Giáo án Sinh học 6 tuần 4

Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO

I) Mục tiêu bài học:

• HS trả lời câu hỏi TB lớn lên như thế nào?TB phân chia như thế nào? HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lênvà phân chia của RB ở thực vạt chỉ có những TB mô phân sinh mới có khả năng phân chia.

• Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.

• Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II) Chuẩn bị:

1) Giáo viên:

• Tranh phóng to H 8.1; H8.2 SGK tr.27

2) Học sinh:

• Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh

 

doc4 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần :4	Ngày soạn: 8/9/2013
Tiết 7
Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
I) Mục tiêu bài học:
HS trả lời câu hỏi TB lớn lên như thế nào?TB phân chia như thế nào? HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lênvà phân chia của RB ở thực vạt chỉ có những TB mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.
Giáo dục ý thức yêu thích môn học. 
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Tranh phóng to H 8.1; H8.2 SGK tr.27
2) Học sinh:
Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh
3) Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề.
III) Tiến trình lên lớp.
1) ổn định lớp (1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của TB.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm nghiêncứu SGK trả lời 2 câu hỏi SGK.
- GV từ những ý kiến của HS đã thảo luận yêu cầu HS trả lời tóm tắt 2 câu hỏi trên. Gọi bổ sung. Rút ra kết luận
- HS đọcthông tin mục thông tin kết hợp quan sát H8.1SGK trao đổi nhóm 
- HS Đại diện của 1 đến 2 nhóm trình bày. nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh phần trả lời.
1) Sự lớn lên của tế bào.
- Tế bào non có kích nhỏ, lớn dần thành TB trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của TB
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nhóm.
- GV viết sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của TB
- GV yêu cầu thảo luận theo 3 nhóm câu hỏi ở mục .
- GV gợi ý sự lớn lên của các cơ quan của thực vật do 2 quá trình ..
- GV đưa ra câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia của TB có ý nghĩa gì với thực vật? 
- HS đọc thông tin mục
 SGK tr.28 kết hợp quan sát H 8.2 SGK tr.28. nắm được quá trình phân chia của TB.
- HS thảo luận ghi vào giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, 1đến 2 nhóm bổ sung, nhắc lại nội dung.
2) Sự phân chia của tế bào.
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật lớn lên( sinh trưởng và phát triển)
IV) Củng cố.
HS trả lời 2 câu hỏi SGK tr.28
V) Dặn dò.
HS chuẩn bị một số cây có rễ rửa sạch: cây rau cải, cây cam, cây nhãn, cây rau dền, cây hành,cây cỏ.
VI) Rút kinh nghiệm.
Tuần :4	Ngày soạn: 8/9/2013
Tiết 8
Chương II: Rễ
Bài 9 : CÁC LOẠI RỄ. CÁC MIỀN CỦA RỄ
I) Mục tiêu bài học:
Giúp HS nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính: rẽ cọc và rễ chùm. Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
Quan sát, so sanh s, kỹ năng hoạt động nhóm.
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Một số cây có rễ Tranh phóng to H9.1, 9.2, 9.3( SGK tr.29).
2) Học sinh:
Chuẩn bị cây có rễ: cây rau cải, cây mít, cây hành, cỏ dại, đậu.
3) Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề và hoạt động nhóm
III) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp (1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Các loại rễ
- GV yêu cầu HS kẻ phiếu học tập vào vở theo nhóm
- GV yêu cầu HS chia rễ cây thành 2 nhóm, hoàn thàn bài tập 1 trong phiêu.
- GV tiếp tục yêu cầu HS làm bài tập 2. Đồng thời GV treo tranh câm H9.2 SGK tr.29 để HS quan sát.
- GV cho các nhóm đối chiếu các đặc điểm của rễ với tên cây trong nhómA,B của bài tập 1 đã phù hợp chưa.
- GV gợi ý BT3 dựa vào đặc điểm của rễ có thể gọi tên rễ.
- GV Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?
- GV cho HS cả lớp xem các loại rễ cây rau dền và cây nhãn. Hoàn thành câu hỏi.
- GV cho HS theo dõi phiếu chuẩn kiến thức. Sửa chỗ sai.
- HS đặt tất cả cây có rễ lên bàn.
- Kiểm tra quan sát thật kỹ tìm những rễ giống nhau đặt vào 1 nhóm.
- Trao đổi thống nhất tên cây của từng nhóm. Ghi phiếu học tập ở bài tập 1.
- HS quan sát kỹ ở cây nhóm A chú ý kích thước của các rễ, cách mọc trong đất, kết hợp với tranh . Ghi lại vào phiếu tương tự như thế với rễ cây ở nhóm B.
- HS đối chiếu với kết quả đúng để sửa chữa nếu cần.
-HS làm BT3. từng nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, thống nhất tên của rễcây ở 2 nhóm là rễ cọc và rễ chùm.
HS hoạt động cá nhân: quan sát rễ cây của GV kết hợp với H9.2 SGKtr.30 . Hoàn thành 2 câu hỏi ở dưới hình.
1)Các loại rễ.
- Rễ cọc: có rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên.
- Rễ chùm gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau thường mọc tỏa ra từ gốc thân.
* Các miền của rễ.
- GV cho HS tự nghiên cứu SGK tr.30.
- GV treo tranh câm các miền của rễ đặt các miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ trên bàn HS chọn và gắn vào tranh.
- Rễ có mấy miền? Chức năng chính các miền của rễ?
- HS làm việc độc lập nội dung trong khung. Kết hợp với quan sát tranh 
HS hoàn thành tranh câm
- HS trả lời . HS khác nhận xét bổ sung. 
2) Các miền của rễ.
- Rễ gồm 4 miền chính: 
+ Miền trưởng thành.
+ Miền hút
+ Miền sinh trưởng.
+ Miền chóp rễ
IV) Củng cố:
GV cho HS kể tên 10 cây có rễ cọc, 10 cây có rễ chùm.
V) Dặn dò:
Đọc mục em có biết.
Học bài trả lời câu hỏi 1,2.
VI) Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docTuan 4.doc
Bài giảng liên quan