu bức thiết phải giải quyết
Bài tập
	Anh ( chị ) hãy nêu tên một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục và chỉ ra các lí do mà anh (chị) lựa chọn đề tài đó để nghiên cứu
2.2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu là mục tiêu mà đề tài hướng tới, là định hướng chiến lược của toàn bộ những vấn đề cần giải quyết trong đề tài
- Mục đích của các đề tài nghiên cứu khoa học thường đặt ra là nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy học, giáo dục, chất lượng tổ chức và quản lí hệ thống giáo dục.
2.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: là một phần, một bộ phận, một mối quan hệ nào đó của thế giới khách quan. Xác định khách thể là xác định giới hạn để hướng đề tài tới mục tiêu
- Đối tượng nghiên cứu: là đối tượng trực tiếp của nhận thức, là cái phải khám phá bản chất và tìm ra qui luật vận động. Đối tượng nghiên cứu của một đề tài cụ thể chính là một bộ phận của khách thể
2.4. Giả thuyết khoa học
- Giả thuyết khoa học là tri thức giả định về đối tượng nghiên cứu nhằm dự đoán và định hướng nghiên cứu
- Giả thuyết được xây dựng trên cơ sở phân tích đối tượng và so sánh với những đối tượng khác gần giống đã biết bằng phép tương tự kết hợp với trí tưởng tượng sáng tạo của các nhà khoa học dự đoán bản chất đối tượng
- Những yêu cầu khi xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
+ Không mâu thuẫn với những lí thuyết khoa học đã được chứng minh hay với thực tế hiển nhiên
+ Giả thuyết trình bày dễ hiểu, có thể kiểm tra được
2.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định nhiệm vụ nghiên cứu là xác định công việc cụ thể phải làm, đó là mô hình dự kiến của nội dung đề tài. Các nhiệm vụ nếu được thực hiện thì có nghĩa là đề tài được hoàn thành..
- Trong nghiên cứu KHGD, nhiệm vụ nghiên cứu thường bao gồm:
+ Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu
+ Nghiên cứu thực trạng giả thuyết và tổ chức thực nghiệm nhằm cải tạo thực trạng ấy theo lí thuyết đã xây dựng.
+ Rút ra các kết luận và đề xuất ứng dụng cho thực tế.
2.6. Phương pháp nghiên cứu
	Trong đề cương nghiên cứu khoa học, phải xác định chính xác các phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ sử dụng trong đề tài và mô tả cách sử dụng các phương pháp đó.
Bài tập
	Xác định mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ
nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu cho một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục tự chọn.
2.7. Dàn ý nội dung công trình
	Thông thường dàn ý một đề tài nghiên cứu KHGD gồm các vấn đề sau:
- Phần mở đầu:
	+ Lí do chọn đề tài
	+ Mục đích nghiên cứu
	+ Khách thể và đối tượng nghiên cứu
	+ Giả thuyết khoa học
	+ Nhiệm vụ nghiên cứu
	+ Phương pháp nghiên cứu
- Phần nội dung:
	+ Lịch sử vấn đề nghiên cứu
	+ Cơ sở lí luận của đề tài
	+ Thực trạng vấn đề nghiên cứu
	+ Thực nghiệm khoa học và kết quả thực nghiệm
- Phần kết luận và kiến nghị
- Phụ lục: Phiếu trưng cầu ý kiến, bảng điểm, mẫu phiếu dự giờ, mẫu biên bản quan sát...
- Danh mục tài liệu tham khảo
+ Xếp thứ tự ABC theo tên
+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành, báo cáo hay ấn phẩm
+ Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin ( Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành, Năm xuất bản, Tên sách, Nhà xuất bản. Nơi xuất bản...)
+ Tài liệu là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách...ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên tác giả, Năm công bố, tên bài báo, tên tạp chí hoặc sách, tập, số, các số trang
 3. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
	Kế hoạch nghiên cứu là bản thuyết minh kế hoạch tiến trình đề tài
- Phần chung của kế hoạch gồm: 
+ Tên đề tài
+ Thuộc chương trình
+ Cấp quản lí
+ Chủ nhiệm đề tài
+ Cơ quan phối hợp
+ Mục tiêu đề tài
+ Điểm qua tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
- Phần cụ thể của kế hoạch gồm: 
+ Nội dung chính
+ Tiến độ thi công
+ Tài chính
+ Nhu cầu sử dụng và bổ sung cán bộ
+ Hợp tác quốc tế
+ Các yêu cầu khác...
II. Giai đoạn thực hiện công trình khoa học
 1.Thu thập và xử lí thông tin lí luận
- Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, chọn lọc những thông tin cần thiết, sắp xếp chúng theo chủ đề, phân loại thông tin, sắp xếp chúng thành hệ thống theo yêu cầu của đề tài, từ đó khái quát hoá tài liệu và sử dung phương pháp suy luận lôgíc để rút ra những kết luận khoa học
 2.Thu thập và xử lí tài liệu thực tiễn
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra, thực nghiệm, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động để tiến hành nghiên cứu tài liệu thực tiễn.
- Trong nghiên cứu KHGD, nhà khoa học phải bám sát thực tiễn giáo dục – dạy học, nắm vững phương thức tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân, các con đường nâng cao hiệu quả giáo dụcBằng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, thu được những tài liệu chân thực phục vụ cho đề tài.
 3.Thực nghiệm khoa học
- Thực nghiệm phải được tiến hành một cách thận trọng, nghiêm túc, nhiều lần, ở nhiều địa bàn khác nhau để các kết quả nghiên cứu đạt đến mức khách quan nhất.
III. Giai đoạn hoàn thành công trình khoa học
 1. Hoàn thành văn bản công trình khoa học
- Giai đoạn kết thúc quá trình nghiên cứu là giai đoạn thể hiện toàn bộ kết quả nghiên cứu bằng một văn bản chính thức
- Văn bản khoa học là một tài liệu được trình bày theo đúng mọi yêu cầu kỹ thuật, nội dung khoa học, có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
- Đề tài khoa học phải thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, chứng minh được giả thuyết.
 2. Bảo vệ công trình khoa học ( Chương 4)
Bài tập
	Lập đề cương cho một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục tự chọn
***********************
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC GIÁO DỤC
Số tiết: 02 (01,01)
I. Hiệu quả quá trình nghiên cứu khoa học
 1. Hiệu quả khoa học
- Nghiên cứu khoa học phải tạo ra thông tin mới. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một công trình khoa học
- Thông tin mới được xem xét ở các mặt:
+ Số lượng: là tổng số những thông tin tạo nên hệ thống những hiểu biết. Bao gồm những đơn vị thông tin có giá trị, những khái niệm, phạm trù, định luật chúng được tính bằng những con số: số tài liệu, số bài viết đã đăng tải hoặc công bố, số lượng công trình khoa học đã hoàn thành
+ Chất lượng: là giá trị đích thực của thông tin như tính mới mẻ, tính chính xác, tính triển vọng
 2. Hiệu quả xã hội
- Nghiên cứu khoa học tạo ra những thành quả để phục vụ cho xã hội
- Kết quả nghiên cứu khoa học làm thay đổi về cách nhìn, cách đánh giá một sự kiện giáo dục, làm thay đổi một quan niệm giáo dục cũ, tạo nên các phương pháp giáo dục mới trong gia đình, nhà trường và xã hội
 3. Hiệu quả kinh tế
- Nghiên cứu khoa học giáo dục cũng phải nghiên cứu ứng dụng các qui luật giáo dục, làm tăng cường chất lượng giáo dục, làm cho quá trình tổ chức giáo dục xã hội đạt mục đích đề ra. Những thế hệ học sinh được đào tạo sẽ là những người trực tếp tham gia vào quá trình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với một đề tài nghiên cứu KHGD cụ thể, hiệu quả kinh tế là hiệu quả trực tiếp mà đề tài sẽ góp phần làm năng xuất lao động cao hơn, tạo ra những bước nhảy vọt trong sản xuất vật chất hay quản lí xã hội
II. Phương pháp đánh giá một công trình nghiên cứu KHGD
 1. Phương pháp đánh giá bằng hội động nghiệm thu
 1.1. Thành lập hội đồng
- Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKHGD được cấp có thẩm quyền thành lập gồm 7 đến 11 người
- Thành viên của hội đồng là những chuyên gia theo chuyên ngành am hiểu chuyên môn, có năng lực và phẩm chất trung thực, khách quan.
- Hội đồng gồm:
+ Chủ tịch hội đồng
+ Thư kí hội đồng
+ Phản biện đề tài
+ Các thành viên hội đồng
 1.2. Hoạt động của hội đồng:
- Các thành viên tiếp xúc với đề tài khoa học
- Nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu
- Nghe các phản biện nhận xét, chất vấn
- Trang luận công khai
- Bỏ phiếu thông qua hoặc cho điểm
 1.3. Nguyên tắc đánh giá
- Hội đồng làm việc công khai
- Các thành viên của Hội đồng ở những trường phái khoa học khác nhau
- Hội đồng có thể thành lập nhất thời hay cố định
- ý kiến thống nhất của đa số thành viên trong hội đồng là ý kiến cuối cùng của hội đồng. Nếu 2/3 thành viên hội đồng tán thành thì công trình được nghiệm thu
 2. Phương pháp đánh giá thử nghiệm kết quả nghiên cứu trong thực tiễn
- Đây là phương pháp ít được sử dụng, nhưng là phương pháp tốt nhất để khẳng định kết quả nghiên cứu một cách khách quan. Nó làm gắn liền 2 khâu nghiên cứu và ứng dụng, kích thích cả nghiên cứu và ứng dụng nhằm đạt tới yêu cầu thực sự của nghiên cứu khoa học
- Để tiến hành thử nghiệm, người ta chọn một địa điểm thích hợp.
- Phương pháp này đòi hỏi một số điều kiện:
+ Đề tài ứng dụng được
+ Cần có đầu tư sau nghiên cứu
+ Có địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
- Để tiến hành thử nghiệm, người ta chọn một địa điểm thích hợp và tiến hành các bước tiếp theo mô hình của thực nghiệm sư phạm. Nếu ở một địa điểm thử nghiệm có kết quả tốt có thể mở rộng địa bàn ứng dụng. Kết quả thử nghiệm mở rộng này khẳng định chất lượng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu khoa học.
* Kiểm tra 1 tiết
Ôn tập học phần
	Câu 1. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu KHGD là gì? Hãy phân tích làm nổi bật nội dung và cách thực hiện các quan điểm trong nghiên cứu khoa học giáo dục:
- Hệ thống - cấu trúc
- Lịch sử - lôgíc
- Thực tiễn
Câu 2. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Trình bày nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Câu 3. Trình bày giai đoạn chuẩn bị tiến hành một công trình nghiên cứu KHGD
Câu 4. Trình bày về hiệu quả của một công trình nghiên cứu KHGD. Các phương pháp đánh giá một công trình nghiên cứu KHGD. 
Câu 5. Xây dựng đề cương cho một đề tài nghiên cứu KHGD tự chọn

File đính kèm:

  • docPP NGHIEN CUU KHGD (CĐMN VLVH 30 TIET - CHUAN).doc