Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

I. PHÂN BÀO

 1. Định nghĩa: Là quá trình từ tế bào mẹ ban đầu phân chia thành các tế bào con.

 2. Bản chất: Gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị: Với 3 pha: G1, S và G2

- Giai đoạn phân chia tế bào: Với 4 kỳ, gồm:

 + Phân chia nhân.

 + Phân chia tế bào chất.

3. Phân loại: Gồm 2 hình thức: Nguyên phân và Giảm phân

II. NGUYÊN PHÂN

1. Định nghĩa: Là quá trình phân chia tế bào mà từ một tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau và giống hệt mẹ.

Chú ý: Chu kì tế bào là quá trình lặp đi lặp lại, từ khi tế bào được sinh ra đến khi nó chuẩn bị thực hiện lần phân chia tiếp theo. Hay nói cách khác Chu kì tế bào là tập hợp các quá trình lặp di lặp lại giống nhau và các quá trình đó là Nguyên phân.

2. Đặc điểm

- Tốc độ phân chia tế bào ở các mô, cơ quan bộ phận khác nhau là khác nhau.

 VD: Tế bào mô phân sinh đỉnh ở thực vật có tốc độ phân chia lớn hơn so với các tế bào khác.

- Được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. (Nếu không thì điều gì sẽ xảy ra?)

 

doc3 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN (Mitosis)
Khi tạo ra được một giống cà chua thơm ngon, có năng suất cao, làm thế nào để nhanh chóng phổ biến trong sản xuất
Vấn đề buôn bán nội tạng diễn biến ngày càng phức tạp, nghiên cứu quá trình Nguyên phân giúp chúng ta có giải pháp gì?
I. PHÂN BÀO
 1. Định nghĩa: Là quá trình từ tế bào mẹ ban đầu phân chia thành các tế bào con.
 2. Bản chất: Gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị: Với 3 pha: G1, S và G2
- Giai đoạn phân chia tế bào: Với 4 kỳ, gồm:
 + Phân chia nhân.
 + Phân chia tế bào chất.
3. Phân loại: Gồm 2 hình thức: Nguyên phân và Giảm phân
II. NGUYÊN PHÂN
1. Định nghĩa: Là quá trình phân chia tế bào mà từ một tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau và giống hệt mẹ.
Chú ý: Chu kì tế bào là quá trình lặp đi lặp lại, từ khi tế bào được sinh ra đến khi nó chuẩn bị thực hiện lần phân chia tiếp theo. Hay nói cách khác Chu kì tế bào là tập hợp các quá trình lặp di lặp lại giống nhau và các quá trình đó là Nguyên phân.
2. Đặc điểm
- Tốc độ phân chia tế bào ở các mô, cơ quan bộ phận khác nhau là khác nhau. 
 VD: Tế bào mô phân sinh đỉnh ở thực vật có tốc độ phân chia lớn hơn so với các tế bào khác.
- Được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. (Nếu không thì điều gì sẽ xảy ra?)
3. Cơ chế:
a. Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Với 3 pha: 
+ G1: Tổng hợp các chất cần thiết cho sinh trưởng.
+ S: ADN nhân đôi dẫn tới NST nhân đôi, tạo thành NST kép gồm 2 chromatide (NST đơn) dính nhau qua tâm động.
+ G2: Tổng hợp các chất còn lại cho tế bào.
 ] Kết quả: Tạo nên tế bào con có bộ NST 2n kép.
b. Giai đoạn phân chia tế bào
Hình 7.2. Sơ đồ cơ chế Nguyên phân (tế bào động vật)
(A) Giai đoạn chuẩn bị.
(B) Kì đầu
(C) Kì giữa
(D) Kì sau
(EF) Kì cuối
 * Phân chia nhân
Các kì
Đặc điểm
NST
Kì đầu (B)
- NST bắt đầu co xoắn, màng nhân dần dần biến mất.
- Thoi phân bào dần xuất hiện.
2n kép
Kì giữa (C)
- Các NST co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và có hình thái đặc trưng.
2n kép
Kì sau (D)
- Dây tơ vô sắc kéo, tách mỗi NST kép ở tâm động thành 2 NST đơn về 2 cực của TB.
4n đơn
Kì cuối (EF)
- NST dãn xoắn, màng nhân và nhân con tái xuất hiện.
2n đơn
 * Phân chia tế bào chất
 - Tế bào động vật: Màng tế bào thắt lại ở mặt phẳng xích đạo, chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
- Tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo, chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
] Kết quả: Hình thành nên 2 tế bào con đều có 2n NST đơn giống hệt nhau và giống hệt mẹ.
Hình 7.3 Quá trình phân chia tế bào chất
4. Ý nghĩa
 - Ý nghĩa sinh học
 + Ở sinh vật nhân thực đơn bào, nhân thực đa bào bậc thấp: Đây là cơ chế sinh sản.
 + Ở sinh vật nhân thực đa bào bậc cao: 
 . Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
 . Giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.
 . Là cơ chế hình thức sinh sản vô tính ở một số loài, tạo ra các cá thể có kiểu gene giống nhau và giống mẹ.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Nhân giống: 
. Giâm, chiết, ghép cành,
. Nuôi cấy mô, cấy truyền phôi, nhân bản vô tính.
Þ Nhân nhanh một giống tốt với độ đồng đều cao bởi tất cả các cây con được tạo ra đều giống hệt nhau và giống hệt mẹ.
Hình 7.4. Chiết cành
	+ Thẩm mĩ, chữa bệnh: Cấy da (Ví dụ Michael Jackson) hoặc nuôi cấy tế bào gốc để hướng tới tạo ra các cơ quan bộ phận, trên cơ sở đó thay thế các cơ quan bị hỏng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_18_chu_ki_te_bao_va_qua_trinh_ng.doc