Giáo án Sinh học 6 Tiết 23- Bài 21: Quang hợp

Tiết 23- Bài 21 QUANG HỢP

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

a. Kiến thức:

- Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: Khi có ánh sáng, lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí oxi

- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế.

b. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, so sánh và khả năng hoạt động theo nhóm

c. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây trồng.

II. CHUẨN BỊ:

a. Của giáo viên:

- Các dụng cụ để thực hiện thí nghiệm dung dịch I-ốt là thuốc thử tinh bột: ruột bánh mì, dung dịch I-ốt, ống nhỏ giọt

- Kết quả của thí nghiệm 1: lá đã thử dung dịch I-ốt (chuẩn bị sẵn)

- Hình vẽ 21.1A, B, C ,D ; 21.2A, B, C sách giáo khoa

b. Của học sinh: Ôn lại kiến thức đã học:

+ Chức năng chính của lá là gì?

+ Chất khí nào của không khí có vai trò duy trì sự cháy?

 

doc4 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 Tiết 23- Bài 21: Quang hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
	Ngày 22 tháng 10 năm 2008
	Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Phương
Tiết 23- Bài 21 QUANG HỢP
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Kiến thức:
- Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: Khi có ánh sáng, lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí oxi
- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế.
b. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, so sánh và khả năng hoạt động theo nhóm
c. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây trồng.
II. CHUẨN BỊ:
Của giáo viên:
- Các dụng cụ để thực hiện thí nghiệm dung dịch I-ốt là thuốc thử tinh bột: ruột bánh mì, dung dịch I-ốt, ống nhỏ giọt
- Kết quả của thí nghiệm 1: lá đã thử dung dịch I-ốt (chuẩn bị sẵn)
- Hình vẽ 21.1A, B, C ,D ; 21.2A, B, C sách giáo khoa
b. Của học sinh: Ôn lại kiến thức đã học: 
+ Chức năng chính của lá là gì?
+ Chất khí nào của không khí có vai trò duy trì sự cháy?
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức: 1 phút
Kiểm tra bài cũ (kiểm tra miệng): 5 phút
- Đối tượng kiểm tra: Học sinh khá
- Nội dung kiểm tra: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
c. Giảng bài mới, củng cố kiến thức, rèn kĩ năng:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Mở bài (7’)
HĐ1
(13’)
HĐ2
(10’)
HĐ3
(5’)
Ta đã biết cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình là do lá có nhiều lục lạp. Vậy lá cây chế tạo được chất gì và trong điều kiện nào. Để tìm hiểu điều này, chúng ta sẽ tiến hành các thí nghiệm sau:
- Giáo viên biểu diễn cách thử tinh bột để học sinh thấy sự chuyển màu của tinh bột khi nhỏ dung dịch I-ốt vào
Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng:
-Giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm 1 lần lượt ở các hình 21.1 A,B,C,D để hiểu được thí nghiệm đó.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo 4 nhóm để trả lời 2 câu hỏi:
1. Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm mục đích gì ?
2. Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột ? Vì sao em biết ?
- Giáo viên nhận xét bổ sung
- Cho học sinh xem kết quả của thí nghiệm 1: lá đã thử dung dịch I-ốt (chuẩn bị sẵn)
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh:
+Hình ảnh lục lạp trong tế bào thịt lá
+Hình ảnh của tinh bột trong thân sắn dây quan sát được dưới kính hiển vi điện tử
+ Hình ảnh tinh bột dữ trữ ở một số bộ phận của cây
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận trong thí nghiệm này.
Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm 2 qua hình 21.2 A,B,C 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 câu hỏi:
1. Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao?
2. Những hiện tương nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí gì?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận trong thí nghiệm này
Củng cố bài học:- Trả lời một số câu hỏi tự luận:
1. Qua 2 thí nghiệm của bài học, chúng ta rút ra được kết luận gì ?
2. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể các loại rong?
3.Vì sao những nơi đông dân cư như các thành phố lớn hay gần các nhà máy, người ta trồng nhiều cây xanh?
- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm 
Học sinh quan sát, trả lời:
Tinh bột chuyển sang màu xanh tím, nên I-ốt được dùng làm thuốc thử tinh bột
- Học sinh quan sát
- Học sinh thảo luận nhóm, trả lời:
1.Nhằm mục đích so sánh giữa phần lá được chiếu sáng và phần lá không được chiếu sáng
2.Chỉ có phần lá không bị bịt đã chế tạo được tinh bột ( chỉ có phần này bị nhuộm màu xanh tím với thuốc thử tinh bột )
-Học sinh quan sát.
-Học sinh kết luận:Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
Học sinh quan sát
Học sinh thảo luận, trả lời
1.Chỉ có cành rong trong cốc B chế tạo được tinh bột vì được chiếu sáng
2.Đó là hiện tượng bọt khí thóat ra từ cành rong và có chất khí tạo thành ở đáy ống nghiệm trong cốc B. Khí đó là khí oxi vì đã làm que đóm vùa tắt lại bùng cháy
- Học sinh rút ra kết luận:
Lá đã nhả ra khí oxi trong quá trình chế tạo tinh bột
1. Kết luận:
- Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
- Lá đã nhả ra khí oxi trong quá trình chế tạo tinh bột
2. Vì cây rong nhả ra khí oxi hòa tan vào nước của bể, tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn
3. Vì cây xanh cung cấp oxi cho con người đồng thời cũng làm giảm ô nhiễm môi trường
 I. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng:
1.Thí nghiệm:
- Đặt chậu cây rau khoai vào bóng tối 2 ngày
- Bịt 1 phần của lá ở cả 2 mặt, chiếu sáng 4-6 giờ
- Tẩy diệp lục
- Rửa nước ấm
- Thử trong dung dịch I-ốt
2.Kết luận: Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
II. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột:
1. Thí nghiệm:
- Bỏ 2 cành rong vào 2 ống nghiệm có đầy nước rồi úp vào 2 cốc nước A và B
- Cốc A đặt trong bóng tối
 Cốc B chiếu sáng 6 giờ
- Thử tàn lửa
2. Kết luận:
Lá đã nhả ra khí oxi trong quá trình chế tạo tinh bột
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: (5 phút)
- Học bài cũ: Trình bày dược 2 thí nghiệm vừa học
- Soạn bài mới: + Xem trước thí nghiệm “ cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột”
	+ Nêu khái niệm về quang hợp
V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
Tổ chức thêm phần trò chơi để tiết học sinh động hơn nữa

File đính kèm:

  • docbai21 tiêt 23.doc
  • docBAITHU~1.DOC
Bài giảng liên quan