Giáo án Sinh học 6 tuần 6

SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ ( TIẾP THEO)

I) Mục tiêu bài học:

• HS biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò và 1 số loại muối chính đối với cây. xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan. Hiểu được nhu cầu và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?

• rèn kĩ năng thao tác , các bước tiến hành thí nghiệm . Biết vận dụng kiến thức đã học bước đầu giảI thích 1 số hiện tượng trong thiên nhiên.

• GD ý thức yêu thích môn học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần :6	Ngày soạn: 22/9/2013
Tiết 11
 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ ( TIẾP THEO)
I) Mục tiêu bài học:
HS biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò và 1 số loại muối chính đối với cây. xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan. Hiểu được nhu cầu và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào? 
rèn kĩ năng thao tác , các bước tiến hành thí nghiệm . Biết vận dụng kiến thức đã học bước đầu giảI thích 1 số hiện tượng trong thiên nhiên.
GD ý thức yêu thích môn học.
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên: Tranh H11.1- 2 SGKK
2) Học sinh: Kết quả của các mẫu thí nghiệm ở nhà.
3) Phương pháp: Vấn đáp kết hợp quan sát và làm việc với SGK.
III) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng
- GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK, làm bài tập SGK tr.37.
- GV viết nhanh 2 bài tập lên bảng và treo tranh phóng to H11.2 SGK 
- Sau khi HS điền và nhận xét . GV hoàn thiện để HS nào chưa đúng thì sửa 
- GV gọi 1 HS đọc bài tập đã chữa đúng trên bảng.
- GV củng cố bằng cách chỉ lại trên tranh để HS theo dõi .
- GV co HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi.
+ Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hòa tan.
+ Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau?
- HS quan sát kĩ H11.2 chú ý đường đI của mũi tên màu vàng và đọc phần chú thích.
- HS chọn từ và điền vào chỗ trống sau đó đọc lại cả câu xem đã phù hợp chưa.
- 1 HS lên chữa bài tập trên bảng , cả lớp xem để nhận xét.
- HS đọc thông tin SGk kết hợp bài tập trước trả lời được 2 ý :
1) Con đường hút nước và muối khoáng .
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ lông hút.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
- GV thông báo những điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây: Đất tròng thời tiết, khí hậu...
*Các loại đất trồng khác nhau.
-GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Đất trồng đã ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng như thế nào?Ví dụ cụ thể?
+ Em cho biết địa phương em có đất trồng thuộc loại nào?
*Thời tiết khí hậu
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi thời tiết khí hậu ảnh hưởng như thể nào đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
- GV cho HS đọc và trả lới câu hỏi mục SGK.
- GV dùng tranh câm H11.2SGK tr.37 để SH điền mũi tên và chú thích hình
-HS đọc mục SGK tr.38 trả lời câu hỏi của GV có 3 loại đất:
+ Đất đá ong
+ Đất phù sa
+ Đất đỏ 3 zan.
- HS đọc thông tin SGk tr.38 trao đổi nhanh trong nhóm về ảnh của băng giá, khi ngập únglâu ngày sự hút nước và muối khoáng bị ngừng hay mất đi.
- 1-2 HS trả lời HS khác nhận xét nhận xét bổ sung
- HS đưa ra các ĐK ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khkoáng . 
2) Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
- Những yếu tố bên ngoài như: Thời tiết , khí hậu, các loại đát khác nhau ,có ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
IV) Củng cố:
HS trả lời câu hỏ 1 SGK tr.39
HS trả lời câu hỏi :
vì sao cần bón đủ phân đúng loại đúng lúc?
tại sao khi trời nắng nhiệt độ cao cần tới nhiều nước cho cây.
cày cuốc xới đất có lợi gì.
V) Dặn dò:
Trả lời câu hỏi 2,3 SGK tr.39
Đọc mục em có biết 
Giải ô chữ SGK tr.39
Chuẩn bị mẫu theo nhóm: Củ sắn, củ cà rốt 
VI) Rút kinh nghiệm
Tuần :6	Ngày soạn: 22/9/2013
Tiết 12
Tiết12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I) Mục tiêu bài học:
HS phân biệt 4 loại rễ biến dạng Hiểu được đặc điểm cảu từng loại rễ biển dạng phù hợp với chức năng của chúng. Nhận dạng được 1 số rễ biến dạng dơn giảnthường gặp
Rèn kĩ năng quan sát so sánh phân tích mẫu tranh.
GD ý thức bảo vệ thực vật.
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
GV kẻ sẵn bảng đặc điểm các loại rễ biến dạng SGK tr.40
Tranh, mẫu 1 số loại rễ biến dạng
2) Học sinh:
Mỗi nhóm chuẩn bị : Củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không
Kẻ bảng tr.40 vào vở bài tập.
3) Phương pháp:
Sử dụng phương pháp vấn đáp kết hợp quan sát mẫu tranh và hoạt động theo nhóm
III) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình tháI của rễ biến dạng
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Đặt mẫu lên bàn quan sát phân chia rễ thành nhóm 
- GV gợi ý có thể xem rễđó ở dưới đất hay trên cây.
- GV củng cố thêm môI trường sống của cây bần, mắm, cây bụt mọc
-GV không chữa nội dung đúng hay sai chỉ nhận xét hoạt động của các nhóm
- HS trong nhóm đặt tất cả các mẫu và tranh lên bàn cùng quan sát.
- HS dựa vào hình tháI màu sắc và cách mọc để phân chia rễ thành từng nhóm nhỏ.
- HS có thể chia: Rễ dưới mặt đất , rễ mọc trên thân
- Một số nhóm HS trình bày kết quả phân loại của từng nhóm mình
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân
- GV treo tranh bảng mẫu để HS tự sửa lỗi nếu có.
- GV tiếp tục cho HS làm bài tấpGK tr.41.
- GV đưa 1 số câu hỏi củng cố bài.
+ Có mấy loại rễ biến dạng ?
+ Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gì?
- GV cho HS tự kiểm tra nhau bằng cách gọi 2 HS đứng lên 
HS1: Đặc điỉem rễ củ có chức năng gì?
HS2: Trả lời nhanh: Chứa chất dự trữ.
Thay nahu nhiều cặp trả lời nếu phần trả lời đúng nhiều thì GV cho điểm 
- GV nhận xét khen lớp.
- Hoàn thành bảng tr.40 ở vở bài tập
- HS so sanh với phần nội dung ở mục I để sửa những chỗ chưa đúng về các loại rễ, ten cây..
- 1-2 HS đọc kết quả của mình. HS khác bổ sung.
- 1HS luân phần trả lời , HS khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận: như nội dung bảng SGKtr.40
IV) Củng cố:
GV yêu cầu HS đánh dấu ( x ) vào ô trả lời đúng như SGV. Sau khi HS đánh dấu xong bài của mình. GV cho các em đổi bài bên cạnh rồi GV thông báo kết quả đúng 
V) Dặn dò:
Làm bài tập cuối bài.
HS sứu tầm cho bài sau một số loại cành của cây: Râm bụt hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ.
VI) Rút kinh nghiệm
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc
Bài giảng liên quan