Giáo án Sinh học 6 tuần 19
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A) Mục tiêu bài học:
• HS nắm được kiến thức cơ bản có hệ thống
• Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng phân tích tổng hợp khái quát hóa kiến thức.
• GD ý thức tự giác, nghiêm túc, cẩn thận trong giờ kiểm trả.
B) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
• Hệ thống câu hỏi phhù hợp với trình độ HS
2) Học sinh:
• Ôn tập tốt kiến thức
Tuần : 19 Ngày soạn: 23/12/2013 Tiết : 37 KIỂM TRA HỌC KÌ I A) Mục tiêu bài học: HS nắm được kiến thức cơ bản có hệ thống Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng phân tích tổng hợp khái quát hóa kiến thức. GD ý thức tự giác, nghiêm túc, cẩn thận trong giờ kiểm trả. B) Chuẩn bị: 1) Giáo viên: Hệ thống câu hỏi phhù hợp với trình độ HS 2) Học sinh: Ôn tập tốt kiến thức 3) Phương pháp: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, tự luận C) Tiến trình lên lớp: 1) ổn định lớp ( 1 phút) 2) Kiểm tra : A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm; mỗi câu 0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng nhất: Câu 1: Bộ phận đóng vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào a. Chất tế bào b. Nhân. c. Không bào d. Lục lạp. Câu 2: Có mấy loại rễ biến dạng ? a. 4 loại. b. 2 loại. c. 3 loại. d. 5 loại. Câu 3 : Các nhóm cây sau đây nhóm nào thuộc rễ chùm ? a. Cây ổi, cây xoài, cây hành. b. Cây mận, cây ngô, cây nhãn. c. Cây lúa, cây hành, cây xả. d. Cây cam, cây mít, cây lúa. Câu 4: Nhóm nào sau đây thuộc cây thân gỗ? a. Dừa, ổi, xoài. b.Cau, xoài, mít c. Ổi, xoài, mận. d. Lúa,ngô, cau. Câu 5: Thân dài ra do: a. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. b. Do chồi ngọn. c. Mô phân sinh ngọn. d. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. Câu 6: Có mấy loại thân biến dạng? a. 2 loại. b. 3 loại. c. 5 loại. d. 4 loại. Câu 7: Cấu tạo ngoài của thân gồm: a. Thân chính, cành, chồi nách. b.Chồi lá, chồi hoa, chồi nách. c. Cành, chồi lá, chồi hoa. d. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. Câu 8: Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá: a. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. b. Ánh sáng, kí ôxi, khí cacbonic. c. Nhiệt độ, độ ẩm, khí ôxi. d. Nhiệt độ, ánh sáng, khí ôxi. B. TỰ LUẬN:(6 điểm) Câu 1: (2điểm) Viết sơ đồ quang hợp? Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không? Vì sao? Câu 2: Rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của từng miền. (2 điểm) Câu 3: Hãy tìm sự khác nhau cơ bản của dác và ròng. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, trụ cầu? (2đ) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 6 Năm học : 2013-2014 A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án b a c c d b d a B. TỰ LUẬN : (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Sơ đồ quang hợp: ánh sáng Nước + Khí cacbonic Tinh bột + Khí ôxi. ( 1đ ) chất diệp lục - Thân non có màu xanh cũng tham gia quang hợp được khi có đủ ánh sáng. Ví màu xanh của thân cây chứng tỏ trong tế bào có lục lạp chứa diệp lục nên có thể quang hợp được. ( 1đ ) Câu 2: (2đ) Rễ gồm 4 miền. HS nêu đúng chức năng của từng miền,mỗi ý 0,5điểm. Câu 3 : (2đ) Dác Ròng Là lớp tế bào gỗ màu sáng nằm phía ngoài, gồm những tếbào mạch gỗ sống,có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng. (0,75điểm) Là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, có vách dày, có chức năng nâng đỡ. (0,75điểm) - Khi làm cột nhà trụ cầu người ta sử dụng phần ròng. Vì phần ròng rắn chắc.(0,5điểm) Tuần : 19 Ngày soạn: 23/12/2013 Tiết : 38 Bài 30: THỤ PHẤN A) Mục tiêu bài học: HS phát biểu được khái niệm thụ phấn. Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt được hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn Nhận biết được đặc điểm chính của hoa thích hợp với nối thụ phấn nhờ sâu bọ Rèn luyện và củng cố các kĩ năng: Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Kĩ năng quan sát mẫu vật tranh vẽ, kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy. Yêu và bảo vệ thiên nhiên B) Chuẩn bị: 1) Giáo viên: Mẫu vật: Hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Tranh vẽ: Cấu tạo hoa bí đỏ Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ 2) Học sinh: Mỗi nhóm một loại hoa tự thụ phấn ; một loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ 3) Phương pháp: Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm quan sát mẫu vật và tranh ảnh C) Tiến trình lên lớp: 1) ổn định lớp ( 1 phút) 2) Kiểm tra bài cũ: 3) Bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn * Hoa tự thụ phấn - GV hướng dẫn HS quan sát H30.1 để trả lời câu hỏi: + Thế nào là hiện tượng thụ phấn? - GV đưa ra vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào? - GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn * Hoa giao phấn - GV cho HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b. - GV yêu cầu HS tổ chức thảo luận giữa các nhóm - GV kết luận: Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố. - HS tự quan sát H30.1 SGK suy nghĩ để trả lời câu hỏi - HS làm s SGK trao đổi thống nhất câu trả lời và giải thích - Các nhóm nhận xét bổ sung - HS đọc thông tin tr.99 - HS thảo luận câu trả lờp trong nhóm - HS khác nhận xét bổ sung hoàn thiện đáp án 1) Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn - Hoa tự thụ phấn: Hoa lưỡng tính, nhị và nhụy chín đồng thời - Hoa giao phấn: Là hoa đơn tính hoặc hoa đơn tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc + Hoa giao phấn nhờ yếu tố: Sâu bọ, gió, nhờ người * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục s tr.100 - GV cho HS xem thêm tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ + Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ? - GV cho HS thảo luận đáp án - GV nhận xét bổ sung và nhấn mạnh các đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - Những cây có hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ? - HS quan sát mẫu vật và tranh → suy nghĩ trả lời 4 câu hỏi SGK - Các nhóm trình bày kết quả - HS tự bổ và tóm tắt các đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ 2) Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm màu sắc sợ sỡ, mùi thơm - Đĩa mật nằm ở đáy hoa - Hạt phấn và đầu nhụy có chất dính D) Củng cố: GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài E) Dặn dò: Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài Tìm một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Chuẩn bị cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông F) Rút kinh nghiệm: Ký duyệt Trần Thị Tuyết Loan
File đính kèm:
- Tuan 19.doc