Giáo án Sinh học 6 tuần 22

Bài 43: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT

A) Mục tiêu bài học:

• HS phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt. Tìm ra được những đặc điểm của quả và hạt

• Rèn kĩ năng quan sát nhận biết. Kĩ năng làm việc độc lập, theo nhóm

• GD ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật

B) Chuẩn bị:

1) Giáo viên:

• Tranh phóng to H34.1

• Mẫu:Quả trò , quả ké , quả trinh lữ

 

doc6 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần : 22	Ngày soạn: 19/01/2014
Tiết : 43
Bài 43: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT
A) Mục tiêu bài học:
HS phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt. Tìm ra được những đặc điểm của quả và hạt
Rèn kĩ năng quan sát nhận biết. Kĩ năng làm việc độc lập, theo nhóm 
GD ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật
B) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Tranh phóng to H34.1
Mẫu:Quả trò , quả ké , quả trinh lữ
2) Học sinh:
kẻ phiếu học tập vào vở 
Chuẩn bị mẫu như dặn ở bài trước
BT1
Cách phát tán
BT2
Tên quả và hạt
BT3
đặc điểm thích nghi
3) Phương pháp:
Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phát tán của quả và hạt 
GV cho HS làm bài tập 1 ở phiếu học tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm thảo luận câu hỏi : Quả và hạt thường phát tán ra xa cây mẹ, yếu tố nào giúp quả và hạt phát tán được?
- GV ghi ý kiến của nhóm lên bảng, nghe bổ sung và chốt lại có 3 cách phát tán: tự phát tán, nhờ gió, nhờ động vật.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 phiếu bài tập.
- Gọi 1-3 HS đọc bài tập 2, HS khác góp ý 
- GV hỏi: Quả và hạt có những cách phán tán nào ?
- HS đọc nội dung bài tập 1để cả nhóm cùng biết.
- HS trong nhóm bằng những hiểu biết của mình qua quan sát thực tế trao đổi tìm các yếu tố giúp quả và hạt phát tán xa cây mẹ.
- Đại diện 1-3 nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.- HS từng nhóm ghi tên quả hạt →trao đổi trong nhóm 
- 1-3 HS đọc bài tập 2.
1) Cách phát tán của quả và hạt
- Có ba cách phát tán của quả và hạt:
+ Tự phát tán 
+ Phát tán nhờ gió
+ Phát tán nhờ động vật
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt 
- GV yêu cầu hoạt động nhóm làm bài tập 3 trong phiếu học tập:
- GV quan sát các nhóm, giúp đỡ tìm đặc điểm thích nghi như: cánh của quả, chùm lông, mùi, vị của quả, đường nứt ở vỏ
- GV gọi nhóm trình bày bổ sung 
- GV chốt lại những ý kiến đúng cho những đặc điểm thích nghi với mỗi cách phát tán →giúp HS hoàn thiện nốt.
- Cho HS chữa bài tập 2: kiểm tra xem các quả và hạt đã phù hợp với cách phát tán chưa.
- GV cho HS tìm thêm một số qủa và hạt khác phù hợp cách phát tán 
? Hãy giải thích hiện tượng quả dưa hấu trên đảo của Mai An Tiêm ?
- GV thông báo:Quả và hạt có thể phát tán nhờ nước hay nhờ người
? Tại sao nông dân thường thu hoạch đỗ khi quả mới già ?
? Sự phát tán có lợi gì cho thực vật?
- Hoạt động nhóm :
+ Chia các quả hạt thành 3 nhóm theo cách phát tán
+ Mỗi cá nhân trong nhóm quan sát đặc điểm bên ngoài của quả và hạt 
+ Suy nghĩ trao đổi trong nhóm tìm đặc điểm phù hợp với cách phát tán .
- HS trao đổi tìm đặc điểm phù hợp với cách phát tán.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nghe và bổ sung
- Đại diện một đến 2 nhóm đọc lại đáp án đúng. Cả lớp ghi nhớ
- HS dựa vào các đặc điểm thích nghi để kiểm tra lại quả và hạt , nếu chưa đúng thì chuyển sang nhóm khác 
- HS tự hoàn chỉnh bài tập 
của mình theo phiếu mẫu .
2) Đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt 
* Kết luận: Nội dung trong phiếu học tập
D) Củng cố:
GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài
E) Dặn dò:
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài 
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
Chuẩn bị thí nghiệm
Tổ 1: Hạt đỗ đen trên bông ẩm.
Tổ 2: Hạt đõ đen trên bông khô 
Tổ 3: Hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước
Tổ 4: Hạt đỗ đen trên bông ẩm đặt trong tủ lạnh
F) Rút kinh nghiệm:
Tuần : 22	Ngày soạn: 19/01/2014
Tiết : 44
Bài 44: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
A) Mục tiêu bài học:
HS thông qua thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.
Rèn kĩ năng thiết kế thí nghiệm, thực hành 
GD ý thức yêu thích bộ môn.
B) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Chuẩn bị thí nghiệm trước ở nhà
2) Học sinh:
Chuẩn bị thí nghiệm trước ở nhà
kẻ bảng tường trình theo mẫu SGK tr.113 vào vở
3) Phương pháp:
Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm 
- GV yêu cầu HS ghi kết quả TN 1 vào bảng tường trình .
- Gọi các tổ báo cáo kết quả GV ghi lên bảng
- GV yêu cầu :
+ Tìm hiểu nguyên nhân hạt nảy mầm và không nảy mầm được ?
+ Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì ?
- Tổ chức thảo luận trên lớp khuyến khích HS nhận xét bổ sung .
* TN2:
- Yêu cầu HS nghiên cứu TN2 SGK khoa trả lời câu hỏi mục s.
- GV yêu cầu HS đọc mục thông tin trả lời câu hỏi: Ngoài 3 điều kiện trên sự nảy mầm còn phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV chốt lại các điều kiện cần cho hạt nảy mầm 
- HS làm TN 1 ở nhà điền kết quả TN vào bản tương trình .
- Chú ý phân biệt hạt nảy mầm với hạt chỉ nứt vỏ khi no nước 
HS thảo luận trong nhóm tìm câu trả lời .
Yêu cầu nêu được hạt không nảy mầm vì thiếu nước, thiếu không khí .
- đại diện một số nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung.
* HS đọc nội dung TN yêu cầu nêu được điều kiện nhiệt độ 
- HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi 
Yêu cầu nêu được chất lượng hạt giống ( Điều kiện bên trong ) 
1) Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm 
- Hạt này mầm cần đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợ, ngoài ra cần hạt chắc , không sâu còn phôi .
* Hoạt động2: Vận dụng kiến thức vào sản xuất.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tìm cơ sở khoa học của mỗi biện pháp 
- GV cho các nhóm trao đổi thống nhất cơ sở khoa học của mỗi biện pháp 
- HS đọc nội dung mục thông tin thảo luận theo nhóm từng nội dung 
- Thông qua thảo luận rút ra được cơ sở khoa học của từng biện pháp 
2) Vận dụng kiến thức vào sản xuất.
- Gieo hạt bị mưa to ngập úng →thảo nước để thoáng khí
+ Phải bảo tốt hạt giống
+ Làm đất tơi xốp 
+ Phủ rơm khi trời rét
D) Củng cố:
GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài
E) Dặn dò:
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài 
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc mục "Em có biết"
Ôn lại kiến thức chương II → chương VII.
F) Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt
Trần Thị Tuyết Loan

File đính kèm:

  • docTuan 22.doc
Bài giảng liên quan