Giáo án Sinh học 9 tuần 31

CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- HS phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên. Nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. HS hiểu khái niệm phát triển bền vững.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế

3.Thái độ :

- GD ý thức bảo vệ môi trường giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh về các mỏ khai thác, cánh rừng , ruộng bậc thang.

- Tư liệu về tài nguyên thiên nhiên

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 31	 Ngày soạn: 6/ 4 /2014
Tiết 61	 Ngày dạy : / /20114
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- HS phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên. Nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. HS hiểu khái niệm phát triển bền vững.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
3.Thái độ :
- GD ý thức bảo vệ môi trường giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các mỏ khai thác, cánh rừng , ruộng bậc thang.
- Tư liệu về tài nguyên thiên nhiên
2. Học sinh:
- Đọc trước bài
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV thu bào cáo thực hành của tiết trước
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
? Em hãy kể tên và cho biết đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên .
? Tài nguyên không tái sinh ở VN có những dạng nào.
? Tài nguyên rừng là loại tài nguyên gì? tại sao ?
- GV thông báo đáp án đúng của bảng 58.1
- GV đánh giá kết quả thảo luận của nhóm
- Cá nhân nghiên cứu SGK tr.173 ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm hoàn thành nội dung bảng 58.1 tr.173
- Đại diện nhóm trình bày lớp nhận xét bổ sung
- HS dựa vào nội dung bảng 58.1 và nội dung SGK tóm tắt kiến thức
- Ghi chép nội dung bài học
1. Các dạng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta:
- Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên tái sinh :
+ Tài nguyên không tái sinh.
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
 Hoạt động 2: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục s tr.174,176,177 SGK
- GV thông báo đáp án đúng trong các bài tập
- GV yêu cầu học sinh phân tích kết quả bảng 58.3
- GV yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức cũ cho biết vai trò của TN đất, nước, rừng?
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng các nhóm lên ghi nội dung
- GV nhận xét
? Cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này .
- GV nhận xét
* Liên hệ
? Em hãy cho biết tình hình sử dụng nguồn tài nguyên rừng, nước, đất ở VN hiện nay.
- GV đưa khái niệm phát triển bền vững từ hiểu biết về sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên
? Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí 
- GV tích hợp giáo dục BVMT bằng cách liên hệ việc sử dụng các nguồn tài nguyên hằng ngày như nước, dầu, than
- Giáo dục sử dụng tiết tiết kiệm năng lượng cho học sinh nhất là sử dụng nước, trồng cây xanh để bảo vệ các nguồn tài nguyên
- Cá nhân nghiên cứu SGK tr.174-177
- Thảo luận nội dung trong các bảng và hoàn thành đáp án
- Phân tích bảng 58.3 theo yêu cầu của GV
- Liên hệ thực tế và thông tin SGK để trả lời
- HS hoàn thành nội dung phiếu học tập dựa trên nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế
- Đại diện nhóm ghi đáp án vào phiếu học tập trên bảng
- Học sinh trả lời
- Các nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung
- Chú ý theo dõi
- HS trả lời
+ Bản thân hiểu giá trị của tài nguyên
+ Tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguôn nước, cây rừng
- Học sinh trả lời
- Chú ý lắng nghe
2. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên :
* Khái niệm phát triển bền vững
- Phát triển bền vững là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ
→Sự phát triển bền vững là mối liên hệ giữa công nghiệp hóa và thiên nhiên
- Cần sử dung hợp lý các loại tài nguyên để không làm cạn kiệt chúng.
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài.
- ? Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh
- ? Tại sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên
5. Dặn dò:
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Tìm hiểu, sưu tầm về khu bảo tồn thiên nhiên, công việc khôi phục rừng
IV. Rút kinh nghiệm . 
 Tiết 62	 Ngày dạy : / /2014
Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG
VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang giã. Nêu được ý nghĩa của biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang giã.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, khả năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ :
- GD nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tư liệu về công việc bảo tồn gen động vật, tranh ảnh phỏng to phù hợp nội dung bài, các mảnh bìa có in các nội dung " Bảo vệ khu rừng già, rừng đầu nguồn", " Trồng cây gây rừng"
2. Học sinh:
- Tranh ảnh có nội dung: trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn
3. Phương pháp:
- Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy phân biệt các loại tài nguyên thiên nhiên, cho VD?
- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang giã.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV đưa câu hỏi:
? Vì sao cần gìn giữ và khôi phục thiên nhiên hoang dã
? Tại sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã đã góp phần cân bằng sinh thái
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức
- HS nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức bài trước trả lời câu hỏi
- Ghi chép thông tin
1. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang giã:
- Môi trường đang bị suy thoái
- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm, lũ lụt hạn hán
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV cho HS quan sát hình 59 yêu cầu nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- GV nhận xét và thông báo đáp án đúng về các biện pháp bảo vệ TNSV
- Yêu cầu học sinh phân tích từng biện pháp cụ thể trong hình 59
- GV đưa ra câu trả lời dung nhất cho học sinh
? Em hãy cho biết các công việc chúng ta đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật
- GV nhận xét đưa đáp án đúng .
- GV tích hợp giáo dục BVMT bằng cách liên hệ thực tế cong tác trồng và chăm sóc cây xanh của các em ở gia đình và trường học đồng thời nhắc nhở các em phải có trách nhiệm giữ gìn và cải tạo thiên nhiên. 
Học sinh quan sát tranh, đại diện học sinh trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Học sinh phân tích hình 59 và lấy ví dụ minh họa theo yêu cẩu của GV
- Chú ý lắng nghe
- HS có thể kể
+ Xây dựng khu rừng quốc gia .
+ Bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ.
- Ghi chép thông tin.
- Chú ý lắng nghe giáo viên trình bày.
2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
- Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn
- Trồng cây gây rừng
- Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quý
- Cấm săn bắn động vật hoang dã và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên cho con người.
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài
- GV hỏi: Mỗi HS cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên
5. Dặn dò:
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
IV. Rút kinh nghiệm: ..
 Duyệt

File đính kèm:

  • doctuan 31.doc