Giáo án Sinh học 9 tuần 25

CHƯƠNG II. HỆ SINH THÁI

BÀI 47. QUẦN THỂ SINH VẬT

I/ Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS Nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ.

- HS chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.

II/ Chuẩn bị:

- Tranh quần thể sinh vật

- Bảng 47.1,47.2

- Các dạng tháp tuổi

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 25 	 Ngày soạn: 23/2 /2014
Tiết:49 	 Ngày dạy: 25,27/2/ 2014 
CHƯƠNG II. HỆ SINH THÁI
BÀI 47. QUẦN THỂ SINH VẬT
I/ Mục tiêu 
1. Kiến thức
- HS Nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ.
- HS chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
II/ Chuẩn bị: 
- Tranh quần thể sinh vật
- Bảng 47.1,47.2
- Các dạng tháp tuổi
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra 
3. Các hoạt động:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Thế nào là quần thể sinh vật?
- Giáo viên cho học sinh đọc thông tin và hỏi : Thế nào là quần thể sinh vật
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét và đưa ra két quả
- Cho học sinh hoàn thành yêu cầu trong sách giáo khoa
- Mời đại diện học sinh trình bày kết quả
- Mời đại diện học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng
Hoạt động 2:Những đặc trưng cơ bản của quần thể
- Cho học sinh đọc thông tin về tỉ lệ giới tính và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là tỉ lệ giới tính
+Tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào
- Cho học sinh khác nhận xét
- Nhận xét, bổ sung
- Cho học sinh quan sát bảng các nhóm tuổi và ý nghĩa sinh thái của nó
- Cho học sinh quan sát, phân tích hình 47, mô tả hình dạng của ba loại tháp tuổi.
- GV kết luận chung.
- Cho học sinh tìm hiểu thông tin về mật độ quần thể để trả lời các câu hỏi
+ Thế nào là mật độ quần thể
+ Mật độ quần thể thay đổi như thé nào
- Giáo viên nhận xét và kết luận
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
- Cho học sinh đọc thông tin sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi bên dưới
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
- Giáo viên nhận xét và kết luận
- Học sinh đọc thông tin và đại diện một học sinh trả lời 
- Học sinh nhận xét, bổ sung
- Ghi chép thong tin
- Hoàn thành bảng 47.1
- Học sinh lên điền bảng
- Học sinh khác nhận xét
- Ghi chép nọi dung
- Học sinh đọc thông tin theo yêu cầu giáo viên, đại diện học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên
- Nhận xét, bổ sung
- Ghi chép nội dung
- Quan sát để nắm bắt thông tin 
- Nhận xét hình dạng của 3 loại tháp tuổi
- Ghi chép nội dung
- Tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên, đại diện học sinh phát biểu, còn lại nhận xét, bổ sung 
- Ghi chép nội dung
- Học sinh đọc thông tin sách giáo khoa theo yêu cầu của gv
- Đại diện học sinh trả lời
- Lắng nghe và ghi chép
I. Khái niệm quần thể sinh vật
Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định ,tại một thời điểm nhất định,các cá thể có thể kết hợp với nhau để sinh sản
II. Tính đặc trưng của quần thể
1. Tỉ lệ giới tính
- Là tỉ số giửa số các thể đực/ cá thể cái
- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đều giửa cá thể đực và cái
2.Thành phần nhóm tuổi
- Nhóm tuổi trước sinh sản
- Nhóm tuổi sinh sản
- Nhóm tuổi sau sinh sản
3.Mật độ quần thể
-Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
- Mật độ quần thể thay đổi theo mua, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật
III. Ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật
- Môi trường có thể làm biến đổi số lượng cá thể trong quần thể 
4. Củng cố:
- Một em đọc phần ghi nhớ cuối bài
- Cho học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài 
5. Hướng dẩn: 
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài
- Xem trước bài tiếp theo
IV - Rút kinh nghiệm :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 25 	Ngày soạn: 23/2 /2014
Tiết: 50	Ngày dạy: 28/2/2014	 
 Quần thể người 	 	 
I/ Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức
HS trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, khái quát
3. Thái độ
- Thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội . Giúp các em sau này cùng với mọi người thực hiện tốt pháp lệnh dân số
II/ Chuẩn bị: 
- Tranh H48
- Tư liêu dân số việt nam
- Tranh ảnh tuyền về dân số
III/ Tiến trình:
1.Ôn định: 
2.Kiểm tra: 
Trình bày đặc điểm cơ bản của quần thể sinh vật ?
Nêu đặc điểm của các nhóm tuổi?
3. Các hoạt động:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung
Hoạt động 1:Sự khác nhau giửa quần thể người với các quần thể sinh vật khác
- Các em hãy thực hiện phần yêu cầu của mục vào bảng mà thầy đã yêu cầu các em về nhà kẻ.
-H. Em nào điền kết quả vào bảng phụ( Theo bảng phụ)
- H. Em nào nhận xét?
-Nhận xét, bổ sung
- H. Em hãy tóm tắt đặc điểm của người khác động vật
- Giáo viên thông báo:Trong quần thể người ,mỗi con người đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau
- H. Vì sao con người có những đặc điểm khác với sinh vật khác?
- H. Ai có ý kiến khác?
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2:Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
- H. Trong quần thể người nhóm tuổi được phân chia như thế nào?
- H. Tại sao đặc trưng về nhóm tuổi trong quần thể người có vai trò quan trọng?
- Phân tích hình dạng của ba dạng tháp tuổi( hình 48), nêu ý nghĩa của ba dạng tháp tuổi đó.
- GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đấp án
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 48.2 từ các thông tin đã phân tích.
- H. Em nào trình bày kết quả trên bảng phụ?
-H. Em nào có kết quả khác?
- GV nhận xét, bổ sung?
- H. Qua bảng em nào cho biết tháp nào có dạng tháp dân số trẻ và có dạng tháp dân số già?
- H. Ai có ý kiến khác?
- Nhận xét, bổ sung
- H. Việc nghiên cứu tháp tuổi có ý nghĩa gì?
Hoạt động 3:Tăng dân số và phát triển xã hội
- H. Hiện tượng tăng dân số là gì?
- H. Ai có ý kiến khác?
- Nhận xét, bổ sung: Tăng dân số thực bao gổm cả di cư và nhập cư
- Các em hãy thực hiện yêu cầu của sách giáo khoa
- H. Em nào trình bày kết quả?
- H. Ai có ý kiến khác?
- Nhận xét, bổ sung
- H. Sự tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng cuộc sống?
- Hỏi: Ai có ý kiến khác?
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe giáo viên nêu yêu cầu
- Lên bảng trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Chú ý theo dõi
- Học sinh phát biểu
-Chú ý theo dõi
- Phát biểu( Do con ngưới có tư duy, lao đông)
- Nhận xét, bổ sung
- Ghi chép nội dung
- Học sinh phát biểu( có ba nhóm tuổi)
- Phát biểu( vì nó cho biết tỉ lệ sinh, tử và nguồn lao động)
- Học sinh phân tích độc lập và trả lời
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Hoàn thành bảng theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh trình bày kết quả của mình
- Nhận xét, bổ sung 
- Chú ý theo dõi
- Phát biểu( tháp già có tỉ lệ người già nhiều, tỉ lệ sinh ít; tháp trẻ tỉ lệ sinh nhiều)
- Nhận xé,bổ sung
- Chú ý theo dõi
- Phát biểu( giúp điều chỉnh mức tăng dân số) 
-Học sinh phát biểu
- í kiến bổ sung
- Chú ý theo dõi
- Hoạt động độc lập
-Học sinh trình bày
-Nhận xét, bổ sung
-Chú ý theo dõi
-Học sinh phát biểu
- Bổ sung ý kiến
-Theo dõi ghi vở
I/ Sự khác nhau giữa quần thể người vơi các quần thể sinh vật khác.
- Khác về pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo duc, văn hoá
- Do con người có lao động và tư duy
II/ Đặc trưng về thành phân nhóm tuổi của mỗi quần thể người
- Gồm 3 nhóm tuổi: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động
- Tháp dân số là đặc trưng dân số của mỗi nước
III/ Tăng đân số và phát triển xã hội
-Phát triển dân số hợp lý tạo sự hài hoà giữa kinh tế và xã hội đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình, xã hội
4. Củng cố:
- H.Vì sao quần thể người có đặc điểm mà sinh vật khác không có?
- Phân biệt tháp dân số già và tháp dân số trẻ và sự tăng dân số
- Đọc phần ghi nhớ cuối bài
5.Hướng dẩn: 
- Học bài và trả lời câu 1,2,3/145 sgk
- Về đọc phần em có biêt và xem bài quần xã sinh vật 
IV -Rút kinh nghiệm :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt 

File đính kèm:

  • doctuan 25.roi.doc
Bài giảng liên quan