Giáo án Sinh học 6 tuần 11

TRẢ BÀI KIỂM TRA

I) Mục tiêu bài học:

• HS nắm được nắm được cách trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra.

• Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra

• GD tính cẩn thận, bình tỉnh

II) Chuẩn bị:

1) Giáo viên:

• Chuẩn bị câu trả lời.

2) Học sinh:

• Xem lại bài kiểm tra

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần : 11	Ngày soạn: 27/10/2013
Tiết 21
	TRẢ BÀI KIỂM TRA
I) Mục tiêu bài học:
HS nắm được nắm được cách trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra.
Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra
GD tính cẩn thận, bình tỉnh
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Chuẩn bị câu trả lời.
2) Học sinh:
Xem lại bài kiểm tra
3) Phương pháp:
 Sử dụng phương pháp vấn đáp và đàm thoại
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
A.TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu 1: Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?
a. Ở phần ngọn của cây.	b. Ở các phần non có màu xanh của cây.
c. Ở mô phân sinh	d. Ở tất cả các bộ phận của cây
Câu  2 : Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây có hoa ?
a.Cây xoài, cây ớt, cây hoa hồng, cây cải b.Cây bưởi, cây dương xỉ, cây rau bợ, cây cau
c.Cây dừa, cây hành, cây thông, cây rêu d.Cây ngô, cây cải, cây rau bợ, cây lúa
Câu 3: Miền của rễ có chức năng làm cho rễ dài ra là:
a. Miền trưởng thành	b. Miền sinh trưởng c. Miền hút	d. Miền chóp rễ
Câu 4: Ở thân cây mạch gỗ làm nhiệm vụ:
a. Vận chuyển nước và muối khoáng	b. Vận chuyển chất hữu cơ.
c. Giúp thân cây to ra	d. Giúp cây dài ra. 
 Câu 5: Ghép những câu ở cột chức năng chính của từng miền với những câu cột các miền của rễ sao cho thích hợp.( 1điểm)
Các miền của rễ
Chức năng chính của từng miền
Trả lời
1. Miền trưởng thành 
2. Miền hút .
3. Miền sinh trưởng .
4. Miền chóp rễ .
A. Làm cho rễ dài ra .
B. Dẫn truyền .
C. Che chở cho đầu rễ .
D. Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ.
E. Hấp thụ nước và muối khoáng .
1............
2..............
3.............
4..............
Câu 6 . Hãy điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trong các câu sau .
 ð 1. Rễ cây trầu không, cây hồ tiêu, vạn niên thanh là rễ móc .
 ð 2. Rễ cây củ cải, củ su hào, củ khoai tây là rễ củ .
 ð 3. Rễ cây mắm, cây bụt mọc, cây bần là rễ thở . 
 ð 4. Dây tơ hồng, tầm gửi là rễ giác mút .
B. TỰ LUẬN (6đ):
Câu 1. Trình bày cấu tạo tế bào thực vật và chức năng của chúng ? (1.đ)
Câu 2. Trong trồng trọt bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào bấm ngọn và tỉa cành. Cho ví dụ. (2đ)
Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa dác và ròng? Khi làm cột nhà, làm trụ cầu người ta sẽ sẽ sử dụng phần nào của gỗ? Vì sao? (2đ)
Câu 4: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? (1.đ)
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1. (1đ)
1b, 2d. Mỗi câu đúng được (0,5đ)
Câu 2. (2đ)
1d, 2a, 3b, 4c. Mỗi ý đúng (0,5đ)
Tự luận: (7đ)
Câu 1. (1đ). Mỗi ý đúng được (1đ)
Cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của chúng:
Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
Màng sinh chất bao bọc nhoài chất tế bào.
Chất tế bào chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá.
Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Không bào chức dịch tế bào.
Câu 2. Trong trồng trọt bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào bấm ngọn và tỉa cành. Cho ví dụ. (2đ)
Bấm ngọn, là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.
VD: những cây bấm ngọn: mướp, mồng tơi, các loại rau.; những tỉa cành: lim, bạch đàn, sợi, gai
Câu 3. Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa dác và ròng? Khi làm cột nhà, làm trụ cầu người ta sẽ sẽ sử dụng phần nào của gỗ? Vì sao? 
- 
Dác
Ròng
Là lớp tế bào gỗ màu sáng nằm ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng
Là lớp màu thẩm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày, có chức năng nâng đỡ.
- Khi làm cột nhà, làm trụ cầu người ta sẽ sẽ sử dụng phần ròng. Vì phần ròng rắn chắc.
 Câu 4: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? (1.đ)
 - Bởi vì củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc khi ra hoa, tạo quả.
 - Vì vậy chúng ta phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được nhiều chất hửu cơ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa tạo ra các bộ phận cảu hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt
IV) Củng cố:
Nhắc lại các kiến thưc chung
V) Dặn dò:
Xem bài đặc điểm bên ngoài của lá.
VI) Rút kinh nghiệm
Tuần : 11	Ngày soạn: 27/10/2013
Tiết 22
Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I) Mục tiêu
HS nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ. phân biệt được 3 kiểu gân lá.
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết. kĩ năng hoạt động nhóm.
GD ý thức bẩo vệ thực vật.
II) Chuẩn bị
1) Giáo viên
Sưu tầm lá,cành có đủ chồi nách, cành có các kiểu mọc lá
2) Học sinh
đủ các loại lá cành như yêu cầu bài trước.
3) Phương pháp
Sử dụng phương pháp quan sát tranh + mẫu vật và làm việc với SGK.
III) Hoạt động dạy học
1) ổn định lớp (1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Đặc điểm bên ngoài của lá 
-GV cho HS quan sát phiến lá thảo luận 3 vấn đề SGK 61- 62.
- GV quan sát các nhóm, giúp đỡ nhóm có học lực yếu
- GV đưa đáp án đúng, nhóm nào còn sai xót thì sửa.
* GV cho HS quan sát lá kết hợp nghiên cứu SGK. GV kiểm tra từng nhóm theo mục▼ở phần b.
- GV hỏi: Ngoài những lá mang đi còn có những lá nào có kiểu gân như thế?
* GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nghiên cứu SGK→ phân biệt được lá đơn lá kép.
- GV đưa câu hỏi, HS trao đổi nhóm .
+ Vì sao là mồng tơi thuộc loại lá đơn, lá hoa hồng thuộc loại lá kép ?
- GV cho các nhóm chọn những lá đơn và lá kép trong những lá đã chuẩn bị :
- GV gọi 1 HS lên chọn ra lá đơn, lá kép trong số những lá của GV trên bàn→cho cả lớp quan sát.
- GV cho HS rút ra kết luận cho họt động 1. 
- HS đặt tất cả các rễ lên bàn quan sát thảo luận theo 3 câu hỏi SGK, ghi chép ý kiến của nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung.
- HS đọc thông tin □ SGK, quan sát mặt dưới của lá→phân biệt đủ 3 loại gân lá 
- Đại diện của 1→3 nhóm mang các lá có đủ 3 loại gân lá lên trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* HS quan sát cành mồng tơI, cành hoa hồng kết hợp với đọc mục □ để hoàn thành yêu cầu của GV 
- Đại diện 1→2 nhóm mang cành mồng tơI và cành hoa hồng trả lời trước lớp, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm chọn lá đơn lá kép trao đổi nhau giữa các nhóm ở gần.
1) Đặc điểm bên ngoài của lá.
- Phiến lá là hình bản dẹt có màu sắc hình dạng kích thước khác nhau.
- Có 3 loại gân lá:
+ Gân hình mạng 
+ Gân song song.
+ Gân hình cung.
- Có 2 kiểu lá .
+ Lá đơn 
+ Lá kép 
* Hoạt động 2: Các kiểu xếp lá trên thân và cành.
- Gv cho HS quan sát 3 cành mang đến lớp →Xác định cách xếp lá.
* Làm bài tập tại lớp ( HS hạot động cá nhân )
* GV cho HS nghiên cứu SGK tự quan sát 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi SGK tr.64.
* Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng, HS rút ra kết luận.
- HS trong nhóm quan sát 3 cành của nhóm mình đối chiếu H19.5 SGK tr.63. Xác định 3 cách xếp lá 
- Mỗi HS kẻ bảng SGK tr.63 và hoàn thành vào vở bài tập 
- HS tự chữa cho nhau kết quả điền bảng 
- HS quan sát 3 cành kết hợp với hướng dẫn của SGK tr.63
- HS thảo luận đưa ra được các ý kiến
- HS trình bày kết quẩ trước lớp 
2)Các kiểu xếp lá trên cây
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây → giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
IV) kiểm tra- Đánh giá
GV sử dụng câu hỏi cuối bài để kiểm tra → Hs trả lời đúng →GV cho điểm.
V) Dặn dò 
Học bài trả lời câu hỏi SGK, làm bài tập 
đọc mục em có biết.
Ký duyệt
 Trần Thị Tuyết Loan

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Bài giảng liên quan