Giáo án Sinh học 6 tuần 24

Chương VIII : CÁC NHÓM THỰC VẬT

Bài 37: TẢO

A) Mục tiêu bài học:

• HS nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp . Tập nhận biết một số tảo thường gặp. Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo

• Rèn kĩ năng quan sát nhận biết

• GD ý thức bảo vệ thực vật

B) Chuẩn bị:

1) Giáo viên:

• Mẫu tảo xoắn để trong cốc thủy tinh

• Tranh tảo xoắn, rong mơ

 

doc6 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần : 24	Ngày soạn: 16/02/2014
Tiết : 47
Chương VIII : CÁC NHÓM THỰC VẬT
Bài 37: TẢO
A) Mục tiêu bài học:
HS nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp . Tập nhận biết một số tảo thường gặp. Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo 
Rèn kĩ năng quan sát nhận biết
GD ý thức bảo vệ thực vật
B) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Mẫu tảo xoắn để trong cốc thủy tinh 
Tranh tảo xoắn, rong mơ
Tranh một số tảo khác 
2) Học sinh:
Mẫu tảo xoắn để trong cốc thủy tinh
3) Phương pháp:
Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tảo .
- GV giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi sống
- Hướng dẫn HS quan sát một sợi tảo phóng to trên tranh trả lời câu hỏi ?
+ Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào?
+ Vì sao tảo xoắn có mầu lục ?
- GV giảng giải về:
+ Tên gọi của tảo do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa diệp lục 
+ Cách sinh sản của tảo xoắn:
- GV chốt lại vấn đề bằng câu hỏi:
? Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn?
* GV giới thiệu môi trường sống của rong mơ .
- Hướng dẫn quan sát tranh rong mơ trả lời câu hỏi :
? Rong mơ có cấu tạo như thế nào ?
? So sánh hình dạng ngoài của rong mơ với cây bàng 
→Tìm đặc điểm giống và khác nhau ?
? Vì sao rong mơ có cấu tạo màu nâu?
- GV giới thiệu cách sinh sản của rong mơ ?
→ Thực vật bậc thập có đặc điểm gì ?
- Tổ chức thảo luận chung cả lớp giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Các nhóm HS quan sát mẫu tảo xoắn bảng mắt, tay nhận dạng tảo xoắn ngoài tự nhiên 
- HS quan sát kĩ tranh cho một vài em nhận xét cấu tạo tảo xoắn về:
+ Tổ chức cơ thể
+ Cấu tạo TB
+ Mỗu sắc của tảo 
- Gọi một vài HS phát biểu rút ra kết luận 
- HS quan sát tranh rong mơ →Tìm các điểm giống nhau giữa rong mơ và cây bàng 
+ Giống nhau: hình dạng giống 1 cây
+ Khác chưa có rễ thân lá thật sự.
- HS căn cứ cấu tạo rong mơ và tảo xoắn trao đổi nhóm rút ra kết luận
- Thảo luận lớp tìm ra đặc điểm chung của tảo
1) Cấu tạo tảo xoắn
- Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật.
* Tảo là thực vật bậc thấp có cấu tạo đơn giản, có diệp lục chưa có rễ, thân, lá.
* Hoạt động 2: Làm quen một vài tảo khác thường gặp
- Sử dụng tranh , giới thiệu một số tảo khác 
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.124 rút ra nhận xét hình dạng của tảo ? Qua hoạt động 1 và 2 có nhận xét gì về tảo nói chung .
- HS quan sát: Tảo đơn bào, tảo đa bào.
- HS nhận xét về sự đa dạng của tảo về: hình dạng cấu tạo, màu sắc.
→Nêu được: Tảo là thực vật bậc thấp, có một hay nhiều tế bào.
2) Một vài tảo thường gặp.
- Tảo là thực vật bậc thấp, có một hay nhiều tế bào.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của tảo .
? Tảo sống ở nước có lợi gì
? Với đời sống con người tảo có lời gì ?
? Khi nào tảo có thể gây hại ?
- HS thảo luân nhóm bổ sung cho nhau 
- HS nêu được vai trò của tẩo trong tự nhiên và trong đời sống con người.
3) Vai trò của tảo.
- Tảo có vai trò quan trong trong tự nhiên và trong đời sống con người.
D) Củng cố:
GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài
E) Dặn dò:
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài 
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc mục "Em có biết"
Chuẩn bị mẫu cây rêu, lúp cầm tay nếu có
F) Rút kinh nghiệm:
Tuần : 24	Ngày soạn: 16/02/2014
Tiết : 48
Bài 38: RÊU - CÂY RÊU
A) Mục tiêu bài học:
HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa. Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu. Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên
Rèn kĩ năng quan sát
GD ý thức yêu thiên nhiên
B) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Mẫu vật cây rêu(có cả túi bào tử)
Tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử
Lúp cầm tay
2) Học sinh:
Mẫu vật cây rêu(có cả túi bào tử)
3) Phương pháp:
Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu đời sống của rêu 
- Hs phát biểu nơI sống của rêu là nhóm thực vật lên cạn đầu tiên cơ thể có cấu tạo đơn giản .
* Hoạt động 2:Tìm hiểu đời sống cây rêu.
- GV yêu cầu quan sát cây rêu và đối chiếu H38.1 
? Nhận thấy những bộ phận nào của cây rêu ?
- Tổ chức thảo luận trên lớp .
- Cho HS đọc đoạn thông tin →GV giảng giải:
Rễ giả có khả năng hút nước 
Thân, lá chưa có mạch dẫn sống được ở nơi đất ẩm ướt
- Yêu cầu so sánh rêu với rong mơ và cây bàng →trả lời câu hỏi 
? Tại sao rêu xếp vào nhóm thực vật bậc cao?
- GV tổng kết lại cho có hệ thống.
- HS hoạt động theo nhóm 
+ Tách rời 1-2 cây rêu quan sát bằng kính lúp .
+ Quan sát đối chiếu với tranh cây rêu 
- Phát hiện các bộ phận của cây rêu.
- Gọi 1-2 nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.
→HS tự rút ra những đặc điểm chính trong cấu tạo của cây rêu 
1) Đời sống cây rêu.
- Thân ngắn, không phân cành 
- Lá nhỏ mỏng 
- Rễ giả có khả năng hút nước 
- Chưa có mạch dẫn.
* Hoạt động 3:Túi bào tử và sự phát triển của rêu 
- Yêu cầu HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử → phân biệt các phần của túi bào tử.
- Yêu cầu HS quan sát tiếp H38.2 và đọc đoạn thông tin trả lời câu hỏi:
+ Cơ quan sinh sản của cây rêulà bộ phận nào?
? cây rêu sinh sản bằng gì 
? Trình bày sự phát triển của cây rêu?
- Quan sats tranh theo hướng dẫn của GV rút ra nhận xét: Túi bào tử có 2 phần
- HS dựa vào H38.2. thảo luận trong nhóm tìm câu trả lời 
- bổ sung cho nhau rút ra kết luận 
2) Túi bào tử và sự phát triển của rêu
- Cơ quan sinh sản la túi bào tử nằm ở ngọn cây.
- Rêu sinh sản bằng bào tử 
- Bào tử này mầm phát triển thành cây rêu.
* Hoạt động 4:Vai trò của rêu.
- Yêu cầu HS đọc đoạn thông tin trả lời câu hỏi: Rêu có lợi ích gì ?
- GV giảng giải thêm : Hình thành đất; tạo than.
- Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sỗng những nơi ẩm ướt?
- HS tự rút ra vai trò của rêu
4) Vai trò của rêu.
- Nội dung trong SGK
D) Củng cố:
GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài
E) Dặn dò:
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài 
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
Chuẩn bị cây dương xỉ
F) Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docTuan 24.doc
Bài giảng liên quan